Danh mục

Phân tích tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc của tác giả Phạm Văn Đồng

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 0.00 B      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phạm Văn Đồng (1906 – 2000) là nhà chính trị, ngoại giao tài ba đồng thời cũng là nhà giáo dục tâm huyết, nhà lí luận văn hóa văn nghệ lớn, có nhiều cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc. - Riêng trong lĩnh vực văn học, ông để lại cho nền văn học nước nhà nhiều tác phẩm có giá trị, mà tiêu biểu là cuốn sách nổi tiếng: Tổ quốc ta, nhân dân ta, sự nghiệp ta và người nghệ sĩ (in lần thứ 5, 1983). * Tác phẩm Tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân tích tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc của tác giả Phạm Văn Đồng Phân tích tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ củadân tộc của tác giả Phạm Văn Đồng. Dàn ý chi tiết * Tác giả - Phạm Văn Đồng (1906 – 2000) là nhà chính trị, ngoại giao tài ba đồng thờicũng là nhà giáo dục tâm huyết, nhà lí luận văn hóa văn nghệ lớn, có nhiều cống hiếncho sự nghiệp cách mạng của dân tộc. - Riêng trong lĩnh vực văn học, ông để lại cho nền văn học nước nhà nhiều tácphẩm có giá trị, mà tiêu biểu là cuốn sách nổi tiếng: Tổ quốc ta, nhân dân ta, sựnghiệp ta và người nghệ sĩ (in lần thứ 5, 1983). * Tác phẩm Tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao trong văn nghệ của dân tộc là bài viếtcủa Phạm Văn Đồng đăng trong Tạp chí Văn học số 7 – 1963 nhân kỉ niệm 75 nămngày mất của Nguyễn Đình Chiểu (3-7- 1888). Đây là bài viết có phát hiện mới mẻ vànhững định hướng nghiên cứu dúng đắn về nhà thơ lớn Nguyễn Đình Chiểu. Bằng sựtừng trải cách mạng, sự gắn bó sâu sắc đối với đất nước, với nhân dân và cách nghĩsâu rộng của một nhà văn nghệ lớn, tác phẩm đã nhìn nhận cuộc đời và thơ vănnguyễn Đình Chiểu trong mối liên hệ khắng khít với hoàn cảnh của Tổ quốc lúc bấygiờ và với thời đại hiện nay, từ đó mà phát hiện ra những điều mới mẻ giúp ta điềuchỉnh lại cách nhìn về nhà thơ yêu nước lớn ở miềnNam, để càng thêm yêu quý conngười và tác phẩm của nhà thơ yêu nước lớn đó. Bài viết ra đời từ năm 1963, cách đâyhơn 40 năm nhưng vẫn còn nguyên giá trị về cả mặt khoa học và mặt tư tưởng. * Những luận điểm lớn nhất của bài văn - Phần 1: Tác giả nêu luận điểm: phải có cách nhìn đúng đắn về Nguyễn ĐìnhChiểu và thơ văn của ông. Cách nhìn đó là: “Trên trời có những vì sao có ánh sángkhác thường, nhưng con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn mới thấy, và càng nhìnthì càng thấy sáng. Văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng vậy”. - Phần 2: Tác giả nêu các luận điểm bổ sung chứng minh cho luận điểm xuấtphát: Cách nhìn đúng đắn đó được cụ thể hó qua cách đánh giá (của tác giả) về: + Cuộc đời và quan niệm sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu. + Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu (chủ yếu là bài Văn tế nghĩa sĩCần Giuộc). + Tác phẩm Truyện Lục Văn Tiên của Nguyễn Đình Chiểu (cả nội dung vànghệ thuật). - Phần 3: Tác giả nêu luận điểm kết luận: đánh giá đúng vị trí của Nguyễn ĐìnhChiểu trong nền văn học dân tộc theo cách nhìn mới mẻ đã nêu ở phần mở đầu,“Nguyễn Đình Chiểu là một chí sĩ yêu nước, một nhà thơ lớn của nước ta. Đời sốngvà sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng, nêu cao địa vị và tácdụng của văn học, nghệ thuật, nêu cao sứ mạng của người chiến sĩ trên mặt trận vănhóa và tư tưởng”. Nhìn chung, cách sắp xếp các luận điểm như vậy là phù hợp với logic – nộidung của bài viết. Nếu có điều khác với trật tự thông thường (nghiên cứu các tác phẩmtheo trình tự thời gian xuất hiện) thì ở đây, tác giả lại nói về thơ văn yêu nước củaNguyễn Đình Chiểu trước, sau đó mới nói đến truyện Nôm Lục Văn Tiên. Phải chăng,tác giả muốn người đọc chú ý hơn đến thơ văn yêu nước của Đồ Chiểu? Tác giả cho rằng văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng giống như “những vìsao có ánh sáng khác thường”, “con mắt chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy”.Đó là một phát hiện có ý nghĩa phương pháp luận trong cách nhìn về nhà thơ yêunước lớn này. “Những vì sao có ánh sáng khác thường”: ánh sáng đẹp nhưng ta chưa quennhìn nên khó phát hiện ra vẻ đẹp ấy. Cái ánh sáng khác thường ở đây chính là vẻ đẹpmộc mạc, giản dị, dân dã của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, vẻ đẹp của hai loại vănchương hướng về đại chúng, găn bó máu thịt với nhân dân, phục vụ cuộc sống củangười dân, mang tính chất nhân dân sâu sắc. Văn chương Đồ Chiểu không óng mượt,nõn nà mà chân chất, phác thực, có chỗ tưởng như thô kệch nhưng lại chứa đựng trongđó những tư tưởng, tình cảm nồng hậu, cao quý của nhân dân. “Nó không phải là vẻđẹp của đống thóc mẩy vàng” (Nguyễn Đình Chú). Vẻ đẹp khác thường này rất đángquý, và đáng quý hơn khi ta biết nhà thơ đã sáng tác trong hoàn cảnh mù lòa, cuộcsống gặp nhiều khó khăn và bất hạnh. “Con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn mới thấy” chính là vì thế! Bởi lâunay, chúng ta quen nhìn loại ánh sáng khác, vẻ đẹp khác. Đó là văn chương trau chuốt,gọt giũa, lời lẽ hoa mĩ với hình tượng hùng vĩ, tráng lệ, phi thường… Cách nhìn nhưvậy thật khó đến với văn chương Đồ Chiểu, nói chi đến việc cảm nhận được tình ý sâuxa để thấy hết vẻ đẹp đích thực của văn thơ ông. Vì vậy, “phải chăm chú nhìn thì mới thấy”, tức là phải dày công, kiên trìnghiên cứu thì mới khám phá được vẻ đẹp ấy, nhưng phải chăm chú nhìn theo mộtcách khoa học, đúng đắn về Nguyễn Đình Chiểu. Điều này có ý nghĩa phương pháp luận trong việc nghiên cứu đánh giá thơ vănNguyễn Đình Chiểu, nó là một sự ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: