Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh để làm nổi bật tinh thần thép hoặc nét cổ hiện đại
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 125.44 KB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Chiều tối là bài thơ được viết trong thời điểm gần kết thúc của một chuyến chuyển lao. Bài thơ là một bức tranh vẽ cảnh chiều tối nơi núi rừng- cảnh đẹp bởi nó ánh lên sự sống ấm áp của con người. Qua đó, bộc lộ một tâm hồn thi nhân nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên, một tấm lòng nhân hậu đối với con người, một phong thái ung dung luôn hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai. Hay nói đúng hơn đây là một thực thể của sự kết hợp hài hoà giữa màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh để làm nổi bật tinh thần thép hoặc nét cổ hiện đạiPhân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh để làm nổi bật tinh thần thép hoặc nét cổ điển hiện đại.Xưa nay viết về chiều muộn vốn là nguồn cảm hứng không vơi cạn của văn chương nghệthuật. Khó có thể kể hết những bức tranh chiều, những bản nhạc chiều , những áng thơchiều mà các nghệ sĩ, tao nhân đã để lại cho đời sống con người. Về mặt này, Hồ ChíMinh trong tư cách một nhà thơ cũng không phải là ngoại lệ. Có thể thấy ngay từ tập thơNhật Kí Trong Tù, trái tim của thi nhân ấy đã không chỉ một lần rung động trước vẻ gợicảm của buổi chiều hôm để viết ra những vần thơ mà còn được nhiều người nhớ mãi như“ Vãn chiều hôm”, “ Hoàng hôn” ,.. Song trước tất cả và quen thuộc hơn tất cả những bàithơ chúng ta vừa kể đến vẫn phải là bài thơ mà chúng ta sẽ tìm hiểu dưới đây : “Mộ” (chiều tối).Quyện điểu qui lâm tầm túc thụCô vân mạn mạn độ thiên khôngSơn thôn thiếu nữ ma bao túcBao túc ma hoàn lô dĩ hồng( Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủChòm mây trôi nhẹ giữa từng khôngCô em xóm núi xay ngô tốiXay hết lò than đã rực hồng. )“ Chiều tối “ là một bài thơ viết về những vẻ đẹp của buổi chiều hôm, nhưng điều lý thúlà trong hai câu thơ đầu tiên cũng như cả bài thơ lại không dùng đến một chữ “ chiều “nào. Vậy mà cảnh chiều và hồn chiều vẫn hiện lên rất rõ, rất đẹp và đầy vẻ gợi cảm. Nhàthơ chỉ vờn vẽ lên một vài nét tiêu sơ, gợi nên hình ảnh cánh chim chiều về tổ hay mộtchòm mây, áng mây chầm chậm trôi ngang qua bầu trời. Ít nét thế thôi song lại là nhữngnét rất tiêu biểu cho những thời khắc cuối cùng của ban ngày, trước khi bóng tối buôngmàn xuống vạn vật. Từ những câu thơ cuối cùng lan toả ra một cảm giác nhẹ nhàng , manmác bâng khuâng của buổi chiều hôm khi mà mọi vật dần đi vào trạng thái nghỉ ngơi. Đócó thể là một buổi chiều thực mà Bác đã gặp và ghi lại trong một cuộc chuyển giao từ nhàlao này sang nhà lao khác. Nhưng cũng không thể không thấy rằng buổi chiều ấy cònmang một vẻ đẹp đã trở nên vĩnh hằng của những buổi chiều mà hình sắc còn đọng lạitrong những câu thơ cổ mà ở đó vẫn đi về không ít những “ quyện điểu “ với “ cô vân”.Chim hôm thoi thót về rừng /Đóa trà mi đã ngậm trăng nửa vành ( Nguyễn Du), Ngànmai gió cuốn chim bay mỏi ( Bà Huyện Thanh Quan) hay như : Chúng điểu cao phitận/ Cô vân độc khứ nhàn (Lý Bạch ) Và như thế, những dòng thơ đầu tiên hình như đãlàm cho bài thơ “ Chiều tối “ của Bác đã nhuốm một phong vị cổ điển. Cảm xúc bài thơvì thế mà càng trở nên mênh mang hơn, không chỉ trong không gian mà còn cả ở thờigian.Những xúc cảm như thế đã được nhà thơ gửi gắm vào hai câu thơ về chiều hôm đó.Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không Có nhiều người chorằng những dòng thơ ẩn chứa một nỗi buồn kín đáo và thấm thía của một người tù trêncon đường đày ải đang thấm một nỗi xót xa khi thấy những cánh chim chiều cũng tìm rachốn ngủ, những đám mây cũng lững lờ nghỉ ngơi trên bầu trời bao la. Trong khi đó,người tù vẫn bị xiềng xích, trói buộc chẳng bằng cánh chim nọ, áng mây kia vì chiều đãsắp hết rồi mà mình vẫn không có nổi một chốn dừng chân. Mặt khác, cũng có một cáchhiểu dường như hoàn toàn ngược lại. Theo đó, có thể thấy đây là hai dòng thơ của mộttâm hồn đã vượt lên trên cảnh ngục tù, xiềng xích và trói buộc để lưu luyến, dõi nhìn theomột cánh chim , một áng mây chiều để cảm thấy tim mình xao xuyến một tình cảm rấtngười, cho dù đang phải sống một cuộc sống “ khác loài”. Nên chăng ta hãy hiểu theomột cách hiểu được nhiều người ủng hộ nhất, cách hiểu thứ hai. Song hiểu theo cách nàotrong hai cách trên, chúng ta vẫn tìm thấy ở đó một chân dung tinh thần của một chủ tịchHồ Chí Minh thi sĩ, một con người yêu tha thiết vẻ đẹp của thiên nhiên , đất trời và cuộcsống. Đó là một con người dù trong hoàn cảnh nào cũng vẫn không để mất đi dù chỉ mộtmảy may tình yêu cái đẹp, khả năng rung cảm trước cuộc đời, một con người sống trọnvẹn cuộc sống con người, dù trong hoàn cảnh có khác loài người. Cũng như nhiều bài thơkhác trong “ Nhật kí trong tù “, “ Chiều tối “ biểu hiện một cảm nhận của tác giả về cuộcsống luôn có sự vận động, phát triển, chảy trôi. Chúng ta có thể thấy điều ấy khi đối chiếuhai câu đầu với hai câu cuối của bài thơ.Nét cổ điển thấy rõ qua việc tác giả vẽ lên không gian buổi chiều với những thi liệu quenthuộc: cánh chim, chòm mây, bầu trời... bên cạnh đó là thể thơ thất ngôn đường luật cùngnghệ thuật tả cảnh ngụ tình đã giúp cho thi nhân phát triển ý đồ nghệ thuật của mình. Néthiện đại: tất cả được vẽ nên thơ qua tình cảm bao la của Bác. Ví dụ: cánh chim trong thơcổ thường xuất hiện và bay hút vào vũ trụ, là cánh chim phiêu dạt, vô định trước bầutrời... thì trong thơ Bác cánh chim rất gần gũi với con người. Bác thấy được trong cánhchim chiều muộn bay về tìm chốn dừng chân là c ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh để làm nổi bật tinh thần thép hoặc nét cổ hiện đạiPhân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh để làm nổi bật tinh thần thép hoặc nét cổ điển hiện đại.Xưa nay viết về chiều muộn vốn là nguồn cảm hứng không vơi cạn của văn chương nghệthuật. Khó có thể kể hết những bức tranh chiều, những bản nhạc chiều , những áng thơchiều mà các nghệ sĩ, tao nhân đã để lại cho đời sống con người. Về mặt này, Hồ ChíMinh trong tư cách một nhà thơ cũng không phải là ngoại lệ. Có thể thấy ngay từ tập thơNhật Kí Trong Tù, trái tim của thi nhân ấy đã không chỉ một lần rung động trước vẻ gợicảm của buổi chiều hôm để viết ra những vần thơ mà còn được nhiều người nhớ mãi như“ Vãn chiều hôm”, “ Hoàng hôn” ,.. Song trước tất cả và quen thuộc hơn tất cả những bàithơ chúng ta vừa kể đến vẫn phải là bài thơ mà chúng ta sẽ tìm hiểu dưới đây : “Mộ” (chiều tối).Quyện điểu qui lâm tầm túc thụCô vân mạn mạn độ thiên khôngSơn thôn thiếu nữ ma bao túcBao túc ma hoàn lô dĩ hồng( Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủChòm mây trôi nhẹ giữa từng khôngCô em xóm núi xay ngô tốiXay hết lò than đã rực hồng. )“ Chiều tối “ là một bài thơ viết về những vẻ đẹp của buổi chiều hôm, nhưng điều lý thúlà trong hai câu thơ đầu tiên cũng như cả bài thơ lại không dùng đến một chữ “ chiều “nào. Vậy mà cảnh chiều và hồn chiều vẫn hiện lên rất rõ, rất đẹp và đầy vẻ gợi cảm. Nhàthơ chỉ vờn vẽ lên một vài nét tiêu sơ, gợi nên hình ảnh cánh chim chiều về tổ hay mộtchòm mây, áng mây chầm chậm trôi ngang qua bầu trời. Ít nét thế thôi song lại là nhữngnét rất tiêu biểu cho những thời khắc cuối cùng của ban ngày, trước khi bóng tối buôngmàn xuống vạn vật. Từ những câu thơ cuối cùng lan toả ra một cảm giác nhẹ nhàng , manmác bâng khuâng của buổi chiều hôm khi mà mọi vật dần đi vào trạng thái nghỉ ngơi. Đócó thể là một buổi chiều thực mà Bác đã gặp và ghi lại trong một cuộc chuyển giao từ nhàlao này sang nhà lao khác. Nhưng cũng không thể không thấy rằng buổi chiều ấy cònmang một vẻ đẹp đã trở nên vĩnh hằng của những buổi chiều mà hình sắc còn đọng lạitrong những câu thơ cổ mà ở đó vẫn đi về không ít những “ quyện điểu “ với “ cô vân”.Chim hôm thoi thót về rừng /Đóa trà mi đã ngậm trăng nửa vành ( Nguyễn Du), Ngànmai gió cuốn chim bay mỏi ( Bà Huyện Thanh Quan) hay như : Chúng điểu cao phitận/ Cô vân độc khứ nhàn (Lý Bạch ) Và như thế, những dòng thơ đầu tiên hình như đãlàm cho bài thơ “ Chiều tối “ của Bác đã nhuốm một phong vị cổ điển. Cảm xúc bài thơvì thế mà càng trở nên mênh mang hơn, không chỉ trong không gian mà còn cả ở thờigian.Những xúc cảm như thế đã được nhà thơ gửi gắm vào hai câu thơ về chiều hôm đó.Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không Có nhiều người chorằng những dòng thơ ẩn chứa một nỗi buồn kín đáo và thấm thía của một người tù trêncon đường đày ải đang thấm một nỗi xót xa khi thấy những cánh chim chiều cũng tìm rachốn ngủ, những đám mây cũng lững lờ nghỉ ngơi trên bầu trời bao la. Trong khi đó,người tù vẫn bị xiềng xích, trói buộc chẳng bằng cánh chim nọ, áng mây kia vì chiều đãsắp hết rồi mà mình vẫn không có nổi một chốn dừng chân. Mặt khác, cũng có một cáchhiểu dường như hoàn toàn ngược lại. Theo đó, có thể thấy đây là hai dòng thơ của mộttâm hồn đã vượt lên trên cảnh ngục tù, xiềng xích và trói buộc để lưu luyến, dõi nhìn theomột cánh chim , một áng mây chiều để cảm thấy tim mình xao xuyến một tình cảm rấtngười, cho dù đang phải sống một cuộc sống “ khác loài”. Nên chăng ta hãy hiểu theomột cách hiểu được nhiều người ủng hộ nhất, cách hiểu thứ hai. Song hiểu theo cách nàotrong hai cách trên, chúng ta vẫn tìm thấy ở đó một chân dung tinh thần của một chủ tịchHồ Chí Minh thi sĩ, một con người yêu tha thiết vẻ đẹp của thiên nhiên , đất trời và cuộcsống. Đó là một con người dù trong hoàn cảnh nào cũng vẫn không để mất đi dù chỉ mộtmảy may tình yêu cái đẹp, khả năng rung cảm trước cuộc đời, một con người sống trọnvẹn cuộc sống con người, dù trong hoàn cảnh có khác loài người. Cũng như nhiều bài thơkhác trong “ Nhật kí trong tù “, “ Chiều tối “ biểu hiện một cảm nhận của tác giả về cuộcsống luôn có sự vận động, phát triển, chảy trôi. Chúng ta có thể thấy điều ấy khi đối chiếuhai câu đầu với hai câu cuối của bài thơ.Nét cổ điển thấy rõ qua việc tác giả vẽ lên không gian buổi chiều với những thi liệu quenthuộc: cánh chim, chòm mây, bầu trời... bên cạnh đó là thể thơ thất ngôn đường luật cùngnghệ thuật tả cảnh ngụ tình đã giúp cho thi nhân phát triển ý đồ nghệ thuật của mình. Néthiện đại: tất cả được vẽ nên thơ qua tình cảm bao la của Bác. Ví dụ: cánh chim trong thơcổ thường xuất hiện và bay hút vào vũ trụ, là cánh chim phiêu dạt, vô định trước bầutrời... thì trong thơ Bác cánh chim rất gần gũi với con người. Bác thấy được trong cánhchim chiều muộn bay về tìm chốn dừng chân là c ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Chiều tối của Hồ Chí Minh Văn mẫu lớp 12 Ngữ văn lớp 12 Tác giả Hồ Chí Minh Tinh thần thépTài liệu liên quan:
-
Văn mẫu lớp 12: Phân tích nhân vật thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài
7 trang 317 0 0 -
Nghị luận xã hội chủ đề: Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ biết dành phần ai
2 trang 75 0 0 -
Văn mẫu lớp 12: Phân tích đặc sắc nghệ thuật trong Người lái đò Sông Đà
25 trang 60 0 0 -
Giáo án Ngữ văn lớp 12 bài: Rừng Xà Nu - Nguyễn Trung Thành
16 trang 54 0 0 -
Văn mẫu lớp 12: Phân tích hành động cởi trói của Mị trong Vợ chồng A Phủ
24 trang 53 0 0 -
Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội - Nguyễn Khải
10 trang 49 0 0 -
Phân tích đoạn trích Ông già và biển cả của nhà văn Hê-Minh-Uê
23 trang 44 0 0 -
Phân tích tác phẩm Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài
21 trang 41 0 0 -
Phân tích tác phẩm Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành
21 trang 36 0 0 -
Những nét chính về sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh
5 trang 34 0 0