Danh mục

Phân tích các nhân tố tác động đến sự phát triển của các khu kinh tế ở Việt Nam

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 193.09 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích của nghiên cứu nhằm đề xuất mô hình lý thuyết và thực tiễn về mối quan hệ giữa các nhân tố tác động đến sự phát triển của các Khu kinh tế ở Việt Nam. Nghiên cứu xác định mô hình lý thuyết dựa vào 4 nhóm nhân tố: Chính sách tài chính của Nhà nước đối với các khu; Mức độ quy hoạch của các khu; Điều kiện văn hóa, giáo dục, tiện ích tại các khu; Năng lực của Ban quản lý của các khu. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân tích các nhân tố tác động đến sự phát triển của các khu kinh tế ở Việt Nam PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC KHU KINH TẾ Ở VIỆT NAM ANALYZE ACTORS FOR ECONOMIC DEVELOPMENT IN VIETNAM TS. Vũ Duy Nguyên Học viện Tài chính Tóm tắt Mục đích của nghiên cứu nhằm đề xuất mô hình lý thuyết và thực tiễn về mối quan hệ giữa các nhân tố tác động đến sự phát triển của các Khu kinh tế ở Việt Nam. Nghiên cứu xác định mô hình lý thuyết dựa vào 4 nhóm nhân tố: (i) Chính sách tài chính của Nhà nước đối với các khu; (ii) Mức độ quy hoạch của các khu; (iii) Điều kiện văn hóa, giáo dục, tiện ích tại các khu; (iv) Năng lực của Ban quản lý của các khu. Nghiên cứu đã thực hiện khảo sát với Ban quản lý của 54 Khu kinh tế thuộc 5 loại hình khu kinh tế ven biển, khu kinh tế cửa khẩu, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và khu chế xuất. Phương pháp phân tích được sử dụng gồm phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích tương quan và hồi quy tuyến tính đa biến. Kết quả nghiên cứu cho thấy hai nhóm nhân tố: Chính sách tài chính của Nhà nước đối với các khu và Điều kiện văn hóa, giáo dục, tiện tích tại các khu có tác động trực tiếp và tích cực (+), có ý nghĩa về mặt thống kê đối với sự phát triển của các khu kinh tế. Bên cạnh đó, sự khác biệt về sự phát triển giữa các loại hình khu kinh tế cửa khẩu, khu kinh tế ven biển với loại hình khu công nghiệp cũng được làm rõ trong bài báo. Từ khóa: nhân tố, tác động, khu kinh tế ở Việt Nam Abstract The purpose of the study is to propose the theoretical and practical model of the relationship between factors affecting the development of the economic zones in Vietnam. The research determined theoretical model based on four factors: (i) the financial policy of the State to the economic zones; (ii) the level of the planning of the economic zones; (iii) cultural, educational, convenient conditions in the economic zones; (iv) the capacity of zone management boards. The research has conducted a survey with the management board of 54 economic zones including 5 types of coastal economic zones, border gate economic zones, hi-tech parks, industrial zones and export processing zones. The analytical methods used include reliability analysis Cronbach's alpha, exploratory factor analysis (EFA) and correlation analysis and multivariate linear regression. The research results showed that two factors: the financial policy of the State to the economic zones and the cultural, educational, convenient conditions in the economic zones directly and positively influence (+), with statistical significance to the development of the economic zones. Besides, there are differences in development between the border gate economic zones, coastal economic zones and industrial zones. Keywords: factors, impact, economic zones in Vietnam 751 1. Đặt vấn đề Tính đến tháng 6/2016, Viêt Nam có 313 khu công nghiệp, 5 khu chế xuất, 16 khu kinh tế ven biển, 28 khu kinh tế cửa khẩu và 3 khu Công nghệ cao. Các khu tuy có đặc điểm, vai trò khác nhau nhưng đều có mục tiêu chung là phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Các khu đã có những đóng góp quan trọng vào tăng trưởng và phát triển kinh tế như: thu hút vốn, công nghệ, phương pháp quản lý hiện đại, lao động trình độ cao từ đầu tư nước ngoài, tạo thêm nhiều việc làm, tăng giá trị sản xuất xuất khẩu, tăng thu ngân sách nhà nước và góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế địa phương, vùng và cả nước theo hướng công nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên, đa phần các khu vẫn chưa đạt được sự phát triển như kỳ vọng, đặc biệt là các khu kinh tế cửa khẩu và khu kinh tế ven biển. Vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, việc phân tích các nhân tố tác động đến sự phát triển của các khu kinh tế là quan trọng để có đầy đủ cơ sở khoa học và thực tiễn đề xuất giải pháp thúc đẩy sự phát triển của các khu kinh tế trong giai đoạn tới. 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1 Sự phát triển của khu kinh tế Khu kinh tế trong khuôn khổ bài nghiên cứu được hiểu là khu vực có không gian kinh tế, thương mại, dịch vụ riêng biệt, với môi trường đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư, có ranh giới địa lý xác định và được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục của Chính phủ quy định. Hình thức của khu kinh tế được thể hiện qua 5 loại hình cơ bản: khu kinh tế ven biển, khu kinh tế cửa khẩu, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và khu chế xuất. Sự phát triển của các khu kinh tế được xem xét cả về mặt số lượng và chất lượng và đã được đưa ra trong nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước. Các công trình nghiên cứu tiêu biểu của các tác giả như: (Bùi Tất Thắng, 2014), Xây dựng đặc khu kinh tế trong thời đại toàn cầu hóa; (Đặng Vũ Huân, 2016), Điều chỉnh pháp luật đối với đặc khu kinh tế ở Việt Nam - Nhu cầu và định hướng; (ADB, 2001), Eco-industrial Park Handbook for Asian Developing Countries; (WB, 2011), Special Economic Zones Progress, Emerging Challenges, and Future Directions. Trên cơ sở các nghiên cứu, tác giả tổng hợp 8 tiêu chí cơ bản tương ứng với 8 biến quan sát từ Q1 đến Q8 để đo lường sự phát triển của một khu kinh tế (biến phụ thuộc Y trong mô hình), như: Tỷ lệ lấp đầy của khu (Q1); Sự quan tâm và tham gia của các nhà đầu tư, doanh nghiệp lớn trên thế giới trong lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng (Q2); Tổng số việc làm mới của khu tạo ra (Q3); Tổng số thuế, phí, lệ phí đóng góp vào nguồn thu ngân sách địa phương (Q4); Trình độ công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp hoạt động trong Khu (Q5); Tỷ trọng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu thực tế so với quy hoạch của Khu (Q6); Mức độ đóng góp của Khu vào phát triển kinh tế, xã hội địa phương và phát triển tổng hợp của Vùng (Q7); Số lượng dự án ...

Tài liệu được xem nhiều: