Danh mục

Phân tích thị trường lâm sản ngoài gỗ và công tác marketing

Số trang: 142      Loại file: doc      Dung lượng: 1.12 MB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Một trong những định nghĩa đó là, “marketing là tất cả các hoạt động và dịch vụ tham gia vào việc chuyển sản phẩm từ nơi sản xuất tới nơi tiêu dùng”. Nói cách khác, marketing là những hoạt động liên kết người sản xuất và người tiêu dùng nhằm đảm bảo các sản phẩm được cung cấp tới người tiêu dùng:  Tại địa điểm thuận lợi,  Với hình thức phù hợp,  Đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng,  Vào thời gian phù hợp....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân tích thị trường lâm sản ngoài gỗ và công tác marketing Chương 1: Phân tích thị trường lâm sản ngoài gỗ và công tác marketing 1. Phân tích thị trường 1.1. Kiến thức cơ bản của nền kinh tế thị trường và chức năng của nó 1.1.1. Kiến thức cơ bản của nền kinh tế thị trường a. Nền kinh tế thị trường và vai trò của nó b. Các quy luật cơ bản của kinh tế thị trường c. Cơ chế thị trường 1.1.2. Chức năng của thị trường - Chức năng thừa nhận - Chức năng thực hiện giá trị của hàng hoá - Điều tiết và kích thích sản xuất - Chức năng thông tin Bốn chức năng trên có quan hệ mật thiết với nhau. Mỗi hiện tượng kinh tế diễn ra trên thị trường đều thể hiện 4 chức năng này. 1.2. Các khái niệm cơ bản về thị trường 1.2.1. Một số khái niệm thường sử dụng trong nghiên cứu thị trường a. Cầu là gì? b. Cung là gì? c. Sản xuất: d. Marketing: * Khái niệm: Hiện tồn tại nhiều định nghĩa về “marketing”: + Một trong những định nghĩa đó là, “marketing là tất cả các hoạt động và dịch vụ tham gia vào việc chuyển sản phẩm từ nơi sản xuất tới nơi tiêu dùng”. Nói cách khác, marketing là những hoạt động liên kết người sản xuất và người tiêu dùng nhằm đảm bảo các sản phẩm được cung cấp tới người tiêu dùng: − Tại địa điểm thuận lợi, − Với hình thức phù hợp, − Đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng, − Vào thời gian phù hợp. Theo định nghĩa này, các hoạt động marketing đặc trưng cho LSNG bao gồm bán hàng, sấy khô, làm sạch, phân loại, chế biến, đóng gói, dán nhãn mác cho các sản phẩm, lưu kho và vận chuyển. Các hoạt động này làm gia tăng giá trị cho các sản phẩm LSNG. 1 Một số hoạt động có thể được thực hiện tại hộ gia đình. Tuy nhiên, phần lớn các hoạt động được thực hiện bởi các thương nhân và chủ cơ sở chế biến ngoài phạm vi nông trại. + Định nghĩa marketing thứ hai là “marketing bao gồm xác định nhu cầu của khách hàng và đáp ứng các nhu cầu đó để tạo ra lợi nhuận”. Định nghĩa này nhấn mạnh rằng marketing là quá trình mang định hướng khách hàng và lợi nhuận. Marketing thành công phải dựa trên mối quan hệ lâu dài và dựa trên lợi ích chung giữa người cung cấp và khách hàng. Vai trò của người cán bộ khuyến thị trường sẽ là giúp người nông dân phát triển các mối liên kết đó với người mua như thương nhân và chủ các cơ sở chế biến. * Các thành phần cơ bản của Marketing: Nhằm tạo ra thu nhập cao hơn từ rừng của mình, người nông dân phải phát triển các chiến lược marketing phù hợp. Để làm được điều đó, họ phải chú ý tới bốn yếu tố quan trọng được coi là 4 P trong marketing:  Sản phẩm (Product). Người nông dân phải sản xuất cái gì? Họ nên sản xuất những sản phẩm có nhu cầu cao (sẽ cho giá cao) và mang tính cạnh tranh (ví dụ: với chi phí sản xuất thấp). Ngoài ra, những gì họ sản xuất ra phải đáp ứng nhu cầu của thị trường hay khách hàng (về giống, màu sắc, kích thước, đ ộ sạch và hình thức đóng gói). Người mua thường có những sở thích rõ ràng về sản phẩm và sẵn sàng trả giá cao hơn cho những người cung cấp đáp ứng nhu cầu của họ.  Giá (Price). Người nông dân nên bán sản phẩm với mức giá nào?. Người nông dân ít có khả năng định giá sản phẩm của họ. Thông thường, giá nông sản thường được quyết định bởi các điều kiện cung và cầu hiện hành. Tuy nhiên, vẫn có một số cách ảnh hưởng đến mức giá bán ra. Cách thứ nhất là xây dựng và áp dụng các chiến lược sản phẩm đáp ứng nhu cầu như trình bày ở phần sản phẩm. Một cách khác là đàm phán và cung cấp cho người mua theo nhóm.  Xúc tiến bán hàng (Promotion). Làm thế nào để người nông dân xúc tiến bán hàng các sản phẩm của mình?. Các hoạt động này có thể thúc đẩy bán hàng và có tác động tích cực tới giá sản phẩm. Cách xúc tiến bán hàng đ ơn giản nhất cho nông dân là thông qua mối quan hệ và trao đổi thường xuyên với một số người mua. Các phương tiện truyền thông như báo chí, đài phát thanh, truyền hình và internet thường không phù hợp với điều kiện của người nông dân.  Địa điểm (Place). Người nông dân nên bán sản phẩm của họ ở đâu?. Khi quyết định về địa điểm bán sản phẩm của mình, người nông dân phải xem xét những thuận lợi hay khó khăn họ có thể gặp phải khi bán hàng tại mỗi địa điểm và theo các kênh phân phối khác nhau. Mỗi địa điểm bán hàng hay kênh phân phối sẽ có những lợi ích (giá bán), chi phí (thời gian và vận chuyển) các rủi ro (s ản ph ẩm không được chấp nhận). 2 Các lựa chọn về marketing bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Các yếu tố bên trong như nguồn lực, kiến thức và kỹ năng của người nông dân là những yếu tố rất quan trọng. Những yếu tố bên ngoài như đặc điểm của cầu, điều kiện sinh thái nông nghiệp của địa phương, hiện trạng đường xá, mức độ cạnh tranh từ các khu vực cung cấp khác, các chính sách và quy định của nhà nước, v.v… cũng đóng vai trò quan trọng. Các yếu tố bên ngoài thường xuyên thay đổi và tạo ra những thách thức cho người nông dân trong hoạt động marketing của họ. Do đó cần phải giúp họ thích ứng với sự thay đổi của các yếu tố bên ngoài này bằng cách: chuyển giao kiến thức và kỹ năng, giúp người nông dân xây dựng những chiến lược marketing sáng tạo trong đó có tính đến nguồn lực của họ và sự thay đổi của các yếu tố bên ngoài. 1.2.2. Thị trường a. Khái niệm Hai từ thị trường chung ta đã được nghe rất nhiều trong quá trình sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường. Vậy “thị trường” là gì?. Hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về thị trường và sau đây là một số khái niệm về thị trường. * Theo nghĩa cổ điển: Thị trường là nơi diễn ra các quan hệ trao đổi, mua bán hàng hoá. Theo nghĩa này thị trường được thu hẹp ở “cái chợ”. Vì vậy ta có thể hình dung đ ược thị tr ường về khô ...

Tài liệu được xem nhiều: