Phân vùng nguy cơ nhiễm mặn đất ở vùng đồng bằng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế
Số trang: 14
Loại file: pdf
Dung lượng: 974.87 KB
Lượt xem: 5
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Việc nghiên cứu, phân vùng nguy nhiễm mặn đất sẽ xác định được những vùng đất có nguy cơ nhiễm mặn nhằm quản lý và giảm thiểu tác động tiêu cực, góp phần sử dụng hợp lý lãnh thổ và phát triển bền vững kinh tế - xã hội cho khu vực đồng bằng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân vùng nguy cơ nhiễm mặn đất ở vùng đồng bằng ven biển tỉnh Thừa Thiên HuếTẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 23, Số 2 (2023) PHÂN VÙNG NGUY CƠ NHIỄM MẶN ĐẤT Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Trương Đình Trọng*, Lê Đình Thuận Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế *Email: tdtrong@hueuni.edu.vn Ngày nhận bài: 6/6/2023; ngày hoàn thành phản biện: 12/6/2023; ngày duyệt đăng: 4/12/2023 TÓM TẮT Khu vực đồng bằng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế với diện tích khoảng 1.080 km2, trong đó có 6.290 ha đất mặn được phân bố nhiều nơi, là vùng chịu tác động mạnh của biến đổi khí hậu nên nguy cơ nhiễm mặn đất xảy ra ngày càng tăng. Để phân vùng nguy cơ nhiễm mặn đất, bằng phương pháp AHP với sự trợ giúp của GIS, tác giả đã sử dụng 09 chỉ tiêu đánh giá: lượng mưa trung bình năm, nhiệt độ trung bình năm, lượng bốc hơi trung bình năm, số giờ nắng trung bình năm, số tháng mùa khô, loại đất, thảm phủ thực vật, mật độ sông suối, mức ngập theo kịch bản mực nước biển dâng. Kết quả đánh giá và thành lập bản đồ nguy cơ nhiễm mặn đất cho thấy: diện tích có nguy cơ bị nhiễm mặn cao chiếm trên 16,4% tổng diện tích tự nhiên toàn vùng. Trong đó khu vực ven biển thuộc các huyện Phú Vang, Quảng Điền và Phong Điền có nguy cơ nhiễm mặn đất lớn nhất. Từ khóa: nhiễm mặn đất, phân vùng nhiễm mặn, nguy cơ nhiễm mặn, đồng bằng ven biển.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nhiễm mặn đất đang là vấn đề môi trường xảy ra ở nhiều khu vực trên thế giớigây ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở các quốc gia. Việt Nam làmột trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, trong đó khu vựcmiền Trung là nơi chịu tác động mạnh mẽ, đặc biệt là các dạng thiên tai như lũ lụt, hạnhán… xảy ra với tần suất lớn hơn. Theo kịch bản biến đội khí hậu của Bộ Tài nguyên và Môi trường (công bố năm2020), vùng ven biển từ đèo Ngang đến đào Hải Vân, mực nước biển sẽ dâng trungbình 27 cm (năm 2050) và 72 cm ( năm 2100). Hiện nay, nhiều nhà khoa học trên thếgiới và Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậuvà nước biến dâng đến nguy cơ xâm nhập mặn, tập trung tại các khu vực hạ lưu của 249Phân vùng nguy cơ nhiễm mặn đất ở vùng đồng bằng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huếnhững hệ thống sông lớn. Tại khu vực đồng bằng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế chỉ cócác nghiên cứu tổng quan về tác động của biến đổi khí hậu mà chưa có những nghiêncứu chuyên sâu về nguy cơ nhiễm mặn đất [1, 4].Tại đây, quá trình mặn hóa sẽ xảy ramạnh hơn do nền nhiệt tăng cao, lượng mưa giảm và sự dâng lên của mực nước biển.Điều này dẫn đến đất trồng trọt sẽ không còn khả năng canh tác, bị bỏ hoang và dần bịhoang hóa, ảnh hưởng đến đời sống của người dân địa phương và cả môi trường sinhthái [4]. Vì vậy, việc nghiên cứu, phân vùng nguy nhiễm mặn đất sẽ xác định đượcnhững vùng đất có nguy cơ nhiễm mặn nhằm quản lý và giảm thiểu tác động tiêu cực,góp phần sử dụng hợp lý lãnh thổ và phát triển bền vững kinh tế - xã hội cho khu vựcđồng bằng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU a. Phương pháp thu thập, phân tích và xử lý số liệu: Tiến hành thu thập các tài liệu: các kịch bản biến đổi khí hậu; báo cáo tình hìnhphát triển kinh tế - xã hội, báo cáo thuyết minh tổng hợp về quy hoạch sử dụng đất vàkế hoạch sử dụng đất, thống kê - kiểm kê đất nông nghiệp, báo cáo tình hình sản xuấtnông nghiệp, báo cáo tổng kết sản xuất nông nghiệp của các huyện trong những nămgần đây … được lưu trữ lại các cơ quan, ban ngành của Tỉnh và các huyện liên quan. b. Phương pháp nghiên cứu khảo sát thực địa: Trên cơ sở các tài liệu đã thu thập, việc khảo sát thực địa đã được tiến hành đểlấy mẫu đất phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng nhiễm mặn đất ởkhu vực ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế. Địa điểm tiến hành khảo sát thực địa và lấy mẫu đất tại các xã: Xã Điền Hải(huyện Phong Điền), Vinh An, Vinh Hà (huyện Phú Vang), Xã Vinh Hải (huyện PhúLộc). Đây là những khu vực điển hình thường xuyên chịu tác động của hạn hán vànhiễm mặn trong thời kỳ mùa khô. Số lượng mẫu đất đã lấy là 36 mẫu để xác định loạiđất và phân tích độ mặn đất. c. Phương pháp bản đồ và GIS: Phương pháp này đã được sử dụng với sự trợ giúp của phần mềm ArcGIS đểxây dựng các bản đồ: diện tích bị ngập theo kịch bản nước biển dâng, các bản đồ đánhgiá thành phần được chồng xếp liên hợp để thành lập bản đồ phân vùng nguy cơnhiễm mặn. 250TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 23, Số 2 (2023) Ngoài ra, các bản đồ: Hành chính, địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, thủy văn,thảm thực vật cũng được sử dụng để phân tích khả năng nhiễm mặn đất ở khu vựcđồng bằng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế. e. Phương pháp đánh giá: Phương pháp đánh giá đa chỉ tiêu theo thứ bậc AHP được sử dụng để xác địnhmối tương quan tuyến tính giữa các yếu tố ảnh hưởng đến nhiễm mặn đất ở vùngđồng bằng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế. Từ đó tìm ra trọng số ảnh hưởng của cácyếu tố được lựa chọn đối với nhiễm mặn đất. Kết quả đánh giá sẽ được tích hợp trongviệc thành lập bản đồ phân vùng nguy cơ tác động của sự nhiễm mặn đất. Nội dung của phương pháp bao gồm việc xây dựng một hệ thống các cặp matrận so sánh giữa các yếu tố khác nhau đến nhiễm mặn đất. Trọng số các nhân tố đượcxác định theo công thức của Thomas Saaty (1980) [6]: mn = n an1 *an2*……..*ann- 1* ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân vùng nguy cơ nhiễm mặn đất ở vùng đồng bằng ven biển tỉnh Thừa Thiên HuếTẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 23, Số 2 (2023) PHÂN VÙNG NGUY CƠ NHIỄM MẶN ĐẤT Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Trương Đình Trọng*, Lê Đình Thuận Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế *Email: tdtrong@hueuni.edu.vn Ngày nhận bài: 6/6/2023; ngày hoàn thành phản biện: 12/6/2023; ngày duyệt đăng: 4/12/2023 TÓM TẮT Khu vực đồng bằng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế với diện tích khoảng 1.080 km2, trong đó có 6.290 ha đất mặn được phân bố nhiều nơi, là vùng chịu tác động mạnh của biến đổi khí hậu nên nguy cơ nhiễm mặn đất xảy ra ngày càng tăng. Để phân vùng nguy cơ nhiễm mặn đất, bằng phương pháp AHP với sự trợ giúp của GIS, tác giả đã sử dụng 09 chỉ tiêu đánh giá: lượng mưa trung bình năm, nhiệt độ trung bình năm, lượng bốc hơi trung bình năm, số giờ nắng trung bình năm, số tháng mùa khô, loại đất, thảm phủ thực vật, mật độ sông suối, mức ngập theo kịch bản mực nước biển dâng. Kết quả đánh giá và thành lập bản đồ nguy cơ nhiễm mặn đất cho thấy: diện tích có nguy cơ bị nhiễm mặn cao chiếm trên 16,4% tổng diện tích tự nhiên toàn vùng. Trong đó khu vực ven biển thuộc các huyện Phú Vang, Quảng Điền và Phong Điền có nguy cơ nhiễm mặn đất lớn nhất. Từ khóa: nhiễm mặn đất, phân vùng nhiễm mặn, nguy cơ nhiễm mặn, đồng bằng ven biển.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nhiễm mặn đất đang là vấn đề môi trường xảy ra ở nhiều khu vực trên thế giớigây ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở các quốc gia. Việt Nam làmột trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, trong đó khu vựcmiền Trung là nơi chịu tác động mạnh mẽ, đặc biệt là các dạng thiên tai như lũ lụt, hạnhán… xảy ra với tần suất lớn hơn. Theo kịch bản biến đội khí hậu của Bộ Tài nguyên và Môi trường (công bố năm2020), vùng ven biển từ đèo Ngang đến đào Hải Vân, mực nước biển sẽ dâng trungbình 27 cm (năm 2050) và 72 cm ( năm 2100). Hiện nay, nhiều nhà khoa học trên thếgiới và Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậuvà nước biến dâng đến nguy cơ xâm nhập mặn, tập trung tại các khu vực hạ lưu của 249Phân vùng nguy cơ nhiễm mặn đất ở vùng đồng bằng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huếnhững hệ thống sông lớn. Tại khu vực đồng bằng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế chỉ cócác nghiên cứu tổng quan về tác động của biến đổi khí hậu mà chưa có những nghiêncứu chuyên sâu về nguy cơ nhiễm mặn đất [1, 4].Tại đây, quá trình mặn hóa sẽ xảy ramạnh hơn do nền nhiệt tăng cao, lượng mưa giảm và sự dâng lên của mực nước biển.Điều này dẫn đến đất trồng trọt sẽ không còn khả năng canh tác, bị bỏ hoang và dần bịhoang hóa, ảnh hưởng đến đời sống của người dân địa phương và cả môi trường sinhthái [4]. Vì vậy, việc nghiên cứu, phân vùng nguy nhiễm mặn đất sẽ xác định đượcnhững vùng đất có nguy cơ nhiễm mặn nhằm quản lý và giảm thiểu tác động tiêu cực,góp phần sử dụng hợp lý lãnh thổ và phát triển bền vững kinh tế - xã hội cho khu vựcđồng bằng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU a. Phương pháp thu thập, phân tích và xử lý số liệu: Tiến hành thu thập các tài liệu: các kịch bản biến đổi khí hậu; báo cáo tình hìnhphát triển kinh tế - xã hội, báo cáo thuyết minh tổng hợp về quy hoạch sử dụng đất vàkế hoạch sử dụng đất, thống kê - kiểm kê đất nông nghiệp, báo cáo tình hình sản xuấtnông nghiệp, báo cáo tổng kết sản xuất nông nghiệp của các huyện trong những nămgần đây … được lưu trữ lại các cơ quan, ban ngành của Tỉnh và các huyện liên quan. b. Phương pháp nghiên cứu khảo sát thực địa: Trên cơ sở các tài liệu đã thu thập, việc khảo sát thực địa đã được tiến hành đểlấy mẫu đất phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng nhiễm mặn đất ởkhu vực ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế. Địa điểm tiến hành khảo sát thực địa và lấy mẫu đất tại các xã: Xã Điền Hải(huyện Phong Điền), Vinh An, Vinh Hà (huyện Phú Vang), Xã Vinh Hải (huyện PhúLộc). Đây là những khu vực điển hình thường xuyên chịu tác động của hạn hán vànhiễm mặn trong thời kỳ mùa khô. Số lượng mẫu đất đã lấy là 36 mẫu để xác định loạiđất và phân tích độ mặn đất. c. Phương pháp bản đồ và GIS: Phương pháp này đã được sử dụng với sự trợ giúp của phần mềm ArcGIS đểxây dựng các bản đồ: diện tích bị ngập theo kịch bản nước biển dâng, các bản đồ đánhgiá thành phần được chồng xếp liên hợp để thành lập bản đồ phân vùng nguy cơnhiễm mặn. 250TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 23, Số 2 (2023) Ngoài ra, các bản đồ: Hành chính, địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, thủy văn,thảm thực vật cũng được sử dụng để phân tích khả năng nhiễm mặn đất ở khu vựcđồng bằng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế. e. Phương pháp đánh giá: Phương pháp đánh giá đa chỉ tiêu theo thứ bậc AHP được sử dụng để xác địnhmối tương quan tuyến tính giữa các yếu tố ảnh hưởng đến nhiễm mặn đất ở vùngđồng bằng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế. Từ đó tìm ra trọng số ảnh hưởng của cácyếu tố được lựa chọn đối với nhiễm mặn đất. Kết quả đánh giá sẽ được tích hợp trongviệc thành lập bản đồ phân vùng nguy cơ tác động của sự nhiễm mặn đất. Nội dung của phương pháp bao gồm việc xây dựng một hệ thống các cặp matrận so sánh giữa các yếu tố khác nhau đến nhiễm mặn đất. Trọng số các nhân tố đượcxác định theo công thức của Thomas Saaty (1980) [6]: mn = n an1 *an2*……..*ann- 1* ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Nhiễm mặn đất Phân vùng nhiễm mặn Nguy cơ nhiễm mặn Phương pháp AHP Bản đồ phân vùng tai biến môi trườngGợi ý tài liệu liên quan:
-
Ứng dụng phương pháp AHP vào đánh giá lựa chọn loài cây trồng đường phố Hà Nội
8 trang 39 0 0 -
Ứng dụng phương pháp AHP để chi tiết cấp độ rủi ro do sạt lở ở tỉnh Khánh Hòa
12 trang 21 0 0 -
Đánh giá tính dễ tổn thương do xâm ngập mặn đến nông nghiệp ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long
16 trang 19 0 0 -
8 trang 18 0 0
-
15 trang 18 0 0
-
Nguy cơ lũ bùn đá khu vực Quảng Bình
9 trang 18 0 0 -
Lựa chọn phương án cải tạo hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp MOORA và AHP
5 trang 17 0 0 -
12 trang 14 0 0
-
Một số nhận định ban đầu về nguyên nhân gây mất ổn định bờ sông ở huyện Châu Thành tỉnh Hậu Giang
17 trang 14 0 0 -
7 trang 14 0 0