Phân tích tác động của cấu trúc tài chính đến an ninh tài chính trong các công ty bất động sản niêm yết ở Việt Nam
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 152.34 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết này nhằm mục đích xác định xu hướng và mức độ tác động của các yếu tố phản ánh cấu trúc tài chính (CTTC) đến an ninh tài chính (ANTC) của 50 công ty bất động sản (CTBĐS) hàng đầu niêm yết ở Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020 trên hai góc độ: an toàn tài chính (ATTC) và ổn định tài chính (OĐTC).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân tích tác động của cấu trúc tài chính đến an ninh tài chính trong các công ty bất động sản niêm yết ở Việt NamPhân tích tác động của cấu trúc tài chính đến an ninh tài chính trong các công ty bất độngsản niêm yết ở Việt NamAnalyzing the impact of financial structure on financial safety at listed real estate companiesin Vietnam Cồ Thị Thanh Hương Khoa Kế toán - Kiểm toán, Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.Tóm tắt Bài báo này nhằm mục đích xác định xu hướng và mức độ tác động của các yếu tố phảnánh cấu trúc tài chính (CTTC) đến an ninh tài chính (ANTC) của 50 công ty bất động sản(CTBĐS) hàng đầu niêm yết ở Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020 trên hai góc độ: an toàn tài chính(ATTC) và ổn định tài chính (OĐTC). Kết quả cho thấy CTTC thể hiện qua các khía cạnh khácnhau có tác động mạnh mẽ đến cả ATTC lẫn OĐTC, tuy mức độ và xu hướng tác động của cácnhân tố phản ánh CTTC đến ANTC không giống nhau. Thông qua kết quả nghiên cứu, bài báođưa ra một số khuyến nghị cho các CTBĐS trong việc xác định một CTTC phù hợp, vừa bảo đảmANTC cho doanh nghiệp (DN), vừa nâng cao hiệu quả kinh doanh, đáp ứng yêu cầu phát triểnbền vững.Abstracts This article aims to determine the trend and extent of the impact of factors reflectingfinancial structure on the financial security of the top 50 listed real estate companies in Vietnamfor the period 2010 - 2020 from two perspectives: financial safety and financial stability. Theresults show that the financial structure expressed through different aspects has a substantialimpact on both financial safety and financial stability, although the level and trend of influence offactors reflecting financial structure on financial security are not the same. Through the researchresults, the article makes some recommendations for real estate companies in determining anappropriate financial structure, ensuring security for businesses, improving business efficiency,and meeting the requirements of sustainable development.Từ khóa: An ninh tài chính, An toàn tài chính, Cấu trúc nguồn vốn, Cấu trúc tài chính, Cấu trúctài sản, Ổn định tài chính.Keywords: Financial security, Financial safety, Capital structure, Financial structure, Assetstructure, Financial stability.JEL Classifications: M10, M49, M401. Giới thiệu ANTC thể hiện mức độ ATTC và mức độ OĐTC của một DN. ATTC cho thấy khả năngcủa doanh nghiệp trong việc đáp ứng các khoản nợ và nghĩa vụ trước mắt và lâu dài, còn OĐTCcho thấy khả năng của DN có thể ứng phó, đối đầu và vượt qua mọi bất trắc xảy ra cả trong hiệntại và tương lai, bảo đảm phát triển bền vững. An toàn và ổn định tài chính là điều kiện cần thiếtđể bảo đảm cho quá trình hoạt động kinh doanh của DN được thuận lợi. Để bảo đảm ANTC, mộttrong những biện pháp quan trọng, cần thiết là thiết lập một cấu trúc tài chính (CTTC) an toàn, 1hợp lý. CTTC là biểu hiện của cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn và mối quan hệ giữa tài sản vớinguồn vốn của DN. Mặc dầu vậy, cho đến nay chưa có bất kỳ nghiên cứu nào về tác động trựctiếp của CTTC đến ANTC ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Hầu hết các nghiên cứu chỉ đềcập đến một khía cạnh nhỏ của nội dung này hoặc nghiên cứu gián tiếp qua tác động của CTTCđến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp; từ đó, tác động đến ANTC của DN. Bất động sản là một trong những ngành kinh doanh quan trọng của mỗi quốc gia, có đónggóp quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế - xã hội của đất nước. Do kinh doanh bất động sản làhoạt động mang tính cục bộ và khu vực, đòi hỏi phải có vốn đầu tư lớn và lâu dài, chịu ảnh hưởngmạnh mẽ của pháp luật và chính sách quản lý của nhà nước nên CTTC cũng có những đặc thùriêng. So với các ngành nghề sản xuất khác, hệ số nợ của các DN bất động sản khá cao, trong đóchủ yếu là nợ dài hạn. Hết tháng 6/2022, tổng dư nợ tín dụng bất động sản khoảng 2,36 triệu tỷđồng, chiếm 20,74% tổng tín dụng toàn hệ thống và tăng 14,07% so với cuối năm 2021, cao hơntăng trưởng tín dụng chung của toàn hệ thống và cùng kỳ các năm trước (Anh Minh, 2022). Điềunày cho thấy cơ cấu vốn đầu tư vào bất động sản còn bất hợp lý, tiềm ẩn nhiều rủi ro, ảnh hưởngtới ANTC của các DN bất động sản. Vì thế, đặt ra sự cần thiết phải nghiên cứu tác động củaCTTC đến ANTC của các CTBĐS ở Việt Nam nhằm xác lập một CTTC hợp lý, bảo đảm tăngcường ANTC và hiệu quả kinh doanh. Xuất phát từ các lý do trên, bài báo này sẽ đi sâu xem xét ảnh hưởng của CTTC đếnANTC trong các CTBĐS niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.2. Tổng quan nghiên cứu và phát triển giả thuyết CTTC đã được đề cập khá nhiều trong các nghiên cứu. Trước hết, CTTC được quan niệmnhư là cấu trúc vốn. Theo đó, CTTC thể hiện mối quan hệ giữa vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.Điển hình cho quan điểm này là các nghiên cứu của David và Olorunfemi (2010), Đoàn Ngọc PhiAnh, (2010), Foyeke và cộng sự (2016). CTTC cũng được coi như cấu trúc giữa vốn chủ sở hữu,nợ ngắn hạn và nợ dài hạn (Barakat, 2014; Lê Phương Dung và Đặng Thị Hồng Giang, 2013;Phạm Thị Thủy và Nguyễn Thị Lan Anh, 2018). Việc nhìn nhận CTTC dưới góc độ nguồn vốncho phép đánh giá được mức độ độc lập tài chính của DN cũng như tính hợp lý về cơ cấu nguồntài trợ tài sản của DN. CTTC cũng được coi là sự pha trộn giữa nợ và vốn chủ sở hữu được duy trìbởi một công ty (Boodhoo, 2009). Không chỉ xem xét CTTC dưới góc độ vốn (nguồn vốn), mộtsố tác giả còn xem xét CTTC dưới góc độ tài sản. Theo đó, CTTC của DN bao gồm cả cơ cấunguồn vốn và cơ cấu tài sản (Lê Thị Nhu, 2017; Zeitun và Tian, 2014). Ảnh hưởng của CTTC đến ANTC được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau. Nenu vàcộng sự (2018) xem xét thông qua tác động của cấu trúc vốn đến rủi ro và hiệu quả hoạt động tạicác công ty niêm yết ở Sở giao dịch chứng khoán Bucharest bằng mô hình hồi quy hiệu ứng cốđ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân tích tác động của cấu trúc tài chính đến an ninh tài chính trong các công ty bất động sản niêm yết ở Việt NamPhân tích tác động của cấu trúc tài chính đến an ninh tài chính trong các công ty bất độngsản niêm yết ở Việt NamAnalyzing the impact of financial structure on financial safety at listed real estate companiesin Vietnam Cồ Thị Thanh Hương Khoa Kế toán - Kiểm toán, Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.Tóm tắt Bài báo này nhằm mục đích xác định xu hướng và mức độ tác động của các yếu tố phảnánh cấu trúc tài chính (CTTC) đến an ninh tài chính (ANTC) của 50 công ty bất động sản(CTBĐS) hàng đầu niêm yết ở Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020 trên hai góc độ: an toàn tài chính(ATTC) và ổn định tài chính (OĐTC). Kết quả cho thấy CTTC thể hiện qua các khía cạnh khácnhau có tác động mạnh mẽ đến cả ATTC lẫn OĐTC, tuy mức độ và xu hướng tác động của cácnhân tố phản ánh CTTC đến ANTC không giống nhau. Thông qua kết quả nghiên cứu, bài báođưa ra một số khuyến nghị cho các CTBĐS trong việc xác định một CTTC phù hợp, vừa bảo đảmANTC cho doanh nghiệp (DN), vừa nâng cao hiệu quả kinh doanh, đáp ứng yêu cầu phát triểnbền vững.Abstracts This article aims to determine the trend and extent of the impact of factors reflectingfinancial structure on the financial security of the top 50 listed real estate companies in Vietnamfor the period 2010 - 2020 from two perspectives: financial safety and financial stability. Theresults show that the financial structure expressed through different aspects has a substantialimpact on both financial safety and financial stability, although the level and trend of influence offactors reflecting financial structure on financial security are not the same. Through the researchresults, the article makes some recommendations for real estate companies in determining anappropriate financial structure, ensuring security for businesses, improving business efficiency,and meeting the requirements of sustainable development.Từ khóa: An ninh tài chính, An toàn tài chính, Cấu trúc nguồn vốn, Cấu trúc tài chính, Cấu trúctài sản, Ổn định tài chính.Keywords: Financial security, Financial safety, Capital structure, Financial structure, Assetstructure, Financial stability.JEL Classifications: M10, M49, M401. Giới thiệu ANTC thể hiện mức độ ATTC và mức độ OĐTC của một DN. ATTC cho thấy khả năngcủa doanh nghiệp trong việc đáp ứng các khoản nợ và nghĩa vụ trước mắt và lâu dài, còn OĐTCcho thấy khả năng của DN có thể ứng phó, đối đầu và vượt qua mọi bất trắc xảy ra cả trong hiệntại và tương lai, bảo đảm phát triển bền vững. An toàn và ổn định tài chính là điều kiện cần thiếtđể bảo đảm cho quá trình hoạt động kinh doanh của DN được thuận lợi. Để bảo đảm ANTC, mộttrong những biện pháp quan trọng, cần thiết là thiết lập một cấu trúc tài chính (CTTC) an toàn, 1hợp lý. CTTC là biểu hiện của cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn và mối quan hệ giữa tài sản vớinguồn vốn của DN. Mặc dầu vậy, cho đến nay chưa có bất kỳ nghiên cứu nào về tác động trựctiếp của CTTC đến ANTC ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Hầu hết các nghiên cứu chỉ đềcập đến một khía cạnh nhỏ của nội dung này hoặc nghiên cứu gián tiếp qua tác động của CTTCđến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp; từ đó, tác động đến ANTC của DN. Bất động sản là một trong những ngành kinh doanh quan trọng của mỗi quốc gia, có đónggóp quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế - xã hội của đất nước. Do kinh doanh bất động sản làhoạt động mang tính cục bộ và khu vực, đòi hỏi phải có vốn đầu tư lớn và lâu dài, chịu ảnh hưởngmạnh mẽ của pháp luật và chính sách quản lý của nhà nước nên CTTC cũng có những đặc thùriêng. So với các ngành nghề sản xuất khác, hệ số nợ của các DN bất động sản khá cao, trong đóchủ yếu là nợ dài hạn. Hết tháng 6/2022, tổng dư nợ tín dụng bất động sản khoảng 2,36 triệu tỷđồng, chiếm 20,74% tổng tín dụng toàn hệ thống và tăng 14,07% so với cuối năm 2021, cao hơntăng trưởng tín dụng chung của toàn hệ thống và cùng kỳ các năm trước (Anh Minh, 2022). Điềunày cho thấy cơ cấu vốn đầu tư vào bất động sản còn bất hợp lý, tiềm ẩn nhiều rủi ro, ảnh hưởngtới ANTC của các DN bất động sản. Vì thế, đặt ra sự cần thiết phải nghiên cứu tác động củaCTTC đến ANTC của các CTBĐS ở Việt Nam nhằm xác lập một CTTC hợp lý, bảo đảm tăngcường ANTC và hiệu quả kinh doanh. Xuất phát từ các lý do trên, bài báo này sẽ đi sâu xem xét ảnh hưởng của CTTC đếnANTC trong các CTBĐS niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.2. Tổng quan nghiên cứu và phát triển giả thuyết CTTC đã được đề cập khá nhiều trong các nghiên cứu. Trước hết, CTTC được quan niệmnhư là cấu trúc vốn. Theo đó, CTTC thể hiện mối quan hệ giữa vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.Điển hình cho quan điểm này là các nghiên cứu của David và Olorunfemi (2010), Đoàn Ngọc PhiAnh, (2010), Foyeke và cộng sự (2016). CTTC cũng được coi như cấu trúc giữa vốn chủ sở hữu,nợ ngắn hạn và nợ dài hạn (Barakat, 2014; Lê Phương Dung và Đặng Thị Hồng Giang, 2013;Phạm Thị Thủy và Nguyễn Thị Lan Anh, 2018). Việc nhìn nhận CTTC dưới góc độ nguồn vốncho phép đánh giá được mức độ độc lập tài chính của DN cũng như tính hợp lý về cơ cấu nguồntài trợ tài sản của DN. CTTC cũng được coi là sự pha trộn giữa nợ và vốn chủ sở hữu được duy trìbởi một công ty (Boodhoo, 2009). Không chỉ xem xét CTTC dưới góc độ vốn (nguồn vốn), mộtsố tác giả còn xem xét CTTC dưới góc độ tài sản. Theo đó, CTTC của DN bao gồm cả cơ cấunguồn vốn và cơ cấu tài sản (Lê Thị Nhu, 2017; Zeitun và Tian, 2014). Ảnh hưởng của CTTC đến ANTC được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau. Nenu vàcộng sự (2018) xem xét thông qua tác động của cấu trúc vốn đến rủi ro và hiệu quả hoạt động tạicác công ty niêm yết ở Sở giao dịch chứng khoán Bucharest bằng mô hình hồi quy hiệu ứng cốđ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Cấu trúc tài chính An ninh tài chính Công ty bất động sản niêm yết Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội Hệ số khả năng thanh toán nhanhGợi ý tài liệu liên quan:
-
11 trang 446 0 0
-
9 trang 108 1 0
-
10 trang 105 0 0
-
Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính (Tái bản lần thứ ba): Phần 1
167 trang 98 1 0 -
8 trang 91 2 0
-
Mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi: Bằng chứng thực nghiệm ở VN
9 trang 88 0 0 -
Chuyên đề 5: Thị trường vốn trong hệ thống tài chính - Dr. Nguyễn Thị Lan
27 trang 54 0 0 -
8 trang 54 0 0
-
11 trang 44 0 0
-
23 trang 34 0 0