Danh mục

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hệ thống thông tin kế toán

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 635.32 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu này nhằm mục đích xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Tp. HCM. Thông qua việc thu thập thông tin thứ cấp, bảng phỏng vấn được xây dựng dựa trên trên thang đo Likert 5 điểm, sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha để kiểm định độ tin cậy của thang đo, tiếp đến, phân tích nhân tố khám phá được sử dụng nhằm loại bỏ các nhân tố không ảnh hưởng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hệ thống thông tin kế toán Kỷ yếu kỷ niệm 35 năm thành lập Trường ĐH ng nghiệp Th c ph m T h inh -2017) PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN Phạm Anh Tuấn Trường Đại học ng nghiệp Th c ph m Tp. HCM Email: tuanpa@cntp.edu.vn Ngày nhận bài: 10/05/2017; Ngày chấp nhận đăng: 30/08/2017 TÓM TẮT Nghiên cứu này nhằm mục đích xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Tp. HCM. Thông qua việc thu thập thông tin thứ cấp, bảng phỏng vấn được xây dựng dựa trên trên thang đo Likert 5 điểm, sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha để kiểm định độ tin cậy của thang đo, tiếp đến, phân tích nhân tố khám phá được sử dụng nhằm loại bỏ các nhân tố không ảnh hưởng. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có 4 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hệ thống, gồm: (1) Phần cứng máy tính, (2) Tính linh hoạt của phần mềm, (3) Tính hợp lý của phần mềm và (4) Thông tin đầu ra. Từ khóa: Hệ thống thông tin, Hệ thống thông tin kế toán, Hiệu quả của hệ thống thông tin. 1. MỞ ĐẦU Một vấn đề thường gặp khi tiến hành tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) hiện nay là nhu cầu tin học hóa công tác kế toán rất lớn, nhưng những người thực hiện không biết làm sao và làm như thế nào để có được một phần mềm đáp ứng yêu cầu hay để triển khai một hệ thống kế toán bằng máy tính sao cho có hiệu quả. Bên cạnh đó, việc đầu tư trang thiết bị cho hệ thống cũng không nhỏ, đó là chưa kể đến nhân sự để “vận hành” hệ thống. Do vậy, ít doanh nghiệp (DN) nào có khả năng hoặc dám đầu tư cho việc này. Vì vậy, giải pháp hiện nay các DN thường dùng là thuê các kế toán viên có nghiệp vụ giỏi làm ngoài giờ hoặc thuê những người có trình độ thấp với chi phí có thể chấp nhận được. Hệ quả tất yếu là DN có một hệ thống kế toán manh mún, hoạt động kém hiệu quả và thông tin cung cấp không kịp thời để ra quyết định. Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, việc chậm hoặc không có thông tin sẽ dẫn đến việc nhà quản trị đưa ra những quyết định thiếu chính xác và sai lầm. Vậy làm thế nào để đáp ứng thông tin kịp thời và chính xác cho nhà quản trị ra quyết định? Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước cho rằng cần tổ chức một hệ thống thông tin kế toán (HTTTKT) có hiệu quả cho DN. Khi đã có được một HTTTKT đạt hiệu quả thì không những giải quyết được vấn đề về xử lý và cung cấp thông tin nhanh chóng, kịp thời và chính xác mà còn làm tăng năng suất lao động của bộ máy kế toán, tạo cơ sở để tinh giản bộ máy, nâng cao hiệu quả của các hoạt động và làm cơ sở đưa ra các quyết định để đạt được các mục tiêu đã đề ra. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích nhận dạng và đo lường tầm quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của HTTTKT, cụ thể là: các nhân tố liên quan đến phần cứng, các nhân tố liên quan đến phần mềm và các nhân tố liên quan đến thông tin đầu ra. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Tổ chức hệ thống thông tin kế toán trên máy tính HTTTKT là hệ thống thu thập, ghi chép, phân loại, tổng kết thông tin nhằm giúp các nhà quản lý 276 hân t ch các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hệ thống th ng tin kế toán thực hiện hoạch định, kiểm soát và đánh giá [1]; HTTTKT là một hệ thống được thiết kế trên máy tính để thực hiện các chức năng của kế toán là cung cấp các thông tin cho người sử dụng. Nó xử lý dữ liệu và các giao dịch để cung cấp cho người sử dụng với thông tin mà họ cần để lên kế hoạch, kiểm soát và điều hành hoạt động kinh doanh [2]; Máy tính thực hiện chức năng nhập và lưu trữ các thông tin kế toán, phân loại và sắp xếp chúng, thực hiện các quá trình tính toán và lập báo cáo từ các thông tin đó một cách nhanh chóng, thông qua một chương trình phần mềm đã được thiết kế và lập trình sẵn [3]. Tất cả các phần mềm ứng dụng (MS Excel, Visual FoxPro, MS Access, SQL Server, Oracle, SAP,…) đều có thể ứng dụng làm công tác kế toán cho bất kỳ doanh nghiệp nào đang sử dụng các hình thức sổ kế toán như: chứng từ ghi sổ, nhật ký chung, nhật ký – sổ cái hoặc nhật ký – chứng từ. Do đó, doanh nghiệp có thể căn cứ vào điều kiện thực tế về quy mô, đặc điểm sản xuất kinh doanh và trình độ của nhân viên để quyết định sử dụng phần mềm và hình thức sổ kế toán nào cho phù hợp; Phải thiết lập hệ thống mã hóa các tài khoản và các đối tượng kế toán chi tiết thống nhất cho toàn doanh nghiệp; Phải chọn lựa phương pháp để nhập dữ liệu kế toán (nhập liệu khi lập chứng từ gốc, nhập liệu khi chấm dứt quá trình luân chuyển chứng từ, tức là nhập liệu vào bảng tính. Bất kỳ nhập liệu theo phương pháp nào cũng phải thiết lập cho được cơ sở dữ liệu – nơi chứa toàn bộ thông tin kế toán của doanh nghiệp; Khi đã có cơ sở dữ liệu, các báo cáo tài chính và báo cáo quản trị được truy xuất ra một cách dễ dàng [4]. 2.2. Cơ sở lý thuyết Một HTTTKT có hiệu quả khi nó đạt được bốn mục tiêu sau: (1) Đáp ứng nhu cầu thông tin của DN. Đây là tiêu chuẩn quan trọng nhất đánh giá sự thành công của một hệ thống kế toán, (2) cung cấp thông tin kịp thời và chính xác, (3) thời gian phát triển hệ thống phải hợp lý. Thời gian phát triển hệ thống quá dài sẽ làm cho chi phí quá lớn và không tương xứng với hiệu quả mà nó mang lại và (4) Người sử dụng hài lòng với hệ thống. Thông thường, người sử dụng đánh giá mức độ hài lòng với hệ thống qua vấn đề về cung cấp thông tin (sự phù hợp, kịp thời, chính xác của thông tin) và vấn đề về sử dụng, thao tác với hệ thống để xử lí dữ liệu lấy thông tin [5]. Theo E.M Awad, sử dụng các tiêu chuẩn tổng quát sau đây để đánh giá hiệu quả của một hệ thống thông tin: (1) Sản phẩm thông tin đầu ra, (2) Thời gian đáp ứng yêu cầu về thông tin, (3) Độ an toàn tin cậy của thông tin, (4) Khả năng xử lý một khối lượng thông tin và (5) Tài liệu hướng dẫn cụ thể, rõ ràng. Trong thực tế, người ta thường dùng một hệ thống các chỉ tiêu cụ thể để đánh giá, gồm: (1) Phần cứng, (2) Phần mềm và (3) Chất lượng của dịch vụ thông tin trong hệ thống xử lí thông tin kin ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: