Danh mục

Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp ở Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 173.68 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thời gian qua, hệ thống kinh tế nông nghiệp của Việt Nam chuyển dịch cơ cấu đúng hướng và đạt được nhiều thành tựu to lớn. Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch cơ cấu diễn ra khá chậm và chưa hợp lý. Qua bài viết này, tác giả muốn phân tích những tiến bộ và hạn chế trong quá trình chuyển dịch cơ cấu hệ thống kinh tế nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2001-2005.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp ở Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa Nghiên cứu khoa học và ñổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy ñịa lý PHÂN TÍCH SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA - HIỆN ðẠI HÓA VŨ THỊ MAI HƯƠNG Khoa ðịa lý, Trường ðHSP Hà Nội I. ðẶT VẤN ðỀ Việt Nam là một nước có ña số dân sống bằng nông nghiệp, vì vậy, vấn ñề công nghiệp hóa, hiện ñại hóa nông nghiệp, nông thôn ñược ñặt lên hàng ñầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện ñại hóa ñất nước. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp ñược xem là nhiệm vụ trọng tâm của tiến trình công nghiệp hóa, hiện ñại hóa nông nghiệp, nông thôn. Trong thời gian qua, cơ cấu nông nghiệp của Việt Nam ñã chuyển dịch theo hướng tích cực và ñạt ñược những thành tựu nhất ñịnh. Tuy nhiên, tốc ñộ chuyển dịch còn chậm và chưa hợp lý. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi muốn làm rõ thêm những tiến bộ và hạn chế trong quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay (theo nghĩa hẹp). II. THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM 1. Vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân a. Một số thành tựu quan trọng của ngành nông nghiệp Những năm gần ñây, thế giới biết ñến Việt Nam như là một ñất nước ñang tiến hành thành công công cuộc ñổi mới, trong ñó có sự ñóng góp ñáng kể của ngành nông nghiệp. - Thành tựu nổi bật và to lớn nhất của nông nghiệp Việt Nam là ñã chuyển từ nền nông nghiệp tự cấp, tự túc sang nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa. Sản xuất lương thực phát triển nhanh và liên tục. Năm 1986, sản lượng lương thực mới ñạt 18,3 triệu tấn, ñến năm 2005 ñã ñạt 39,5 triệu tấn. Nước ta ñã giải quyết vững chắc vấn ñề lương thực, ñảm bảo an ninh lương thực quốc gia, ñưa Việt Nam từ nước thiếu lương thực trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới liên tục từ năm 1989 ñến nay. - Xuất khẩu nông sản ñã tạo ra xung lực mạnh mẽ kích thích nền kinh tế tăng trưởng và ñẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa. Xuất khẩu nông sản tăng liên tục và ñã ñóng góp phần lớn vào kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Nếu như kim ngạch xuất khẩu nông sản năm 1985 chỉ ñạt 400 triệu USD thì ñến năm 2005 ñã ñạt 5,8 tỷ USD, chiếm 18% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Nhiều loại nông sản của Việt Nam ñã vươn ra chiếm lĩnh và có vị trí quan trọng trên thị trường quốc tế (gạo, cà phê, cao su, chè, hạt tiêu, ñiều...). 183 Khoa ðịa lý - 50 năm xây dựng và phát triển b. Nông nghiệp trong cơ cấu GDP Trong thời gian qua, cơ cấu các ngành kinh tế ở nước ta ñã từng bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện ñại hóa, phát huy lợi thế so sánh trong từng ngành. Tỷ trọng của nhóm ngành nông - lâm - thủy sản (khu vực 1) ñã giảm từ 23,24% năm 2001 xuống còn 20,89% năm 2005. Tỷ trọng của nhóm ngành công nghiệp - xây dựng (khu vực 2) ñã tăng mạnh từ 38,13% năm 2001 lên 41,04% năm 2005. Tỷ trọng nhóm ngành dịch vụ (khu vực 3) năm 2005 ñã ñạt 38,07%, cao hơn tỷ trọng 37,98% năm 2004, ñã chặn lại ñược sự sút giảm liên tục tỷ trọng của nhóm ngành này trong 9 năm trước ñây. Tuy nhiên, so với một số nước ở khu vực châu Á, tỷ trọng của ngành nông nghiệp (theo nghĩa rộng) trong cơ cấu GDP của Việt Nam vẫn còn cao. Chẳng hạn, cơ cấu kinh tế của Trung Quốc theo ba khu vực: nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ năm 2005 là: 14,4%, 53,1% và 32,5%; tương tự cơ cấu kinh tế của Thái Lan là 9,3%, 45,1% và 45,6%; của Inñônêxia là 14,7%, 30,7% và 54,6%; Malayxia là 7,2%, 33,3% và 59,5%. Tỷ trọng của ngành nông nghiệp giảm dần, ñiều ñó không có nghĩa là vai trò của ngành nông nghiệp suy giảm, mà nó là xu thế chuyển dịch tiến bộ, phù hợp với thời kỳ công nghiệp hóa, hiện ñại hóa ñất nước. Giá trị sản xuất của ngành vẫn tăng trưởng liên tục từ 20.666,5 tỷ ñồng năm 1990 lên 185.218,8 tỷ ñồng năm 2005, tăng trung bình 5,5%/năm. 2. Kết quả thực hiện chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp giai ñoạn 2001 - 2005 a. Chuyển dịch cơ cấu nông - lâm - thủy sản Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong khu vực 1 trong những năm qua là chuyển dần từ nền sản xuất mang nặng tính tự cấp, tự túc, thuần nông, năng suất và hiệu quả thấp sang nền sản xuất hàng hóa ña ngành, ña canh, ña sản phẩm có năng suất và hiệu quả cao trên cơ sở phát huy lợi thế về ñất ñai, nguồn nước, kinh nghiệm sản xuất của từng vùng, từng ñịa phương. ðó là xu hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, lâm nghiệp và tăng tỷ trọng thủy sản trong tổng giá trị sản xuất. Nội dung của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp và thủy sản trong những năm qua thực chất là chuyển nền sản xuất nông nghiệp theo nghĩa rộng từ phương thức ñộc canh cây lúa, tự cấp tự túc lương thực, phân tán quy mô nhỏ, hiệu quả kinh tế thấp sang nền nông nghiệp ña canh, hướng sản xuất hàng hoá, tập trung, quy mô lớn, hiệu quả kinh tế, xã hội cao, môi trường sinh thái bền vững, trên phạm vi cả nước, từng vùng, từng ñịa phương. Trong 5 năm qua, cơ cấu kinh tế trong nội bộ khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản ñã có bước chuyển từ nông nghiệp sang thủy sản với tốc ñộ chậm nhưng khá rõ nét. Tỷ trọng nông nghiệp trong tổng giá trị sản xuất từ 76,41% năm 2001 giảm xuống còn 72,11% năm 2005, nhưng giá trị tuyệt ñối vẫn tăng bình quân 4,12%/năm. Tỷ trọng lâm nghiệp vừa nhỏ bé lại có xu hướng giảm dần từ 4,70% 184 Nghiên cứu khoa học và ñổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy ñịa lý năm 2001 chỉ còn 3,69% năm 2005 nhưng giá trị tuyệt ñối vẫn tăng nhẹ, ñạt 1,38%/năm. Tốc ñộ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu sản xuất nhanh nhất là ngành thủy sản. Tỷ trọng thủy sản trong tổng giá trị sản xuất từ 18,90% năm 2001 tăng lên 24,20% năm 2005 và tốc ñộ tăng trưởng ñạt bình quân 12,1%/năm. ðó là nét nổi bật ñáng ghi nhận trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực 1. b. Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: