Danh mục

Phân tích thực nghiệm trình độ phát triển kinh tế địa phương của các tỉnh thành Việt Nam bằng phương pháp phân tích thành phần chính

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 545.32 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tập trung phân tích thực nghiệm trình độ phát triển kinh tế địa phương của các tỉnh thành Việt Nam bằng phương pháp phân tích thành phần chính. Nghiên cứu dựa trên dữ liệu về 11 chỉ số kinh tế của 63 tỉnh thành của Việt Nam năm 2021 và áp dụng phương pháp Phân tích thành phần chính để đánh giá, so sánh và xếp hạng trình độ phát triển kinh tế của các địa phương.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân tích thực nghiệm trình độ phát triển kinh tế địa phương của các tỉnh thành Việt Nam bằng phương pháp phân tích thành phần chính PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 PHÂN TÍCH THỰC NGHIỆM TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐỊA PHƯƠNG CỦA CÁC TỈNH THÀNH VIỆT NAM BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH THÀNH PHẦN CHÍNH Vũ Thị Huyền Trang Nguyễn Đức Minh Trường Đại học Thương Mại Email: trang.vth@tmu.edu.vn, ducminhvcu@gmail.com.vn Tóm tắt: Nghiên cứu dựa trên dữ liệu về 11 chỉ số kinh tế của 63 tỉnh thành của ViệtNam năm 2021 và áp dụng phương pháp Phân tích thành phần chính để đánh giá, so sánh vàxếp hạng trình độ phát triển kinh tế của các địa phương. Đồng thời, tiến hành so sánh kết quảnhận được với kết quả tổng điểm và xếp hạng tương ứng của các tỉnh thành năm 2018 trongmột nghiên cứu tương tự để thấy được sự thay đổi về trình độ phát triển kinh tế của các tỉnhthành trong thời gian chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid 19. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra cáctỉnh thành gồm Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Hải Phòng và Đồng Nai là cáctỉnh dẫn đầu về trình độ phát triển kinh tế tổng hợp và duy trì được vị trí xếp hạng. Trong khiđó, một số tỉnh khác như Lai Châu, Hòa Bình và Điện Biên vẫn tiếp tục nằm cuối bảng xếphạng. Nghiên cứu cũng chỉ ra các tỉnh có sự thăng hạng vượt bậc và các tỉnh xuống hạng nhiềuso với xếp hạng năm 2018. Từ khóa: phương pháp phân tích thành phần chính, trình độ phát triển kinh tế, các tỉnhthành của Việt Nam.1. Giới thiệu Nhờ lợi thế về vị trí địa lý và các chính sách kinh tế linh hoạt, nền kinh tế của Việt Namđã đạt được những thành tựu đáng kể. Theo tạp chí Forbes đánh giá Nhìn chung, GDP bìnhquân đầu người của Việt Nam tăng trưởng ấn tượng nhất trong số tất cả quốc gia trên thế giới.Xu hướng này phản ánh tính năng động của nền kinh tế Việt Nam và sự phát triển vượt bậc củaquốc gia này trong những năm qua. Đóng góp vào sự phát triển chung của cả nước, các địaphương của Việt Nam cũng ghi nhận những sự phát triển kinh tế - xã hội đáng kể. Việt Nam có63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó có 5 thành phố trực thuộc Trung ương và58 tỉnh. Mỗi tỉnh thành ở nước ta đều có vị trí, nhiệm vụ riêng và có sự khác biệt lớn trong trìnhđộ phát triển giữa các vùng và các tỉnh. Việc nhận thức và đánh giá được sự khác biệt này làđặc biệt quan trọng trong việc thực hiện các chính sách phát triển vùng, liên kết vùng nhằmphát huy tiềm năng, lợi thế của từng vùng, từng địa phương dẫn đến sự phát triển bền vững củaquốc gia. Hiện nay, các học giả nghiên cứu sự khác biệt về kinh tế khu vực chủ yếu tiếp cận từ haikhía cạnh. Một mặt, các nghiên cứu sử dụng các phương pháp thống kê như chênh lệch tuyệtđối, chênh lệch tương đối, hệ số Gini và hệ số Sihl để lựa chọn một chỉ số duy nhất nhằm đánhgiá và phân tích sự khác biệt kinh tế khu vực (Wen Xiaoqin & Wu Chengzhen, 2017). Một mặtkhác, các nhà nghiên cứu lại sử dụng một phương pháp duy nhất, chẳng hạn như phương phápDelphi, phân tích nhân tố, phân tích cụm và quy trình phân tích thứ bậc, được sử dụng để đánhgiá sự khác biệt về kinh tế khu vực (Shu FuHua, 2018). Tuy nhiên, việc lựa chọn một chỉ số cónhững hạn chế khi nó chỉ đủ để phản ánh một khía cạnh nhất định của nền kinh tế. Vì vậy cần 176 PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3có phương pháp đánh giá tổng hợp nhiều chỉ tiêu cùng lúc đối với nền kinh tế địa phương vàkhu vực. Phương pháp phân tích thành phần chính (Principal Component Analysis - PCA) đượcviết năm 1901 bởi Karl Pearson và được sử dụng như một công cụ để phục vụ cho việc tínhtoán phân tích các đặc trưng của tập số liệu mẫu. PCA là phương pháp giảm kích thước của bộsố liệu mẫu ban đầu dựa trên việc xây dựng một không gian mới ít chiều hơn nhưng lại có khảnăng đại diện cho bộ dữ liệu gốc, đảm bảo độ biến thiên của dữ liệu trên mỗi chiều mới (NguyễnMinh Thủy & cộng sự, 2015). Lĩnh vực áp dụng của phương pháp phân tích thành phần chính rất đa dạng, trong nôngnghiệp, hóa học, kinh tế và tài chính, … Một trong số ứng dụng phổ biến là bài toán xếp hạngnăng lực tổng hợp của các quan sát thông qua việc tính điểm cho các quan sát đó trên trục chính.Cũng với mục đích đó, nghiên cứu này đã dựa trên bộ dữ liệu gồm 11 chỉ tiêu kinh tế của 63tỉnh, thành phố Việt Nam, áp dụng phương pháp PCA để tiến hành đánh giá trình độ phát triểnkinh tế của các tỉnh thành và so sánh với kết quả xếp hạng năm 2018 của Hồ Thị Linh Trang(2021) trong một nghiên cứu tương tự để thấy được sự thay đổi về phát triển kinh tế của cáctỉnh thành trong thời gian chịu ảnh hưởng ...

Tài liệu được xem nhiều: