Danh mục

Phân tích chương trình giáo dục phổ thông môn Khoa học tự nhiên 2018

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 623.66 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này phân tích các điểm mới trong chương trình, phương pháp tổ chức các hoạt động dạy học cũng như kiểm tra, đánh giá nhằm giúp giáo viên (GV) chuẩn bị để thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học các nội dung Hóa học thuộc môn KHTN trong giai đoạn sắp tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân tích chương trình giáo dục phổ thông môn Khoa học tự nhiên 2018Kỷ yếu hội thảo khoa học 133 PHÂN TÍCH CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 2018 Nguyễn Thị Diễm Hằng, Cao Cự Giác Trường Đại học Vinh Tóm tắt: Chương trình giáo dục phổ thông 2018 xác định môn Khoa học tự nhiên(KHTN) là môn học có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của họcsinh (HS), có vai trò nền tảng trong việc hình thành và phát triển thế giới quan khoahọc của HS cấp trung học cơ sở (THCS). Bài viết này phân tích các điểm mới trongchương trình, phương pháp tổ chức các hoạt động dạy học cũng như kiểm tra, đánh giánhằm giúp giáo viên (GV) chuẩn bị để thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học các nội dungHóa học thuộc môn KHTN trong giai đoạn sắp tới. 1. Đặt vấn đề Chương trình giáo dục phổ thông 2018 xây dựng môn KHTN là môn học bắt buộcnhằm hình thành và phát triển năng lực (NL) KHTN cho HS THCS. Môn KHTNđóng vai trò chủ đạo trong hình thành và phát triển thế giới quan khoa học, góp phầnhoàn thiện kiến thức, kĩ năng, phẩm chất để HS tiếp tục học lên trung học phổ thông,học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động. Để dạy học môn KHTN đạt kết quảtốt, GV dạy học môn KHTN cần được bồi dưỡng về phương pháp dạy học (PPDH);bồi dưỡng kiến thức chuyên môn để hiểu sâu các khái niệm, nguyên lí, quy luật vànắm vững các ứng dụng kiến thức trong thực tiễn; phương pháp kiểm tra, đánh giá kếtquả HS theo hướng phát triển phẩm chất, NL. 2. Quan điểm xây dựng chương trình giáo dục phổ thông môn Khoa học tự nhiên Môn KHTN được xây dựng và phát triển trên cơ sở tích hợp các mạch nội dungcủa khoa học vật lí, hóa học, sinh học và khoa học Trái Đất theo các nguyên lí của thếgiới tự nhiên, là nền tảng để HS lựa chọn học các môn Vật lí, Hoá học và Sinh họcở cấp THPT. Đối tượng nghiên cứu của KHTN là các sự vật, hiện tượng, quá trình,các thuộc tính cơ bản về sự tồn tại, vận động của thế giới tự nhiên. Chương trình mônKHTN được xây dựng dựa trên sự kết hợp của 3 trục cơ bản là: Chủ đề khoa học - Cácnguyên lí/ khái niệm chung của khoa học - Hình thành và phát triển năng lực. Trongđó, các nguyên lí/ khái niệm chung sẽ là vấn đề xuyên suốt, gắn kết các chủ đề khoahọc của chương trình. Chủ đề khoa học chủ yếu của chương trình môn KHTN gồm:Chất và sự biến đổi của chất, vật sống, năng lượng, Trái Đất và bầu trời [1]. Trong quátrình dạy học môn KHTN, GV không đi sâu mô tả chi tiết từng đối tượng mà tập trungcác quy luật, nguyên lí và vận dụng vào thực tiễn gần gũi trong đời sống. Trong nộidung hóa học các điểm mới của chương trình được thể hiện như sau: lựa chọn các kháiniệm cơ bản/ cốt lõi đi vào bản chất hóa học; lựa chọn các nguyên tố hóa học, các chấtcó nhiều ứng dụng trong thực tiễn; tăng tính quy luật, chú trọng phát triển năng lực tưduy của HS, giảm bớt mô tả; tăng tính thực hành trải nghiệm; sử dụng thuật ngữ hóahọc mới [2]. Ví dụ: Nghiên cứu nội dung kim loại, chương trình KHTN định hướngtập trung vào nghiên cứu các tính chất chung, quy luật chi phối các tính chất đó, ứng134 Kỷ yếu hội thảo khoa họcdụng của các tính chất đó trong thực tiễn cuộc sống. Không nghiên cứu các nguyên tốđơn lẻ nhôm, sắt, ... như chương trình hóa học lớp 9 hiện hành. 3. Một số điểm mới trong chương trình giáo dục phổ thông môn Khoa họctự nhiên Nội dung khoa học các chủ đề về chất và sự biến đổi của chất trong chương trìnhgiáo dục phổ thông mới không thay đổi nhiều so với chương trình hóa học THCS hiệnhành. Sự khác biệt chủ yếu là cách sắp xếp lại các mạch nội dung hợp lí hơn, phù hợpvới các nguyên lí phát triển của tự nhiên, giảm tải các kiến thức riêng lẻ, ít ứng dụngtrong thực tiễn [4]. Sau đây chúng tôi phân tích các điểm mới trong các chủ đề thuộclĩnh vực Hóa học trong chương trình môn KHTN. Các chủ đề về chất và sự biến đổi của chất được phân bố từ lớp 6 đến lớp 9 theocác mạch nội dung: Chất có ở xung quanh ta, cấu trúc của chất, chuyển hoá hoá họccác chất. Sử dụng thuật ngữ hóa học theo danh pháp IUPAC trên cơ sở các nguyên tắc khoahọc, thống nhất, hội nhập và thực tế. Lưu ý tên gọi của 13 nguyên tố thường gặp vàng,bạc, đồng, chì, sắt, nhôm, kẽm, lưu huỳnh, thiếc, nitơ, natri, kali và thủy ngân sử dụngtiếng Việt nhưng ghi chú thuật ngữ tiếng Anh trong ngoặc đơn, có thể sử dụng songsong 2 hệ thống danh pháp nhưng tên các hợp chất của chúng phải được gọi theo cáchgọi mới. Ví dụ: axit- acid, bazơ - base, oxit - oxide, hidroxit - hydroxide, clo - chlo-rine, iot - iodine, Zn - kẽm (zinc) nhưng ZnCl2 - zinc chloride ... Sử dụng khái niệm điều kiện cận chuẩn SATP (Standard Ambient Temperatureand Pressure) để xác định các đại lượng liên quan đến chất khí thay cho khái niệmđiều kiện tiêu chuẩn (Standard Temperature and Pressure - STP, p = 1,013 bar = 1atm, ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: