Danh mục

Phân tích yếu tố tốc độ máy và sự dịch chuyển của vải ảnh hưởng đến tổn thương tại vị trí đường may vải dệt kim

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 275.75 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Các sản phẩm dệt kim chiếm một bộ phận lớn trong các mặt hàng may mặc. Với ưu điểm có độ xốp, mềm mại, ít nhàu và có độ đàn hồi cao vải dệt kim ngày càng được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng sản phẩm dệt kim thông thường bị nhược điểm thủng lỗ ngay tại vị trí đường may làm giảm tính thẩm mỹ của sản phẩm. Vì vậy mục đích nghiên cứu của tác giả là phân tích hai yếu tố làm tổn thương vải tại vị trí đường may đối với vải dệt kim là tốc độ máy và sự dịch vải. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân tích yếu tố tốc độ máy và sự dịch chuyển của vải ảnh hưởng đến tổn thương tại vị trí đường may vải dệt kim PHÂN TÍCH YẾU TỐ TỐC ĐỘ MÁY VÀ SỰ DỊCH CHUYỂN CỦA VẢI ẢNH HƢỞNG ĐẾN TỔN THƢƠNG TẠI VỊ TRÍ ĐƢỜNG MAY VẢI DỆT KIM Trần Thị Hồng Mỹ Khoa Kiến trúc  Mỹ thuật, Trường Đại học Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH) TÓM TẮT Hiện nay, trong xu thế hội nhập quốc tế, trước cơ hội và những thách thức mới, ngành Dệt may Việt Nam đã đặt ra những mục tiêu cơ bản trong chiến lược của ngành. Bên cạnh những mục tiêu tăng kim ngạch xuất khẩu và thu hút lao động, mục tiêu quan trọng hàng đầu là nâng cao chất lượng sản phẩm dệt may. Các sản phẩm dệt kim chiếm một bộ phận lớn trong các mặt hàng may mặc. Với ưu điểm có độ xốp, mềm mại, ít nhàu và có độ đàn hồi cao vải dệt kim ngày càng được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng sản phẩm dệt kim thông thường bị nhược điểm thủng lỗ ngay tại vị trí đường may làm giảm tính thẩm mỹ của sản phẩm. Vì vậy mục đích nghiên cứu của tác giả là phân tích hai yếu tố làm tổn thương vải tại vị trí đường may đối với vải dệt kim là tốc độ máy và sự dịch vải. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hàng dệt kim có nhiều đặc tính riêng như tính đàn hồi lớn, vải mềm, nhẹ, dễ co giãn, nên khi mặc sẽ bó sát người, dễ thấm nước, thấm mồ hôi và thoáng mát. Do đó, hàng dệt kim ngày càng được nhiều người ưu chuộng, mặt hàng dệt kim ngày càng phong phú và thích hợp với khí hậu xứ lạnh cũng như xứ nóng. Vải dệt kim trong quá trình sản xuất may quần áo thường gặp phải hiện tượng tổn thương tại vị trí đường may làm thay đổi bề mặt vật liệu gây ảnh hưởng đến mỹ quan của sản phẩm gọi đó là tổn thương vải tại vị trí đường may. Trong quá trinh sản xuất thường gặp một số các yếu tố thiết bị ảnh hưởng đến tổn thương tại đường may vải dệt kim bao gồm: chi số kim, kết cấu vải, chỉ, sức căng chỉ, cơ cấu dịch chuyển vải và vận tốc máy. Nghiên cứu về tổn thương vải tại vị trí đường may đối với vải dệt kim là một mảng đề tài hết sức phong phú, hấp dẫn đòi hỏi nhiều công sức cũng như phải đầu tư thích đáng về thời gian và các điều kiện thí nghiệm, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tổn thương của vải dệt kim tại vị trí đường may. Vì vậy trong khuôn khổ của bài báo này tôi xin tập trung phân tích nghiên cứu hai yếu tố tốc độ máy và sự dịch vải ảnh hưởng tổn thương tại vị trí đường may vải dệt kim. 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Tổn thƣơng vải tại đƣờng may: Sự tác động của các yếu tố nguyên liệu, công nghệ, máy, thiết bị, quá trình xử lý hòan tất, quá trình công nghệ may… làm thay đổi bề mặt vật liệu gây ảnh hưởng đến mỹ quan của sản phẩm gọi đó là tổn thương vải tại vị trí đường may. Khi may vải dệt kim thường xảy ra hiện tượng bề mặt vật liệu bị tổn thương tạo lỗ thủng tại vị trí đường may. Những lỗ thủng này làm giảm mỹ quan của sản phẩm và làm giảm độ bền đường may của sản phẩm trong quá trình sử dụng sản phẩm. 38 2.1. Ảnh hƣởng của tốc độ máy đến mức độ tổn thƣơng vải Quá trình sản xuất sản phẩm trong công nghiệp hiện nay được tiến hành trên các máy tự động làm việc với tốc độ rất cao. Tốc độ may cao thì năng suất may và hiệu suất sử dụng thiết bị càng tốt. Khi may vải dệt kim với tốc độ cao, lực đâm xuyên của kim lớn dễ dàng xuyên qua các lớp vải, tuy nhiên khi đó kim bị đốt nóng với nhiệt độ cao, gia tăng sự cố đứt chỉ, lực quán tính tăng làm phát sinh hiện tượng rung và tiến ồn, gây tổn thương phá vỡ bề mặt lớp vải. Khi may với vận tốc cao, có lực đâm xuyên lớp gây ra hiện tượng phá vỡ bề mặt của vải gây tổn thương sợi trong vải. Ngòai ra khi vận tốc máy cao thì các tác động cơ và nhiệt trong quá trình may làm kim bị đốt nóng hơn làm tăng sự phá vỡ bề mặt vải làm cho vải bị giảm bền so với quá trình may với vận tốc thấp. Mức độ tổn thương của vải khác nhau. Vải có mật độ sợi cao, dệt từ sợi mảnh, xử lý hòan tất khác nhau thì mức độ tổn thương khi tăng vận tốc là khác nhau. Khi kim đâm thủng vải để đưa chỉ xuyên qua các lớp vải làm phát sinh lực ma sát giữa kim với vải, khi lực vận tốc máy tăng thì dẫn đến lực ma sát càng tăng. Lực ma sát này là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đốt nóng kim trong quá trình may và gây ra tổn thương vải tại vị trí đường may. Theo các tác giả [13], nhiệt độ của kim khi may vật liệu tổng hợp với tốc độ lớn hơn 3200 vòng/phút có thể đạt tới 3000C đến 4000C. Trong khi xơ nylon 6 giảm bền ở 1700C, nóng chảy ở 2150C đến 2200C; xơ PET giảm bền ở 2350C đến 2400C, nóng chảy ở 2500C đến 2600C. Nhiệt độ tới hạn của kim khi may chỉ và vải từ xơ thiên nhiên là 3500C, với xơ tổng hợp PET và xơ nylon 6 tương ứng là 2300C và 2800C. Nghiên cứu ảnh hưởng của các thông số vận tốc máy tới tổn thương vải tại đường may, từ đó giảm độ bền đường may tác giả [13] rút ra kết luận: Khi tăng tốc độ may, nhiệt độ kim tăng lên gây phá vỡ trên bề mặt vải gây tổn thương vải tại vị trí đường may. Nhiệt độ kim gây hạn chế tốc độ và hiệu suất máy, vì vậy khi may vải dệt kim để giảm tối đa ảnh hưởng tổn thương vải cũng như để nhiệt độ đốt nóng kim trong quá trình may không ảnh hưởng đến chất lượng đường may và năng suất lao động cần thiết lập chế độ vận tốc may hợp lý đảm bảo duy trì nhiệt độ của kim thấp hơn nhiệt độ tới hạn cho phép. Ngòai ra, đặc biệt khi may với vận tốc cao, có lực đâm xuyên lớp gây ra hiện tượng rung và tiếng ồn, độ rung của kim gây phá vỡ bề mặt của vải gây tổn thương sợi trong vải. Ta có: Mối quan hệ giữa kim và mặt nguyệt dmg= 1,5 dk Trong đó: dmg: Đường kính mặt nguyệt dk: Đường kính kim Hình 1.1. Mối quan hệ giữa kim và mặt nguyệt Khi may sản phẩm dệt kim với vận tốc cao gây ra hiện tượng rung làm cho khoảng trống giữa kim và mặt nguyệt thay đổi không ổn định gây ra tổn thương vải tại vị trí đường may. Nếu tăng vận tốc càng cao xảy ra hiện tượng rung mạnh, khi kim đâm xuống không rơi vào lỗ mặt nguyệt để xuyên ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: