Danh mục

Phân tích quan điểm của Đảng lấy phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 403.45 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhằm giúp các bạn đang học môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình học tập và ôn thi, mời các bạn cùng tham khảo tài liệu "Phân tích quan điểm của Đảng lấy phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững". Hy vọng đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân tích quan điểm của Đảng lấy phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vữngPhân tích quan điểm của Đảng lấy phát huy nguồn lực con người làm yếutố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững Đại hội XI chỉ rõ:” Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất lànguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định đẩymạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyểnđổi mô hình tăng trưởng và là lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, bảo đảm cho pháttriển nhanh, hiệu quả và bền vững” 1. Trong các yếu tố tham gia vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, yếu tố con người luôn là yếu tố cơ bản: Để tăng trưởng kinh tế cần có 5 yếu tố chủ yếu là: vốn; khoa học và côngnghệ; con người; cơ cấu kinh tế; thể chế chính trị và quản lý nhà nước, trong đó conngười là yếu tố quyết định, bởi:  Trong các yếu tố đó, chỉ có con người có khả năng sáng tạo, sử dụng và tạo ra các yếu tố khác: Thứ nhất, yếu tố vốn là rất quan trọng. Tuy nhiên, yếu tố này chỉ ở dưới dạngtiềm năng, chúng chỉ phát huy tác dụng và có ý nghĩa tích cực khi con người biết sửdụng, khai thác chúng đúng mục đích và có hiệu quả cao. Thứ hai, khoa học, công nghệ là sản phẩm của trí tuệ con người; được pháttriển và áp dụng bởi con người. Khoa học và công nghệ càng phát triển thì conngười càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thứ ba, từ kinh nghiệm và thực tiễn cho thấy sự thành công của công nghiệphóa, hiện đại hóa phụ thuộc chủ yếu vào việc hoạch định chính sách, đường lối chủtrương cũng như tổ chức thực hiện.Điều này càng thể hiện vai trò quan trọng củayếu tố con người bởi chính sách, đường lối chủ chương là do con người đề ra vàcũng do con người tổ chức, thực hiện. Thứ tư, nguồn lực con người mà cốt lõi là trí tuệ là nguồn lực vô tận, có khảnăng tái sinh và tự sản sinh về mặt sinh học.  Sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa là sự nghiệp của toàn dân Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là sự nghiệp cách mạng trọng đại của nhân dânta, đất nước ta nhằm mục đích” dân giàu, nước mạnh,xã hội công bằng, dân chủ,văn minh”.Vì vậy, nó không phải là công việc riêng của một bộ phận, một giai cấpmà là sự nghiệp của toàn dân, do nhân dân thực hiện. Công nghiệp hóa, hiện đạihóa đòi hỏi phải huy động cao độ sức mạnh của toàn dân về mọi mặt: sức lao động,tiền vốn, trí tuệ, tài năng, kinh nghiệm, kỹ thuật … Qua đó, có thể thấy yếu tố con người là yếu tố cơ bản, quyết định trọng sựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta. Bởi vậy, trong Chiến lược pháttriển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2020, một trong năm quan điểm phát triểncủa Đảng ta là “Mở rộng dân chủ, phát huy tối đa nhân tố con người; coi con ngườilà chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển” 2. Vấn đề phát huy nguồn lực con người: Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2020 xác định pháttriển nhanh nguồn nhân lực là một trong 3 khâu đột phá chiến lược. Để làm đượcđiều đó cần phải: - Quan tâm đến giáo dục, đào tào để nâng cao giá trị của nguồn lực con người: Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo nhu cầu phát triển củaxã hội; nâng cao chất lượng theo yêu cầu chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dânchủ hoá và hội nhập quốc tế. Đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và điềukiện cho mọi công dân được học tập suốt đời. Đặc biệt coi trọng phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, đội ngũchuyên gia, quản trị doanh nghiệp giỏi, lao động lành nghề và cán bộ khoa học,công nghệ đầu đàn. Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đa dạng, đa tầng củacông nghệ và trình độ phát triển của các lĩnh vực, ngành nghề. Chú trọng phát hiện,bồi dưỡng, phát huy nhân tài; đào tạo nhân lực cho phát triển kinh tế tri thức. - Thực hiện tốt công bằng, bình đẳng xã hội: Phải bảo đảm quyền con người, quyền công dân và các điều kiện để mọingười được phát triển toàn diện. Nâng cao năng lực và tạo cơ chế để nhân dân thựchiện đầy đủ quyền làm chủ, nhất là dân chủ trực tiếp để phát huy mạnh mẽ mọi khảnăng sáng tạo và bảo đảm đồng thuận cao trong xã hội, tạo động lực phát triển đấtnước Chính sách xã hội đúng đắn, công bằng vì con người là động lực mạnh mẽphát huy mọi năng lực sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệTổ quốc. Bảo đảm công bằng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ công dân - Quan tâm đến lợi ích vật chất của con người: Tạo môi trường và điều kiện để mọi người lao động có việc làm và thu nhậptốt hơn. Có chính sách tiền lương và chế độ đãi ngộ tạo động lực để phát triển; điềutiết hợp lý thu nhập trong xã hội. Khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xoánghèo bền vững; giảm dần tình trạng chênh lệch giàu - nghèo giữa các vùng, miền,các tầng lớp dân cư. Hoàn thiện ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: