Danh mục

Phân tích thực trạng và khuyến nghị để nguồn vốn FDI góp phần phát triển kinh tế tại Việt Nam

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 307.06 KB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Phân tích thực trạng và khuyến nghị để nguồn vốn FDI góp phần phát triển kinh tế tại Việt Nam tập trung phân tích những tác động tích cực của nguồn vốn FDI đến tăng trưởng kinh tế, đồng thời nêu ra những tồn tại trong hoạt động của khu vực này, từ đó đưa ra các khuyến nghị nhằm thu hút và khai thác tốt hơn nữa thế mạnh của các doanh nghiệp này trong thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân tích thực trạng và khuyến nghị để nguồn vốn FDI góp phần phát triển kinh tế tại Việt Nam PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ KHUYẾN NGHỊ ĐỂ NGUỒN VỐN FDI GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẠI VIỆT NAM PGS.TS. Bùi Văn Trịnh Trường Đại học Cần Thơ ThS. Đoàn Thị Thanh Hòa Trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Vĩnh Long Tóm tắt Nguồn vốn FDI đã có những đóng góp quan trọng cho những thành quả đạt được của nền kinh tế Việt Nam, duy trì mức tăng trưởng GDP thuộc nhóm các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, từ nước nghèo trở thành quốc gia đạt được thu nhập trung bình và quan trọng hơn hết là góp phần gia tăng năng lực sản xuất, vươn lên trở thành một quốc gia xuất khẩu hàng đầu nhiều mặt hàng trên thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh những hiệu quả tích cực mang lại thì khu vực FDI vẫn còn tồn tại một số bất cập như đầu tư chưa đồng đều, tỷ lệ đóng góp vào ngân sách chưa tương xứng với lợi nhuận, hiệu ứng lan tỏa chưa cao,… Bài viết tập trung phân tích những tác động tích cực của nguồn vốn FDI đến tăng trưởng kinh tế, đồng thời nêu ra những tồn tại trong hoạt động của khu vực này, từ đó đưa ra các khuyến nghị nhằm thu hút và khai thác tốt hơn nữa thế mạnh của các doanh nghiệp này trong thời gian tới. Từ khóa: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), Phát triển kinh tế, Việt Nam 1. GIỚI THIỆU Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment - FDI) là một khoản đầu tư được thực hiện bởi một công ty hoặc cá nhân ở một quốc gia vào lợi ích kinh doanh ở một quốc gia khác. Nguồn vốn này thường tập trung vào các nền kinh tế mở, cung cấp lực lượng lao động lành nghề và triển vọng tăng trưởng trên trung bình cho nhà đầu tư, trái ngược với các nền kinh tế được kiểm soát chặt chẽ. Đầu tư trực tiếp nước ngoài được phân biệt với đầu tư danh mục đầu tư, trong đó một nhà đầu tư chỉ mua cổ phần của các công ty có trụ sở nước ngoài (hay nói cách khác là chỉ đầu tư vốn) mà còn bao gồm cả việc thiết lập quyền sở hữu hoặc kiểm soát lợi ích, hiệu quả trong một công ty nước ngoài, các quy định của quản lý hoặc công nghệ, đồng thời ảnh hưởng đáng kể đến việc ra quyết định của một doanh nghiệp trên thị trường. Đối với các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển thì nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được xem là “trụ cột của sự phát triển kinh tế”. Năm 1987 là một dấu mốc lịch sử khi Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam chính thức được Quốc hội thông qua lần đầu tiên và nước ta được xem như là một trong những 432 quốc gia đi đầu về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Sau hơn 30 năm, dòng vốn FDI đã có những đóng góp quan trọng cho những thành quả đạt được của nền kinh tế Việt Nam khi luôn đạt mức tăng trưởng GDP thuộc nhóm các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao nhất khu vực và thế giới, từ một nước nghèo trở thành một nền kinh tế có thu nhập trung bình với thu nhập bình quân đầu người đã tăng gần gấp 5 lần (đạt 2.590 USD) và quan trọng hơn hết là góp phần gia tăng năng lực sản xuất, vươn lên trở thành một nước xuất khẩu hàng đầu nhiều mặt hàng trên thế giới. 2. VAI TRÒ CỦA NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẠI VIỆT NAM Dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đầu tiên chính thức được Bộ Kinh tế Đối ngoại cấp cho một liên doanh giữa Công ty Hochimex của Hồng Kông và Công ty Du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu vào ngày 7/4/1988 trị giá hơn 2 triệu USD. Trừ một thời gian gián đoạn ngắn trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 2008 - 2009, thì dòng vốn FDI và lượng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam luôn tăng mạnh theo từng năm (Biểu đồ 1). Số dự án FDI đã tăng 1.910 dự án trong vòng 8 năm (từ 2010 đến 2018), với tổng số vốn đăng ký tăng 16.481,76 triệu đô la Mỹ và tổng vốn thực hiện tăng 8.099,7 triệu đô la Mỹ. Hình 1: Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép thời kỳ 1991 - 2018 40000 30000 20000 10000 0 1991 1995 2000 2005 2010 2015 2018 Số dự án Tổng vốn đăng ký (Triệu đô la Mỹ) Nguồn: Niên giám Thống kê (2018) Kết quả báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam năm 2018 chứng minh thêm, tác động tích cực của khu vực FDI trong việc bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển. Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện theo giá hiện hành ước tính đạt 1.856,6 nghìn tỷ đồng, tăng 11,2% so với năm trước và bằng 33,5% GDP. Trong đó, vốn khu vực nhà nước đạt 619,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 33,3% tổng vốn và tăng 3,9% so với năm trước; khu vực ngoài nhà nước đạt 803,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 43,3% và tăng 18,5%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 434,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 23,4% và tăng 9,6%. Tuy nhiên, cơ cấu nguồn vốn đầu tư những năm gần đây tiếp tục 433 dịch chuyển theo hướng tăng tỷ trọng của khu vực tư nhân - dân cư trong nước và giảm tỷ trọng đầu tư từ khu vực nhà nước. Theo đó, khu vực nhà nước giảm mạnh tỷ trọng đầu tư từ 39,9% năm 2014 xuống còn 33,3% năm 2018. Thế nhưng tỷ trọng của khu vực FDI trong tổng đầu tư cơ bản giữ ổn định ở mức trung bình 23,5% trong cả giai đoạn 2015 - 2018, từ đó càng khẳng định vai trò quan trọng của nguồn vốn này đối với đầu tư phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam. Bảng 1: Tốc độ phát triển vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện các năm 2016 - 2018 so với năm trước (Theo giá hiện hành) % Năm DIỄN GIẢI 2016 2017 2018 Tổng số ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: