Danh mục

Phân tích ngành Môi trường

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 203.08 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tài liệu Phân tích ngành Môi trường dưới đây là một bản phân tích về ngành nghề Môi trường ở Việt Nam. Nó cho các bạn một cái nhìn toàn cảnh về môi trường hiện nay, xu thế phát triển ngành. Hơn nữa, nó cũng sẽ giúp ích trong việc tìm ra định hướng nghề nghiệp cho không chỉ những người đang học môi trường, mà còn cho những bạn muốn tìm hiểu thêm về ngành môi trường.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân tích ngành Môi trường PHÂN TÍCH NGÀNH MÔI TRƯỜNG I. Mô hình, cấu trúc ngành: 1. Các công ty hoạt động trong lĩnh vực này: - Công ty TNHH / Cổ phần: Thuận Lâm Phát, Môi Trường Việt Nam, Môi Trường CCEP… - Công ty Quốc Doanh: Công ty môi trường Đô Thị, Tổng công ty Tài Nguyên và Môi Trường Việt Nam… - Một mảng trong các công ty lớn: Mảng môi trường công ty xây dựng An Phong, Mảng môi trường tập đoàn Siemen, mảng môi trường tập đoàn GE… - Trung tâm nghiên cứu: Viện Công nghệ môi trường, Viện Môi trường và tài nguyên… - Xu hướng dịch chuyển ngành: Nhà nước phê duyệt đề án “Phát triển ngành công nghiệp môi trường Việt Nam” có mục tiêu tổng quát là phát triển ngành công nghiệp môi trường thành một ngành công nghiệp có khả năng cung cấp các công nghệ, thiết bị, dịch vụ, sản phẩm môi trường phục vụ yêu cầu bảo vệ môi trường (từ trước đến nay, ngành Môi trường chưa được xem là một ngành công nghiệp, mà chỉ được xem là một ngành dịch vụ). 2. Các phân ngành: Phân loại theo các loại hình cung cấp dịch vụ, ngành Môi trường bao gồm các doanh nghiệp: - Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ xử lý chất thải (rắn lỏng, khí); - Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tư vấn: tư vấn thiết kế, lập báo cáo tác động môi trường, tư vấn đào tạo, chuyển giao công nghệ, tư vấn đầu tư…); - Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng các công trình xử lý ô nhiễm, bãi chôn lấp, lưu dữ chất thải, trung chuyển chất thải…; - Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vệ sinh môi trường: quét dọn, vệ sinh, làm sạch, thu gom, vận chuyển rác thải, làm sạch công nghiệp, thông hút hầm cầu; - Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thiết bị vật tư, hoá chất phục vụ ngành môi trường; - Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ứng cứu sự cố môi trường; 3. Xu hướng phát triển ngành: - Từ trước đến nay, ngành Môi trường phát triển, nhưng chưa thực sự nổi bật, và bước vào thời kì phát triển thịnh vượng; Cho đến năm 2009, khi Nhà nước định hướng ngành Môi Trường sẽ trở thành 1 ngành Công Nghiệp, thì mới bắt đầu có những chính sách để phát triển ngành này. Cụ thể, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp môi trường được hưởng các chính sách ưu đãi cao nhất về đất đai, vốn, thuế theo quy định của pháp luật. Thu hút và có chính sách ưu đãi đối với chuyên gia nước ngoài, nhất là người Việt Nam ở nước ngoài tham gia vào việc phát triển ngành công nghiệp môi trường. 4. Giá trị mang lại cho thị trường: - Giúp hạn chế các thảm họa môi trường đang ảnh hưởng đến toàn bộ sự phát triển của loài người như các vấn đề về biến đổi khí hậu, suy thoái môi trường đất, nước, không khí, tuyệt chủng các loài sinh vật… Do vậy, nghiên cứu về môi trường góp phần đưa xã hội hướng đến phát triển bền vững. 5. Cấu trúc Frontline – Backend: - Front – line: Nhà khoa học Môi trường, Kĩ sư Môi trường, nhà sinh thái Môi trường, hoạt động trong các tổ chức Phi chính phủ về môi trường… - Back – end: Các cơ quan, quản lý về môi trường, quản lý hệ thống xử lý Môi trường trong các nhà máy, xí nghiệp… 6. Hình ảnh điển hình: - Người làm ngành này cần có tình yêu thiên nhiên, yêu môi trường; Có kiến thức rộng trong nhiều lĩnh vực như Hoá học, Địa chất, Sinh học… - Làm nghề Môi trường thì việc phải hoàn thành nhiều bài nghiên cứu, vô số chuyến đi khảo sát, do vậy, sự năng động, nhiệt tình, sáng tạo là rất cần thiết để đưa ra giải pháp cho các vấn đề môi trường. - Do nghiêng về hướng nghiên cứu, phân tích môi trường. Nên sự tỉ mỉ, cẩn trọng trong công việc là rất cần thiết để phân tích, đưa ra các số liệu chính xác. - Khả năng làm việc tập thể, thuyết trình cũng cần thiết, vì các nhà môi trường thường chỉ có kiến thức rộng, chứ không sâu. Do vậy, việc làm việc chung với các nhá Hoá học, nhà nghiên cứu Địa chất là rất thường xuyên. II. Phân tích công ty: ASIATECH - Lĩnh vực hoạt động: tư vấn thiết kế, lập báo cáo tác động môi trường, tư vấn đào tạo, chuyển giao công nghệ, tư vấn đầu tư. Khi một đơn vị cần xử lý các chất thải phát sinh từ nhà máy của họ, Asiatech là đơn vị sẽ tư vấn, thiết kế, và xây dựng các công trình xử lý chất thảo này. - Chiến lược phát triển: Asiatech hướng tới mục tiêu thuyết phục khách hàng bằng các công nghệ mới, xử lý triệt để các chất thải. Do vậy, Asiatech không ngừng cải tiến kỹ thuật - công nghệ của mình phù hợp với yêu cầu chất lượng của các tổ chức Quốc tế trong và ngoài nước. Asiatech chủ động liên kết, chuyển giao công nghệ với các tổ chức trong và ngoài nước: BOSMAN LTD (Trung Quốc), Simon Moos Maskinfabrik A/S (Đan Mạch), Đại Học bách Khoa ESIP, Poitiers (Pháp)… - Phương châm của Asiatech: CÙNG NHAU TẠO DỰNG MÔI TRƯỜNG XANH - SẠCH – ĐẸP  Am hiểu: Đội ngũ chuyên gia đầy kinh nghiệm thực tiễn và kiến thức sâu rộng v ...

Tài liệu được xem nhiều: