Danh mục

Phân tích và đánh giá tình trạng phú dưỡng nước sông An Cựu đoạn chảy qua thành phố Huế

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 578.80 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sông An Cựu là một chi lưu của sông Hương ở phía Nam kinh thành Huế, là nơi có mật độ dân cư dày đặc tập trung hai bên bờ. Kết quả khảo sát nước mặt sông An Cựu từ tháng 11/2018 đến tháng 07/2019 cho thấy, mức ô nhiễm các chất hữu cơ (BOD5, COD) và các chất dinh dưỡng (NH4 + , NO2 - , TN, PO4 3- , TP) gia tăng về mùa mưa và giảm về mùa khô.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân tích và đánh giá tình trạng phú dưỡng nước sông An Cựu đoạn chảy qua thành phố Huế TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 16, Số 2 (2020) PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG PHÚ DƢỠNG NƢỚC SÔNG AN CỰU ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ HUẾ Hồ Xuân Anh Vũ1*, Lê Thị Thùy Trang1, Võ Thị Thơ3, Nguyễn Hải Phong1 1Khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế 2Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh TT Huế 3Trường trung học phổ thông Đặng Huy Trứ, Quảng Ngãi *Email: anhvu2303@gmail.com Ngày nhận bài: 9/12/2019; ngày hoàn thành phản biện: 10/12/2019; ngày duyệt đăng: 02/4/2020 TÓM TẮT Sông An Cựu là một chi lưu của sông Hương ở phía Nam kinh thành Huế, là nơi có mật độ dân cư dày đặc tập trung hai bên bờ. Kết quả khảo sát nước mặt sông An Cựu từ tháng 11/2018 đến tháng 07/2019 cho thấy, mức ô nhiễm các chất hữu cơ (BOD5, COD) và các chất dinh dưỡng (NH4+, NO2-, TN, PO43-, TP) gia tăng về mùa mưa và giảm về mùa khô. Nồng độ Chlorophyll-a trong nước sông dao động từ 1,9 đến 86,8 µg/L, chứng tỏ có biểu hiện của sự phú dưỡng. Tổng coliform dao động từ 43 đến 240000 MPN/100 mL. Yếu tố quyết định sự phú dưỡng của sông An cựu là P (100 % trường hợp có tỷ số TN/TP ≥ 6). Tình trạng phú dưỡng của sông An Cựu qua chỉ số Vollenweider (TRIX): 100 % trường hợp ở mức siêu phú dưỡng (TRIX > 8). Bên cạnh đó tương quan giữa chỉ số TRIX và các thông số chất lượng nước cũng được đánh giá. Từ khóa: phú dưỡng, TRIX, sông An Cựu, Huế. 1. MỞ ĐẦU Thừa Thiên Huế có mật độ sông ngòi dày đặc, trong đó sông Hương và các chi lưu đóng vai trò quan trọng về kinh tế, văn hóa và xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế. Sông An Cựu là một chi lưu của sông Hương ở phía Nam kinh thành Huế, là nơi có mật độ dân cư dày đặc tập trung hai bên bờ. Trong nhiều năm gần đây, chất thải từ chợ Bến Ngự, chợ An Cựu, khu dân cư< mang theo lượng lớn các chất gây ô nhiễm khiến nước sông An Cựu có màu lạ và mùi khó chịu. Trong nhiều năm qua, đã có một số công trình nghiên cứu về nước sông An Cựu của tác giả Hoàng Đình Trung và Võ Văn Quý, 2012 *2+; và của cơ quan “Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường” thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tiến 103 Phân tích và đánh giá tình trạng phú dưỡng nước sông An Cựu đoạn chảy qua thành phố Huế hành quan trắc và phân tích chất lượng nước (C N) với tần suất 2 tháng/lần. Với tổng chiều dài con sông lên đến 72 km, các nguồn thải đổ vào từ nhiều vị trí khác nhau thì việc chỉ sử dụng một mặt cắt đại diện chưa đủ thuyết phục để đánh giá CLN sông An cựu [3]. Trong bài báo này, chúng tôi đánh giá C N sông An Cựu qua một số thông số C N và tình trạng phú dưỡng của sông An cựu qua chỉ số Vollenweider (TRIX) [6] và yếu tối giới hạn của phú dưỡng qua chỉ số TN/TP (WHO, 2002) *7+. Bên cạnh đó đánh giá tương quan của chỉ số TRIX và các thông số chất lượng nước. 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Địa điểm nghiên cứu Địa điểm nghiên cứu là đoạn sông An Cựu chảy qua thành phố Huế (hình 1), 05 (năm) điểm đại diện được lựa chọn để tiến hành đo đạc/ phân tích. Điểm AC1: tại đập ngăn mặn ở cửa sông An Cựu, AC2: giữa cầu Bến Ngự, AC3: giữa cầu Kho rèn, AC4: giữa cầu An Cựu, AC5: giữa cầu ợi Nông 1. Ghi chú: AC1: đập ngăn mặn cửa sông, AC2: giữa cầu Bến Ngự, AC3: giữa cầu Kho rèn, AC4: giữa cầu An Cựu, AC5: giữa cầu ợi Nông 1. Hình 1. Bản đồ vị trí lấy mẫu trên sông An Cựu 2.2. Thời gian nghiên cứu Thời gian nghiên cứu từ tháng 11/2018 đến tháng 07/2019. Thời gian và điều kiện thời tiết đợt lấy mẫu được trình bày trong bảng 1. Bảng 1. Thời gian lấy mẫu và điều kiện thời tiết tại khu vực nghiên cứu. STT Đợt lấy mẫu Thời gian Điều kiện thời tiết 1 Đợt 1 24/11/2018 Trời râm mát, hai ngày trước có mưa lớn 2 Đợt 2 19/01/2019 Trời râm mát, một tuần trước đó có mưa lớn 104 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 16, Số 2 (2020) 3 Đợt 3 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: