Danh mục

Pháp luật đại cương

Số trang: 60      Loại file: pdf      Dung lượng: 569.76 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Một số quan điểm phi mácxít về nguồn gốc nhà nước 1.1. Thuyết thần học: Các nhà tư tưởng theo thuyết thần học cho rằng: Thượng đế là người sắp đặt trật tự xã hội, Nhà nước là do Thượng đế sáng tạo ra để bảo vệ trật tự chung. Do vậy, Nhà nước là do lực lượng siên nhiên và đương nhiên quyền lực Nhà nước là vĩnh cửu, bất biến và sự phục tùng quyền lực này là cần thiết và tất yếu. 1.2. Thuyết gia trưởng: các nhà tư tưởng theo thuyết gia trưởng chứng minh rằng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Pháp luật đại cươngBài 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚCI. NGUỒN GỐC NHÀ NƯỚC: 1. Một số quan điểm phi mácxít về nguồn gốc nhà nước 1.1. Thuyết thần học: Các nhà tư tưởng theo thuyết thần học cho rằng: Thượngđế là người sắp đặt trật tự xã hội, Nhà nước là do Thượng đế sáng tạo ra để bảo vệ trật tựchung. Do vậy, Nhà nước là do lực lượng siên nhiên và đương nhiên quyền lực Nhà nướclà vĩnh cửu, bất biến và sự phục tùng quyền lực này là cần thiết và tất yếu. 1.2. Thuyết gia trưởng: các nhà tư tưởng theo thuyết gia trưởng chứng minh rằngNhà nước là kết quả của sự phát triển gia đình, là hình thức tổ chức tự nhiên của cuộcsống con người. Vì vậy, nhà nước tồn tại trong mọi xã hội và quyền lực Nhà nước về bảnchất cũng giống như quyền gia trưởng của người đứng đầu gia đình 1.3. Thuyết khế ước xã hội (thuyết hợp đồng) : Đến khoảng thế kỷ 16,17,18 đã xuất hiện hàng loạt quan niệm mới về nguồn gốcNhà nước. Đa số các học giả tư sản đều tán thành quan điểm cho rằng sự ra đời của Nhànước là sản phẩm của một khế ước (hợp đồng) được ký kết trước hết là giữa những conngười sống trong trạng thái tự nhiên không có nhà nước. Vì vậy, nhà nước phản ảnh lợiích của các thành viên trong xã hội và mỗi thành viên đều có quyền yêu cầu nhà nướcphục vụ họ, bảo vệ lợi ích của họ xã hội. Tiêu biểu cho thuyết khế ước xã hội là các nhàtư tưởng tư sản như Jean Bodin (1530-1596), Mongtetxkiơ (1689-1775), Jean JaccuenRoussou (1712-1778)…. Theo Điđơro, trong trường hợp Nhà nước không giữ được vaitrò của mình , các quyền tự nhiên bị vi phạm thì khế ước sẽ bị mất hiệu lực và nhân dâncó quyền lật đổ nhà nước và ký kết khế ước mới. Vì vậy, thuyết khế ước xã hội thật sự trởthành cơ sở cho thuyết dân chủ cách mạng và cơ sở tư tưởng cho cách mạng tư sản, lậtđổ ách thống trị phong kiến. Với ý nghĩa đó, nó có tính cách mạng và giá trị lịch sử tolớn. Nhưng học thuyết này vẫn có hạn chế căn bản vì vẫn giải thích nguồn gốc nhànước trên cơ sở chủ nghĩa duy tâm, coi nhà nước thành lập do ý muốn, nguyên vọng chủquan của các bên tham gia khế ước, không giải thích được cội nguồn vật chất và bản chấtgiai cấp của nhà nước. Nhìn chung, tất cả các quan niệm trên hoặc do nhận thức còn hạn chế nên khônghiểu, hoặc do bị chi phối bởi lợi ích giai cấp nên cố tình giải thích sai những nguyên tắcđích thực làm phát sinh nhà nước. Đa số họ đều xem xét sự ra đời của Nhà nước tách rờinhững điều kiện vật chất của xã hội, tách rời những nguyên nhân kinh tế, và chứng minhrằng nhà nước là một thiết chế phải có của mọi xã hội, theo họ, nhà nước không thuộcmột giai cấp nào, nhà nước của tất cả mọi người và xã hội văn minh mãi mãi cần có nhànước. 2. Quan điểm mácxít về nguồn gốc nhà nước Học thuyết Mác-LêNin coi nhà nước là hiện tượng xã hội có quá trình phát sinh,phát triển và tiêu vong. Nhà nước là một lực lượng nảy sinh từ xã hội, là sản phẩm cóđiều kiện của xã hội loài người. Nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội phát triển đến mộtmức độ nhất định và tiêu vong khi những điều kiện khách quan cho sự tồn tại của nó mấtđi. Theo học thuyết Mác-Lênin, chế độ Cộng sản nguyên thuỷ là hình thái kinh tế-xãhội xuất hiện đầu tiên trong lịch sử loài người, trong xã hội này không có giai cấp, khôngcó Nhà nước và pháp luật, nhưng trong lòng nó chứa đựng những nhân tố làm nảy sinh raNhà nước và pháp luật. Cơ sở kinh tế-xã hội của chế độ công sản nguyên thuỷ là chế độ sở hữu côngcộng về tư liệu sản xuất ở mức độ rất sơ khai. Tương ứng với chế độ kinh tế ấy là hìnhthức bầy người nguyên thuỷ. Trước tiên là sự xuất hiện những nhóm nhỏ gồm nhữngngười du mục cùng nhau kiếm ăn và tự bảo vệ , do một thủ lĩnh cầm đầu , dần dần xã hộiloài người tiến lên một hình thức tương đối bền vững hơn, đó là công xã thị tộc. 2.1 Xã hội nguyên thủy và tổ chức thị tộc, bộ lạc: Việc sản xuất tập thể và phân phối tập thể yêu cầu phải thiết lập một chế độ sởhữu công cộng của công xã về ruộng đất , gia súc, nhà cửa…. Thị tộc là hình thức tổ chứcxã hội đầu tiên, là đặc thù của chế độ cộng sản nguyên thủy. Nó được hình thành trên cơsở huyết thống và lao động tập thể cùng với những tài sản chung, vì vậy só sự đoàn kếtchặt chẽ và kỷ luật tự giác cao.Việc quản lý công xã thị tộc do một tù trưởng đảm nhiệm,tù trưởng là người co uy tín do tất cả thành viên của thị tộc bầu lên. Lúc có sự xung độtgiữa các thị tộc thì một thủ lĩnh quân sự được bầu ra đề chỉ huy việc tự vệ và bảo vệ thịtộc. Tù trưởng và thủ lĩnh quân sự hàng ngày cùng lao động như các thành viên kháctrong thị tộc. Họ có thể bị thị tộc bãi miễn….Quyền lực của họ cũng có tính chất cưỡngbức nhưng hoàn toàn dựa trên uy tín và sự ủng hộ của mọi thành viên trong thị tộc.Những công việc quan trọng đều do hội đồng thị tộc quyết định, còn việc thi hành thì dotù trưởng đảm nhiệm. Chế độ thị tộc không có bộ máy cưỡng chế. Đặc điểm của hình thức tổ chức xã hội thị ...

Tài liệu được xem nhiều: