Danh mục

Phân tích tấn bi kịch Vũ Như Tô trong Vĩnh Biệt Cửu Trùng Đài

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 144.78 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

“Vũ Như Tô” là vở kịch lịch sử có qui mô hoành tráng xuất sắc của Nguyễn Huy Tưởng và của nền kịch nói Việt Nam hiện đại. Tác phẩm được sáng tác vào năm 1941, dựa trên một sự kiện lịch sử xảy ra ở kinh thành Thăng Long vào thời hậu Lê. Tác phẩm gồm 5 hồi. Đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” là hồi 5, hồi cuối của vở kịch. Trong đoạn trích được học, gây ấn tượng sâu sắc nhất trong lòng người đọc là nhân vật Vũ Như Tô cùng bi kịch của...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân tích tấn bi kịch Vũ Như Tô trong Vĩnh Biệt Cửu Trùng Đài Phân tích tấn bi kịch Vũ Như Tô trong Vĩnh Biệt Cửu Trùng Đài “Vũ Như Tô” là vở kịch lịch sử có qui mô hoành tráng xuất sắc của NguyễnHuy Tưởng và của nền kịch nói Việt Nam hiện đại. Tác phẩm được sáng tác vào năm1941, dựa trên một sự kiện lịch sử xảy ra ở kinh thành Thăng Long vào thời hậu Lê.Tác phẩm gồm 5 hồi. Đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” là hồi 5, hồi cuối của vởkịch. Trong đoạn trích được học, gây ấn tượng sâu sắc nhất trong lòng người đọc lànhân vật Vũ Như Tô cùng bi kịch của người nghệ sĩ thiên tài. Hành động, sự kiện chính của hồi này có thể tóm tắt như sau: Lợi dụng tình hình rối ren và mâu thuẫn giữa nhân dân, thợ xây đài với Vũ NhưTô và bạo chúa Lê Tương Dực, Trịnh Duy Sản cầm đầu một phe cánh đối nghịchtrong triều đình đã dấy binh nổi loạn, lôi kéo thợ thuyền làm phản. Biết tin có binh biến, bạo loạn trong phủ chúa, nguy hiểm đến tính mạng VũNhư Tô, Đan Thiềm hết lời khuyên và giục chàng đi trốn. Nhưng Vũ khăng khăngkhông nghe vì tự tin mình “quang minh chính đại”, “không làm gì nên tội” và hi vọngở chủ tướng An Hòa Hầu. Tình hình càng lúc càng nguy kịch. Lê Tương Dực bị giết; đại thần, hoàng hậu,cung nữ của y cũng vạ lây; Đan Thiềm bị bắt, .… Kinh thành điên đảo. Khi quân khởi loạn đốt Cửu trùng đài thành tro, Vũ Như Tô mới tỉnh ngộ.Chàng trơ trọi, đau đớn vĩnh việt cửu trùng đài rồi bình thản ra pháp trường. Theo từ điển văn học, bi kịch là mâu thuẫn giữa khát vọng, hoài bão, lí tưởngcủa cá nhân với thực tại. Thực tại chưa đủ điều kiện cho cá nhân thực hiện khát vọng,lý tưởng của mình nên rơi vào thất bại, thậm chí dẫn đến cái chết thảm thương. Hiểutheo nghĩa thông thường là nỗi đau khổ vò xé dai dẳng không có cách nào giải thoát.Trong Vĩnh biệt cửu Trùng Đài, Vũ Như Tô là người nghệ sĩ thiên tài có lý tưởng caođẹp nhưng lâm vào cảnh ngộ không giải quyết được một cách đúng đắn vấn đề sángtạo nghệ thuật cho ai và để làm gì nghĩa là không giải quyết được mối quan hệ phứctạp giữa nghệ thuật và đời sống cuối cùng rơi vào bi kịch đau đớn. Vũ Như Tô là một nhân vật có thật đã từng được Đại Việt sử ký toàn thư ghichép rất tỉ mỉ: Trước đây, Vũ Như Tô một người thợ ở Cẩm Giàng, xếp những thanhnứa làm thành kiểu mẫu cung điện lớn trăm nóc, dâng lên nhà vua; nhà vua bằng lòngphong cho Như Tô làm đô đốc đứng trông nom việc dựng hơn trăm nóc cung điện lớncó gác, lại khởi công làm Cửu trùng đài. (Khâm Định Việt Sử Thông Giám CươngMục Chính Biên, quyển 26). Tuy nhiên Cửu Trùng Đài đã làm Dân chúng đau khổ,binh lính mệt nhọc. Quân năm phủ đắp thành chưa xong được, đến đây lại có lệnh bắtcác nha môn ở trong ngoài kinh thành phải làm, tập hợp nhau lấy hồ, khiêng đất. Vuahàng ngày bất thần ngự chơi các nơi, chỗ nào vừa ý thì thưởng cho bài vàng, bài bạc.Có chỗ đã làm xong lại phải làm lại, sửa đổi xây đắp lại, hết năm này qua năm khác,liên miên không dứt. Quân lính đắp thành mắc chứng dịch lệ đến một phầnmười.(Đại Việt sử ký toàn thư, Bản kỷ thực lục, Quyển XV, Kỷ Nhà Lê, Tương DựcĐế). Sau đó, Trịnh Duy Sản phản nghịch, dẫy binh, Vũ Như Tô bị thợ thuyền giếtchết, xác quăng ngoài chợ, bị mọi người khinh khi nhổ nước bọt. Tuy nhiên, bi kịchđó của họ Vũ là sự oan khuất bởi ông chỉ là người thừa lệnh của vua làm Cửu TrùngĐài vì thế nhân dân lầm tưởng ông chỉ biết phụng sự cho hôn quân bạo chúa. Năm1941, Nguyễn Huy Tưởng đã minh oan cho họ Vũ bằng vở kịch năm hồi này. Trong vở kịch Vũ Như Tô hiện lên là một kiến trúc sư thiên tài, là hiện thâncủa niềm khao khát say mê sáng tạo cái đẹp, “là người ngàn năm dễ có một....có thểsai khiến gạch đá như viên tướng cầm quân, có thể xây lâu đài cao cả, nóc vờn mâymà không hề tính sai một viên gạch nhỏ…chỉ vẩy bút là chim hoa đã hiện trên mảnhlụa thần tình biến hóa như cảnh hóa công”. Qua vài lời của tác giả ta thấy Vũ Như Tôlà một nghệ sĩ lớn mang trong mình nhân cách cao đẹp, một nghệ sĩ có hoài bão lớnlao, có lý tưởng nghệ thuật cao cả. Khát vọng nghệ thuật của ông lớn lao hơn bao giờhết, ông muốn xây dựng một toà lâu đài vĩ đại “bền như trăng sao” để cho “dân tanghìn thu còn hãnh diện” . Đó là một công trình kiến trúc vĩ đại, tuyệt mĩ, tô điểm chonon sông đất nước: “để ta xây một Cửu Trùng Đài, dựng một kì công muôn thuở, vàinăm nữa Cửu Trùng Đài hoàn thành, cao cả huy hoàng, giữa cõi trần lao lực có mộtcảnh Bồng Lai.... Đời ta không quý bằng Cửu Trùng Đài”. Tâm Hồn của Vũ dành hếtcho Cửu trùng đài. Cửu Trùng Đài – như cái tên của nó – là một công trình kiến trúc mà tầm vóckhông thể chỉ tính đếm bằng lượng gỗ cây, đá khối, cho dù đó là những con số nghequa cũng đã đủ kinh hoàng (“hai trăm vạn cây gỗ chất đống cao như núi, toàn nhữnggỗ quý vô ngần”,“hai mươi vạn phiến đá lớn, bốn mươi vạn phiến đá nhỏ, từ ChânLạp tải ra”). Tầm vóc của nó, phải hình dung bằng chính ...

Tài liệu được xem nhiều: