Danh mục

Phân tích một số tác động của hoạt động du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Cát Tiên

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.48 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thông qua việc nghiên cứu tiềm năng và những tác động của hoạt động du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Cát Tiên, tác giả đã phân tích được các hoạt động du lịch sinh thái thường xuyên gây ra những tác động tiêu cực đối với công tác bảo tồn thiên nhiên, cũng như trực tiếp gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân tích một số tác động của hoạt động du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Cát Tiên JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Interdisciplinary Sci., 2014, Vol. 59, No. 6, pp. 116-125 PHÂN TÍCH MỘT SỐ TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN Nguyễn Hoàng Hải Trường Phổ thông trung học Định Quán, Đồng Nai Tóm tắt. Thông qua việc nghiên cứu tiềm năng và những tác động của hoạt động du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Cát Tiên, tác giả đã phân tích được các hoạt động du lịch sinh thái thường xuyên gây ra những tác động tiêu cực đối với công tác bảo tồn thiên nhiên, cũng như trực tiếp gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn. Từ khóa: Cát Tiên, du lịch sinh thái, bảo tồn.1. Mở đầu Du lịch sinh thái (DLST) là một hoạt động du lịch khá mới ở Việt Nam [1, 2]. Nónhanh chóng được đón nhận và đưa vào hoạt động ở nhiều địa phương trong cả nước nhưlà một xu thế phát triển tất yếu của hoạt động du lịch trong giai đoạn hiện nay. Vai trò củahoạt động DLST đã quá rõ ràng nhưng những tác động tiêu cực của nó đến cảnh quan vàcác hệ sinh thái nơi diễn ra các hoạt động này cũng vô cùng to lớn nếu chúng ta không cóđược cách tiếp cận tổng hợp và toàn diện. Việc tổ chức các hoạt động DLST ở nước ta thờigian qua nhìn chung vẫn còn mang tính bột phát và cục bộ nên hiệu quả thực sự của nóvẫn chưa cao, chưa xứng với tiềm năng của cả nước. Không chỉ ở vườn quốc gia (VQG)Cát Tiên mà hầu hết tại các VQG khác như Cúc Phương, Côn Đảo. . . hoạt động du lịchsinh thái cũng đã được đưa vào khai thác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Tuynhiên, cho đến nay vẫn còn ít các công trình nghiên cứu chuyên sâu về tổ chức các hoạtđộng DLST dành riêng cho hệ thống các vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiêntrên phạm vi cả nước. Chính vì thế, việc nghiên cứu đánh giá đúng những tác động củahoạt động du lịch sinh thái từ đó đề ra các định hướng đúng đắn nhằm khai thác hợp línguồn tài nguyên để phát triển DLST ở VQG Cát Tiên là việc làm cần thiết [8, 9, 10].Ngày nhận bài: 2/1/2013. Ngày nhận đăng: 10/5/2014Liên hệ: Nguyễn Hoàng Hải, e-mail: nguyenhoanghai2203@yahoo.com.vn116 Phân tích một số tác động của hoạt động du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Cát Tiên2. Nội dung nghiên cứu2.1. Tổng quan về vườn quốc gia Cát Tiên2.1.1. Vị trí địa lí và lãnh thổ VQG Cát Tiên có tọa độ: 11◦ 20’50”B – 11◦ 50’20”B và từ 107◦ 09’05”Đ – 107◦ 35’20”Đ.Nằm trên địa bàn 4 tỉnh là Đắk Nông, Bình Phước, Lâm Đồng và Đồng Nai. Vườn có tổngdiện tích tự nhiên là 323.365 ha, riêng vùng trung tâm có 71.920 ha nằm trên địa bàn 3tỉnh là Lâm Đồng (27.850 ha), Bình Phước (4.443 ha) và thuộc Đồng Nai có 39.627 ha.Phần diện tích vùng đệm trải rộng trên địa bàn 36 xã và thị trấn của cả 4 tỉnh giáp giớixung quanh. Hình 1. Bản đồ vườn quốc gia Cát Tiên2.1.2. Khí hậu Khí hậu ở VQG Cát Tiên mang tính chất của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Trongnăm chia làm 2 mùa mưa khô rõ rệt, mùa mưa bắt đầu từ khoảng tháng 5 đến tháng 10,lượng mưa tập trung cao điểm từ tháng 8-9 hàng năm. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đếntháng 4 năm sau, cao điểm mùa khô rơi vào khoảng từ tháng 1 đến tháng 3. 117 Nguyễn Hoàng Hải2.1.3. Đặc điểm dân cư Theo thống kê tổng hợp của VQG Nam Cát Tiên năm 2005, trong khu vực thuộcvùng lõi của vườn có 834 hộ với 3.947 nhân khẩu đang sinh sống. Thành phần dân tộcsống trong vùng lõi rất đa dạng, bao gồm cả các dân tộc thuộc các tỉnh phía Bắc như Tày(11,1%), Nùng (8,1%), H’Mông và các dân tộc bản địa như S’tiêng, Châu Ro, Châu Mạ.Trong số đó, người Kinh chiếm tỉ lệ lớn nhất với khoảng 67,1%. Nghề nghiệp chủ yếu củacư dân ở đây là canh tác nông nghiệp, riêng người Kinh ngoài làm nông, thường mở thêmcác dịch vụ cung cấp vật tư nông nghiệp, nhu yếu phẩm và thu mua các loại nông sản tạiđịa phương.2.1.4. Tài nguyên du lịch a. Hệ sinh thái - Khu hệ thực vật: Thành phần gồm các loài ưu thế thuộc họ sao dầu (Diptero-carpaceae), họ đậu (Fabaceae) và họ tử vi (Lythraceae). Cho đến nay VQG Cát Tiên đã xác định được 1.610 loài thuộc 724 chi, 162 họ vàphụ họ, 75 bộ thực vật bậc cao có mạch, với thành phần loài chiếm ưu thế thuộc họ saodầu (Dipterocarpaceae), họ đậu (Fabaceae) và họ tử vi (Lythraceae). Có thể kể tên một sốloài cây quý hiếm có tên trong sách đỏ như: gõ đỏ (Afzelia xylocarpa), gõ mật (Sindorasiamensis), cẩm lai Bà Rịa (Dalbergia bariensis), cẩm lai nam (D. cochinchinensis), cẩmlai vú (Dalbergia mammosa), giáng hương (Pterocarpus macrocarpus). - Khu hệ động vật: Hệ động vật của VQG Cát Tiên rất phong phú và đa dạng vớinhiều loài đặc trưng của vùng Đông Trường Sơn và Tây Nguyên. + Thú: gồm 113 loài thuộc 38 họ, 1 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: