Danh mục

Phân tích tác phẩm: Đôi mắt - Nam Cao

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 123.74 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mùa thu năm 1947, Nam Cao lên Việt Bắc. Ông là thư ký tòa soạn báo Cứu quốc Việt Bắc, viết Nhật ký ở rừng. Tại chiến khu, Nam Cao gia nhập Đảng. Từ đây, với cảm quan mới, Nam Cao hăng hái tham gia công tác văn hóa, văn nghệ và báo chí cứu quốc, hòa mình vào cuộc kháng hiến vĩ đại của dân tộc. Khiêm tốn, giản dị, chân thành, nhà văn không nề hà, không ngại khó, hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ được tổ chức phân công. Các tác phẩm "kịp thời" của...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân tích tác phẩm: Đôi mắt - Nam Cao Phân tích tác phẩm: Đôi mắt - Nam Cao Mùa thu năm 1947, Nam Cao lên Việt Bắc. Ông là thư ký tòa soạn báo Cứuquốc Việt Bắc, viết Nhật ký ở rừng. Tại chiến khu, Nam Cao gia nhập Đảng. Từ đây,với cảm quan mới, Nam Cao hăng hái tham gia công tác văn hóa, văn nghệ và báo chícứu quốc, hòa mình vào cuộc kháng hiến vĩ đại của dân tộc. Khiêm tốn, giản dị, chânthành, nhà văn không nề hà, không ngại khó, hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụđược tổ chức phân công. Các tác phẩm kịp thời của ông bắt ngay vào việc tuyêntruyền cổ vũ, động viên chiến sĩ, cán bộ đồng bào trong địch hậu, ngoài tiền tuyến,trong đó truyện ngắn Đôi mắt được xem như một tuyên ngôn nghệ thuật của nhà văndứt khoát với cái cũ, hào hứng, tin tưởng trên con đường lớn của dân tộc, của đất nước “Mấy ngày nghỉ Tết, tồi dùng để viết một truyện ngắn cho đỡ nhớ. Truyện Tiênsư thằng Tào Tháo ! Nhưng sau tôi đặt cho nó một cái tên giản dị và đứng đắn : Đôimắt”. Đấy là tất cả những gì mà Nam cao đã viết về Đôi mắt trong cuốn nhật kí màông vẫn ghi khá đều đặn và kĩ lưỡng trong mấy tháng ở rừng. Chỉ vẻn vẹn chưa đầyba dòng chữ, không hơn. Trong khi cũng ở ngày 2-3-1948 ấy, nhà văn lại dành nhiềugiấy mực và rất nhiều sự thiết tha để nói về những lí do đã khiến ông phải dằn lònggác lại ý định làm cuốn tiểu thuyết lớn mà ông vẫn thường xuyên trăn trở. Có nghĩa rằng Nam cao đã không hề coi Đôi mắt là “ cái tác phẩm mơ ước”của đời mình. Và rất có thể chính nam Cao cũng đã không tiên lịệu được rằng cáitruyện ngắn được ông viết để cho đỡ nhớ kia rồi sẽ thuộc vào số rất hiếm các tác phẩmvăn xuôi thời ấy mà giá trị, như những năm sau này cho thấy, không bị nhạt phai đivới thời gian. Nhưng thật sự lại đúng là như thế. Những trang văn Nam Cao viết trong mấyngày Tết ấy sẽ còn mãi để cùng với bao thế hệ bạn đọc phát hịên, suy ngẫm về nhữngý nghĩa sâu sắc, lớn lao của nghệ thuật – mà cũng không chỉ riêng gì nghệ thuật...Những trang văn ấy còn mãi, còn là để cho chúng ta thêm dịp ngưỡng mộ một tàinăng truyện ngắn bậc thầy. Đôi mắt phê phán cách nhìn đời, nhìn người lệch lạc, khinh miệt, lối sống íchkỷ và bàng quan của một trí thức đối với kháng chiến, đồng thời biểu dương một lớptrí thức, văn nghệ sĩ có một cái tâm đẹp, gắn bó với nhân dân, tích cực tham gia sựnghiệp cách mạng của dân tộc. Đôi mắt thể hiện cách nhìn và thái độ của người tríthức đối với nông dân và kháng chiến. Nam Cao, như thường lệ, vào truyện rất nhanh. Bỏ qua bằng hết những chi tiếtthừa, những điều vụn vặt, hòan toàn không cần đến lối kể đủ ngành ngọn, đủ đầu đuôi,nhà văn chỉ bằng một hai câu đã ngay lập tức đặt chúng ta trước ngôi nhà của nhân vậtchính – văn sĩ Hoàng. Rồi cũng chỉ qua một hai câu nữa, ấn tượng đầu tiên về nhânvật đó đà nổi hẳn lên, qua một chi tiết đầy sức phát hiện: Đã đến nước phải rời Hà Nộitản cư về nông thôn sống nhờ dân mà một thói quen không hợp cảnh, không hợp thờiđến như nuôi chó Tây trong nhà, anh ta cũng không sao bỏ được. Một con người vẫncứ hệt như cũ, trong một hòan cảnh đã hòan tòan khác cũ. Nhưng đó mới là khúc dạo đầu tiên, làm nên, làm nền để cho Hòang xúât hiện.Và tác giả đã cho nhân vật bước ra: một con người mới thạot trông đã thấy ứ đầy sựno nê, nhàn hạ, sự múp míp, phong lưu, nó khiến anh trở nên rất chướng trong hòancảnh cả một dân tộc đang gian lao chiến đấu. Và cái cảm giác ấy đã được NamCao diễn tả một cách sắc sảo đến tinh quái, trong những lời văn thật giàu sức tạo khốitạo hình: “Anh Hòang đi ra. Anh vẫn bước khệnh khạng, thong thả bởi vì người khí tobéo quá, vừa bước vừa bơi cánh tay kềnh kệnh ra hai bên, những khối thịt ở hai bêndưới nách kềnh ra và trông tủn ngủn như ngắn quá”. Xin hãy nhớ rằng những lời có khả năng làm người ta phải phát ngấy lên này,Nam Cao đã viết vào lúc đang sống với những bữa cơm rất nhiều khi chỉ có muốikhông, trên rừng, bên những người Tày, người Dao vất vả và đói rách... Có thể nói, trên suốt chiều dài thiên truyện, Nam Cao không ngớt đưa ra nhữngchi tiết rất đắt để miêu tả ngọai hình Hòang và đời sống vào lúc ấy đang là quá ư dưgiả của nhà Hòang: nào là “một cái vành móng ngựa ria” đặc chất thị thành đượcHoàng chăm nuôi đúng lúc anh ta đã rời thành thị, nào là cái thú ăn mía ướp hoa bưởivà ngủ trong những tấm chăn thoang thỏang nước hoa... Có lẽ ở đây nên tránh một sự hiểu lầm. Một người như Nam Cao, tôi chắckhông bao giờ lại thù nghịch với một nhu cầu chính đáng của con người – nhu cầuđược sống trong sung sướng. Trong trường hợp này, nhà văn, theo tôi, chỉ muốn lí giảicái nguyên nhân đã sinh ra đôi mắt nhìn đời, nhìn người một phía của Hòang. Hãy nhớđến cái ý của F.Coppée mà Nam Cao từ lâu đã tâm đắc: Người chỉ xấu xa trước đôimắt của phường ích kỉ. Phải chăng, Nam Cao đã đặt vào trung tâm truyện Đôi mắt này hình tượng của ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: