Danh mục

Phân tích tác phẩm Ave Maria của Hàn Mặc Tử từ góc độ cấu trúc

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 103.04 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Từ cuối thế kỉ XIX đến thế kỉ XX, có nhiều lí thuyết và trường phái phê bình văn học hiện đại ra đời, như chủ nghĩa tượng trưng, chủ nghĩa siêu thực, cấu trúc luận, phân tâm học, thông diễn học. Bên cạnh một số biểu hiện mang tính chất phiến diện của các trường phái này, vẫn nên gạn lọc những hạt nhân hợp lí của nó phục vụ cho việc phân tích tác phẩm văn học.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân tích tác phẩm Ave Maria của Hàn Mặc Tử từ góc độ cấu trúc JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2015-00032 Social Sci., 2015, Vol. 60, No. 5, pp. 45-51 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn PHÂN TÍCH TÁC PHẨM AVE MARIA CỦA HÀN MẶC TỬ TỪ GÓC ĐỘ CẤU TRÚC Nguyễn Thị Thúy Hạnh Khoa Việt Nam học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Từ cuối thế kỉ XIX đến thế kỉ XX, có nhiều lí thuyết và trường phái phê bình văn học hiện đại ra đời, như chủ nghĩa tượng trưng, chủ nghĩa siêu thực, cấu trúc luận, phân tâm học, thông diễn học. . . Bên cạnh một số biểu hiện mang tính chất phiến diện của các trường phái này, vẫn nên gạn lọc những hạt nhân hợp lí của nó phục vụ cho việc phân tích tác phẩm văn học. Dưới đây, chúng tôi ứng dụng phương pháp phân tích văn bản theo trường phái nghiên cứu cấu trúc của Iu. Lôtman để phân tích bài thơ Ave Maria của Hàn Mặc Tử. Bên cạnh đó, chúng tôi có tham chiếu với các quan điểm nghiên cứu của những trường phái khác, để có cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn về tác phẩm. Từ khóa: Lí thuyết và trường phái phê bình văn học, tác phẩm văn học, phương pháp nghiên cứu cấu trúc, Hàn Mặc Tử. 1. Mở đầu Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và mĩ học Mác – Lênin, phương pháp luận nghiên cứu văn học phải đặt vấn đề tiếp cận tác phẩm văn học nghệ thuật một cách toàn diện. Tác phẩm văn học là mối tổng hoà của hàng loạt tương quan. Tác phẩm viết xong là một tổ chức, một chỉnh thể, một cấu trúc (structure) bao gồm những mối liên hệ nội tại chặt chẽ. Vào những năm 1960 – 1980 ở Nga, kĩ thuật phân tích các bài thơ riêng lẻ theo kiểu chuyên khảo rất phát triển, trong đó công trình nghiên cứu của Iu. M. Lotman: Phân tích văn bản thơ (1972) được coi là mẫu mực. Phương pháp nghiên cứu tác phẩm từ góc độ cấu trúc văn bản nghệ thuật của Lu. M. Lotman đó đưa ra cách phân tích tác phẩm khá toàn diện, biện chứng và hiệu quả. Trong cuốn Cấu trúc văn bản nghệ thuật (đã được dịch ra tiếng Việt), Iu. M. Lotman có nói một ý như sau: trong các tác phẩm xuất sắc của nghệ thuật, mọi cái được tiếp nhận với tư cách là cái được hoàn thiện ad hoc (kiệt cùng). Tuy vậy, trong khi tiếp tục đi sâu vào kinh nghiệm nghệ thuật của nhân loại thì tác phẩm nghệ thuật, đối với những giao tiếp thẩm mỹ hậu lai, hoàn toàn trở thành là ngôn ngữ, và cái từng là tính ngẫu nhiên của nội dung đối với văn bản đó cho lại trở nên là mới đối với hậu nhân. Như vậy, mỗi tác phẩm nghệ thuật đích thực luôn ẩn tàng những mã nghệ thuật, nó mở ra một hành trình giải mã vô tận từ phía nhà nghiên cứu và người đọc. Trong bài viết này, chúng tôi ứng dụng lí thuyết của trường phái nghiên cứu cấu trúc để phân tích bài thơ Ave Maria – một trong những thi phẩm tiêu biểu nhất trong đời thơ Hàn Mặc Tử Ngày nhận bài: 15/12/2014 Ngày nhận đăng: 20/3/2015 Liên hệ: Nguyễn Thị Thúy Hạnh, e-mail: nguyenthuyhanhsp@gmail.com 45 Nguyễn Thị Thúy Hạnh nhưng cho đến nay vẫn chưa có sự nghiên cứu toàn diện về tác phẩm. Bên cạnh đó, chúng tôi có tham chiếu với những trường phái phê bình văn học hiện đại khác để làm rõ thêm phong cách nghệ thuật độc đáo của tác giả. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Loại thơ tôn giáo của Hàn Mặc Tử Xét về mặt loại hình, theo chúng tôi, bài thơ Ave Maria có thể xếp vào loại thơ tôn giáo. Sự kết hợp giữa thơ ca và tôn giáo đã cấu thành, tạo tác ra một loại hình thái tác phẩm văn học mang tính chất/nội hàm tôn giáo, mà Ave Maria là một dạng thức như vậy. Tôn giáo (réligion) là sự kính tin, kính ngưỡng của con người đối với đấng thần linh, giáo chủ. Niềm tin thiêng liêng ấy đọng lại ở những biểu tượng, hình ảnh, ý niệm. Tôn giáo là một trong những cội nguồn nâng đỡ sức sáng tạo của văn học nghệ thuật. Nếu như triết học và đạo đức dù cao cả đến đâu cũng nhằm hướng đạo cho con người về cuộc sống thực tế hoặc tìm cách cắt nghĩa thế giới hiện thực, thì tôn giáo bao giờ cũng hướng về một thế giới khác nên dễ bắt gặp tính chất lí tưởng vươn lên trên thực tế của nghệ thuật. Các bộ kinh điển tôn giáo thường giàu hình tượng văn học, giàu chất thơ và nghệ sĩ có thể tìm thấy trong đó một nguồn vô tận của mỹ từ pháp. Feuerbach nhận xét “Tôn giáo là thơ, người ta có thể nói như vậy, bởi vì lòng tin bằng sản phẩm của trí tưởng tượng” (Bài giảng về bản chất của tôn giáo). Tôn giáo tác động đến văn học, và từ đó đến thi học, vì cả hai, trên một ý nghĩa nào đó, đều là siêu thực. Trong truyền thống thơ ca Việt Nam, loại thơ tôn giáo đầu tiên có lẽ là thơ Thiền – một thành tựu rực rỡ của thơ ca đời Lý – Trần. Văn học Phật giáo Lý Trần đề cao trạng t ...

Tài liệu được xem nhiều: