Phân vùng cảnh quan và định hướng khai thác, sử dụng các tiểu vùng cảnh quan ở lưu vực sông Kôn
Số trang: 14
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.10 MB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Cảnh quan lưu vực sông Kôn mang đặc tính nhiệt đới ẩm gió mùa. Dưới tác động của quy luật địa đới và phi địa đới tạo nên sự phân hóa phức tạp và đa dạng cảnh quan lưu vực, đặc biệt là sự phân hóa theo độ cao địa hình và theo Đông – Tây.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân vùng cảnh quan và định hướng khai thác, sử dụng các tiểu vùng cảnh quan ở lưu vực sông Kôn TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 21, Số 2 (2022) PHÂN VÙNG CẢNH QUAN VÀ ĐỊNH HƯỚNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG CÁC TIỂU VÙNG CẢNH QUAN Ở LƯU VỰC SÔNG KÔN Phan Thị Lệ Thủy1*, Hà Văn Hành2, Nguyễn Thị Huyền1 1 Khoa Khoa học tự nhiên, Trường Đại học Quy Nhơn 2 Khoa Địa lý – Địa chất, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế *Email: phanthilethuy@qnu.edu.vn Ngày nhận bài: 12/4/2022; ngày hoàn thành phản biện: 16/5/2022; ngày duyệt đăng: 4/8/2022 TÓM TẮT Cảnh quan lưu vực sông Kôn mang đặc tính nhiệt đới ẩm gió mùa. Dưới tác động của quy luật địa đới và phi địa đới tạo nên sự phân hóa phức tạp và đa dạng cảnh quan lưu vực, đặc biệt là sự phân hóa theo độ cao địa hình và theo Đông – Tây. Cảnh quan LVS Kôn phân hóa thành 165 loại cảnh quan thuộc 6 phụ lớp cảnh quan nằm trong 3 lớp cảnh quan thuộc một kiểu cảnh quan trên bản đồ cảnh quan LVS Kôn tỉ lệ 1:100.000. Việc phân vùng cảnh quan được thực hiện theo phương pháp từ dưới lên đã nhóm gộp 165 loại cảnh quan có cùng nguồn gốc phát sinh thành 6 tiểu vùng cảnh quan: tiểu vùng cảnh quan núi trung bình An Toàn – Vĩnh Sơn, tiểu vùng cảnh quan núi thấp Vĩnh Hảo – Vĩnh Hiệp, tiểu vùng cảnh quan núi thấp Vĩnh An – Canh Liên, tiểu vùng núi, đồi Tây Giang – Canh Hiệp, tiểu vùng cảnh quan đồi, thung lũng sông Dak Ron Bung, tiểu vùng đồng bằng Tây Sơn – Tuy Phước. Kết quả phân vùng có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cho việc định hướng khai thác, sử dụng phù hợp với chức năng của các tiểu vùng trong lưu vực. Từ khóa: lưu vực sông Kôn, phân vùng cảnh quan, tiểu vùng cảnh quan. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Lưu vực sông (LVS) Kôn với diện tích khoảng 2.615,0 km2 là LVS lớn nhất của tỉnh Bình Định. Dưới sự tác động tổng hợp của các yếu tố, tương tác giữa các hợp phần tự nhiên cùng với sự tác động lâu dài của con người đã tạo nên đặc điểm và sự phân hóa đa dạng cho cảnh quan LVS Kôn, tạo cho thiên nhiên ở đây có sự phân hóa hết sức đa dạng, thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, kết quả phân loại cảnh quan LVS Kôn chỉ mang tính đơn lẻ, không thể hiện được mối liên hệ giữa các cảnh quan khác nhau và sự thống nhất của lãnh thổ. Do đó, để phản ánh một cách có hệ thống, quy luật đặc điểm các hợp phần của mỗi vùng là việc hết sức cần thiết. Bởi mỗi 175 Phân vùng cảnh quan và định hướng khai thác, sử dụng các tiểu vùng cảnh quan ở lưu vực sông Kôn vùng cảnh quan đều có đặc tính toàn vẹn lãnh thổ và thống nhất nội tại của các thành phần cấu tạo và các quá trình địa lí. Việc phân vùng cho phép chỉ ra sự phức tạp của lãnh thổ từ đó nghiên cứu khai thác, sử dụng lãnh thổ một cách tổng thể và đầy đủ hơn. Phân vùng cảnh quan làm cơ sở cho việc xác định các tiềm năng kinh tế, sinh thái dựa trên thế mạnh của mỗi vùng; định hướng không gian sử dụng phù hợp với tiểu vùng từ đó phục vụ cho việc phát triển LVS Kôn bền vững. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu: Để phân tích đặc điểm cảnh quan LVS Kôn, tác giả đã tiến hành thu thập nhiều nguồn dữ liệu cả sơ cấp, lẫn thứ cấp gồm các số liệu, tài liệu nghiên cứu về đặc diểm tự nhiên trong toàn tỉnh Bình Định, kinh tế - xã hội, hệ thống bản đồ, các số liệu thống kê, các báo cáo có liên quan đến LVS Kôn và các tài liệu từ kết quả khảo sát, điều tra thực địa. Các tư liệu được chuẩn hóa, sắp xếp xử lý, phân tích, làm cơ sở để định hướng khai thác thực hiện nghiên cứu. - Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa: Để kiểm chứng thực tiễn, nâng cao hiệu quả trong nghiên cứu phân vùng cảnh quan, tác giả đã tiến hành khảo sát thực địa theo các tuyến vạch sẵn dọc theo quốc lộ 1A, quốc lộ 19 và tỉnh lộ 637 nhằm xác định cấu trúc đứng của cảnh quan. Kết quả thu thập được ngoài thực địa giúp bổ sung, kiểm tra tính chính xác và chỉnh hợp các bản đồ thành phần, so sánh đối chiếu với kết quả nghiên cứu ban đầu về phân loại cảnh quan. Kết quả kiểm chứng từ thực địa là cơ sở để thành lập bản đồ phân vùng cảnh quan. - Phương pháp bản đồ và hệ thông tin địa lý GIS: các công việc nghiên cứu, tích hợp các bản đồ thành phần, xác định các đơn vị cảnh quan trong bản đồ phân vùng cảnh quan LVS Kôn tỷ lệ 1/100.000 được thực hiện trên Mapinfo 15.0. Phương pháp này thực hiện có hiệu quả việc nhằm tìm ra những đặc điểm của các tiểu vùng cảnh quan, tạo ra lớp thông tin mới, trình bày dữ liệu dưới dạng bản đồ phục vụ việc nghiên cứu và định hướng sử dụng lãnh thổ. - Phương pháp phân vùng cảnh quan LVS Kôn: Sử dụng tổng hợp các phương pháp truyền thống như phân tích liên hợp các thành phần, phân tích yếu tố chủ đạo nhằm xác định mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố thành tạo cảnh quan để xác định ranh giới các đơn vị cảnh quan trong lưu vực. Việc phân vùng cảnh quan được tiến hành theo thủ pháp từ dưới lên, tức là gộp nhóm các loại cảnh quan có sự đồng nhất tương đối theo các dấu hiệu chẩn đoán cấp tiểu vùng cảnh quan, sau đó nhóm các tiểu vùng thành các đơn vị cấp lớn hơn (vùng cảnh quan). 176 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 21, Số 2 (2022) 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Bản đồ cảnh quan lưu vực sông Kôn Trên cơ sở tham khảo các hệ thống phân loại cảnh quan tiêu biểu của A.G. Ixatsenco (1961) [5], Vũ Tự Lập [6], Nguyễn Thành Long và nnk (1993) [7], Phạm Hoàng Hải và nnk (1997) [1], nhóm tác giả đã xây dựng hệ thống phân loại cảnh quan gồm có 6 cấp: (Hệ cảnh quan → Phụ hệ cảnh quan → Kiểu cảnh quan → Lớp cảnh quan → Phụ lớp cảnh quan → Loại cảnh quan). Bản đồ cảnh quan LVS Kôn tỉ lệ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân vùng cảnh quan và định hướng khai thác, sử dụng các tiểu vùng cảnh quan ở lưu vực sông Kôn TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 21, Số 2 (2022) PHÂN VÙNG CẢNH QUAN VÀ ĐỊNH HƯỚNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG CÁC TIỂU VÙNG CẢNH QUAN Ở LƯU VỰC SÔNG KÔN Phan Thị Lệ Thủy1*, Hà Văn Hành2, Nguyễn Thị Huyền1 1 Khoa Khoa học tự nhiên, Trường Đại học Quy Nhơn 2 Khoa Địa lý – Địa chất, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế *Email: phanthilethuy@qnu.edu.vn Ngày nhận bài: 12/4/2022; ngày hoàn thành phản biện: 16/5/2022; ngày duyệt đăng: 4/8/2022 TÓM TẮT Cảnh quan lưu vực sông Kôn mang đặc tính nhiệt đới ẩm gió mùa. Dưới tác động của quy luật địa đới và phi địa đới tạo nên sự phân hóa phức tạp và đa dạng cảnh quan lưu vực, đặc biệt là sự phân hóa theo độ cao địa hình và theo Đông – Tây. Cảnh quan LVS Kôn phân hóa thành 165 loại cảnh quan thuộc 6 phụ lớp cảnh quan nằm trong 3 lớp cảnh quan thuộc một kiểu cảnh quan trên bản đồ cảnh quan LVS Kôn tỉ lệ 1:100.000. Việc phân vùng cảnh quan được thực hiện theo phương pháp từ dưới lên đã nhóm gộp 165 loại cảnh quan có cùng nguồn gốc phát sinh thành 6 tiểu vùng cảnh quan: tiểu vùng cảnh quan núi trung bình An Toàn – Vĩnh Sơn, tiểu vùng cảnh quan núi thấp Vĩnh Hảo – Vĩnh Hiệp, tiểu vùng cảnh quan núi thấp Vĩnh An – Canh Liên, tiểu vùng núi, đồi Tây Giang – Canh Hiệp, tiểu vùng cảnh quan đồi, thung lũng sông Dak Ron Bung, tiểu vùng đồng bằng Tây Sơn – Tuy Phước. Kết quả phân vùng có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cho việc định hướng khai thác, sử dụng phù hợp với chức năng của các tiểu vùng trong lưu vực. Từ khóa: lưu vực sông Kôn, phân vùng cảnh quan, tiểu vùng cảnh quan. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Lưu vực sông (LVS) Kôn với diện tích khoảng 2.615,0 km2 là LVS lớn nhất của tỉnh Bình Định. Dưới sự tác động tổng hợp của các yếu tố, tương tác giữa các hợp phần tự nhiên cùng với sự tác động lâu dài của con người đã tạo nên đặc điểm và sự phân hóa đa dạng cho cảnh quan LVS Kôn, tạo cho thiên nhiên ở đây có sự phân hóa hết sức đa dạng, thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, kết quả phân loại cảnh quan LVS Kôn chỉ mang tính đơn lẻ, không thể hiện được mối liên hệ giữa các cảnh quan khác nhau và sự thống nhất của lãnh thổ. Do đó, để phản ánh một cách có hệ thống, quy luật đặc điểm các hợp phần của mỗi vùng là việc hết sức cần thiết. Bởi mỗi 175 Phân vùng cảnh quan và định hướng khai thác, sử dụng các tiểu vùng cảnh quan ở lưu vực sông Kôn vùng cảnh quan đều có đặc tính toàn vẹn lãnh thổ và thống nhất nội tại của các thành phần cấu tạo và các quá trình địa lí. Việc phân vùng cho phép chỉ ra sự phức tạp của lãnh thổ từ đó nghiên cứu khai thác, sử dụng lãnh thổ một cách tổng thể và đầy đủ hơn. Phân vùng cảnh quan làm cơ sở cho việc xác định các tiềm năng kinh tế, sinh thái dựa trên thế mạnh của mỗi vùng; định hướng không gian sử dụng phù hợp với tiểu vùng từ đó phục vụ cho việc phát triển LVS Kôn bền vững. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu: Để phân tích đặc điểm cảnh quan LVS Kôn, tác giả đã tiến hành thu thập nhiều nguồn dữ liệu cả sơ cấp, lẫn thứ cấp gồm các số liệu, tài liệu nghiên cứu về đặc diểm tự nhiên trong toàn tỉnh Bình Định, kinh tế - xã hội, hệ thống bản đồ, các số liệu thống kê, các báo cáo có liên quan đến LVS Kôn và các tài liệu từ kết quả khảo sát, điều tra thực địa. Các tư liệu được chuẩn hóa, sắp xếp xử lý, phân tích, làm cơ sở để định hướng khai thác thực hiện nghiên cứu. - Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa: Để kiểm chứng thực tiễn, nâng cao hiệu quả trong nghiên cứu phân vùng cảnh quan, tác giả đã tiến hành khảo sát thực địa theo các tuyến vạch sẵn dọc theo quốc lộ 1A, quốc lộ 19 và tỉnh lộ 637 nhằm xác định cấu trúc đứng của cảnh quan. Kết quả thu thập được ngoài thực địa giúp bổ sung, kiểm tra tính chính xác và chỉnh hợp các bản đồ thành phần, so sánh đối chiếu với kết quả nghiên cứu ban đầu về phân loại cảnh quan. Kết quả kiểm chứng từ thực địa là cơ sở để thành lập bản đồ phân vùng cảnh quan. - Phương pháp bản đồ và hệ thông tin địa lý GIS: các công việc nghiên cứu, tích hợp các bản đồ thành phần, xác định các đơn vị cảnh quan trong bản đồ phân vùng cảnh quan LVS Kôn tỷ lệ 1/100.000 được thực hiện trên Mapinfo 15.0. Phương pháp này thực hiện có hiệu quả việc nhằm tìm ra những đặc điểm của các tiểu vùng cảnh quan, tạo ra lớp thông tin mới, trình bày dữ liệu dưới dạng bản đồ phục vụ việc nghiên cứu và định hướng sử dụng lãnh thổ. - Phương pháp phân vùng cảnh quan LVS Kôn: Sử dụng tổng hợp các phương pháp truyền thống như phân tích liên hợp các thành phần, phân tích yếu tố chủ đạo nhằm xác định mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố thành tạo cảnh quan để xác định ranh giới các đơn vị cảnh quan trong lưu vực. Việc phân vùng cảnh quan được tiến hành theo thủ pháp từ dưới lên, tức là gộp nhóm các loại cảnh quan có sự đồng nhất tương đối theo các dấu hiệu chẩn đoán cấp tiểu vùng cảnh quan, sau đó nhóm các tiểu vùng thành các đơn vị cấp lớn hơn (vùng cảnh quan). 176 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 21, Số 2 (2022) 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Bản đồ cảnh quan lưu vực sông Kôn Trên cơ sở tham khảo các hệ thống phân loại cảnh quan tiêu biểu của A.G. Ixatsenco (1961) [5], Vũ Tự Lập [6], Nguyễn Thành Long và nnk (1993) [7], Phạm Hoàng Hải và nnk (1997) [1], nhóm tác giả đã xây dựng hệ thống phân loại cảnh quan gồm có 6 cấp: (Hệ cảnh quan → Phụ hệ cảnh quan → Kiểu cảnh quan → Lớp cảnh quan → Phụ lớp cảnh quan → Loại cảnh quan). Bản đồ cảnh quan LVS Kôn tỉ lệ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Lưu vực sông Kôn Phân vùng cảnh quan Tiểu vùng cảnh quan Quy luật địa đới Phi địa đới tạoGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Cơ sở địa lý tự nhiên: Phần 2
131 trang 266 0 0 -
Giáo trình Các quy luật địa lý chung của Trái Đất - Cảnh quan học: Phần 1
70 trang 57 0 0 -
Đề minh họa cho kì thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 môn Địa lí có đáp án - Bộ GD&ĐT
6 trang 54 0 0 -
Đề thi học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Nguyễn Trân, Bình Định
3 trang 38 1 0 -
Các quy luật địa lí chung của trái đất
12 trang 37 1 0 -
Đề thi học sinh giỏi môn Địa lí lớp 12 cấp tỉnh năm 2019-2020 - Sở GD&ĐT Bình Phước
2 trang 28 0 0 -
Giáo án môn Địa lí lớp 10 sách Cánh diều: Bài 15
6 trang 28 0 0 -
Tài liệu hướng dẫn dạy học lớp 10 thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT môn Địa lí
188 trang 27 0 0 -
7 trang 22 0 0
-
Giáo án Địa lí 12 - Bài 21: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới
4 trang 21 0 0