Danh mục

Pháp luật quốc tế và Việt Nam - Lao động di trú: Phần 2

Số trang: 192      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.58 MB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phần 2 của Tài liệu Lao động di trú trong pháp luật quốc tế và Việt Nam giới thiệu tới bạn đọc một số văn bản pháp lý trong lĩnh vực lao động di trú như: Công ước quốc tế về bảo vệ quyền của tất cả người lao động di trú và thành viên gia đình họ, Dự thảo văn kiện khung của ASEAN về bảo vệ và thúc đẩy quyền của người lao động di trú, Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Pháp luật quốc tế và Việt Nam - Lao động di trú: Phần 2Phụ lục: Công ước quốc tế về bảo vệ quyền... 165 Phụ lục CÔNG ƢỚC QUỐC TẾ VỀ BẢO VỆ QUYỀN CỦA TẤT CẢ NGƢỜI LAO ĐỘNG DI TRÚ VÀ THÀNH VIÊN GIA ĐÌNH HỌ (Được thông qua theo Nghị quyết A/RES/45/158 ngày 18/12/1990 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc) LỜI NÓI ĐẦUCác quốc gia thành viên Công ước này Xem xét những nguyên tắc được nêu trong những văn kiện cơ bảncủa Liên Hợp Quốc về quyền con người, đặc biệt là Tuyên ngôn toànthế giới về quyền con người, Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xãhội và văn hóa, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị,Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc, Công ước vềxóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ và Công ướcvề quyền trẻ em; Cũng xem xét những nguyên tắc và tiêu chuẩn được đề ra trongnhững văn kiện liên quan được soạn thảo trong khuôn khổ hoạt độngcủa Tổ chức Lao động Quốc tế, đặc biệt là Công ước về Lao động ditrú (số 97), Công ước về Người di trú trong môi trường bị lạm dụng vàviệc thúc đẩy sự bình đẳng về cơ hội và trong đối xử với người lao166 LAO ĐỘNG DI TRÚ TRONG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ VIỆT NAMđộng tri trú (số 143); Khuyến nghị về nhập cư lao động (số 86);Khuyến nghị về người lao động di trú (số 151); Công ước về xóa bỏ laođộng cưỡng bức và bắt buộc (số 29); Công ước về xóa bỏ lao độngcưỡng bức (số 105). Khẳng định lại tầm quan trọng của các nguyên tắc trong Công ướcchống phân biệt đối xử về giáo dục của Tổ chức Giáo dục, Khoa học vàVăn hóa của Liên Hợp Quốc, Nhắc lại Công ước về chống tra tấn và các hình thức đối xử độc ác,vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm; Tuyên bố của Đại hội lần IVcủa Liên Hợp Quốc về phòng chống tội phạm và đối xử với ngườiphạm tội; Bộ nguyên tắc áp dụng đối với các quan chức thi hành phápluật, và các Công ước về nô lệ; Nhắc lại rằng một trong những mục tiêu của Tổ chức Lao độngQuốc tế, như đã nêu trong Hiến chương của tổ chức này, là bảo vệ lợiích của người lao động khi được tuyển dụng làm việc ở nước ngoài, vàghi nhớ ý kiến chuyên môn và kinh nghiệm của tổ chức đó trong cácvấn đề liên quan đến người lao động di trú và các thành viên gia đìnhhọ; Thừa nhận tầm quan trọng của những công việc đã được thực hiệnliên quan đến người lao động di trú và các thành viên gia đình họ bởicác tổ chức khác nhau của Liên Hợp Quốc, cụ thể là Ủy ban Quyền conngười và Ủy ban vì sự phát triển xã hội; và Tổ chức Nông - Lương củaLiên Hợp Quốc; Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của LiênHợp Quốc; Tổ chức Y tế Thế giới, cũng như bởi các tổ chức quốc tếkhác; Cũng thừa nhận những tiến bộ đạt được bởi một số quốc gia trên cơsở khu vực hoặc song phương trong việc bảo vệ các quyền của ngườilao động di trú và các thành viên gia đình họ, cũng như tầm quan trọngvà tính hữu ích của các hiệp định song và đa phương trong lĩnh vựcPhụ lục: Công ước quốc tế về bảo vệ quyền... 167này; Nhận thấy tầm quan trọng và mức độ của hiện tượng nhập cư cóliên quan tới hàng triệu người và ảnh hưởng tới nhiều quốc gia trongcộng đồng quốc tế; Nhận thức về tác động của những làn sóng người lao động di trú đốivới các quốc gia và dân tộc có liên quan, và mong muốn thiết lậpnhững tiêu chuẩn nhằm đóng góp vào việc làm hài hòa thái độ của cácnước qua việc chấp nhận những nguyên tắc cơ bản liên quan đến việcđối xử với người lao động di trú và các thành viên gia đình họ; Xem xét tình trạng dễ bị tổn thương mà người lao động di trú và cácthành viên gia đình họ thường gặp phải do phải rời xa tổ quốc mình vàđối mặt với những khó khăn nảy sinh tại quốc gia nơi họ làm việc,trong số nhiều nguyên nhân khác; Tin rằng các quyền của người lao động di trú và các thành viên giađình họ không được thừa nhận đầy đủ ở mọi nơi, do vậy đòi hỏi phảicó sự hợp tác quốc tế thích hợp trong vấn đề này; Xem xét thực tế rằng việc di trú thường là nguyên nhân của nhiềuvấn đề nghiêm trọng đối với các thành viên gia đình của người laođộng di trú cũng như đối với chính bản thân người lao động di trú, cụthể là do phải sống xa nhau; Ghi nhớ rằng những vấn đề con người liên quan đến di trú thậm chícòn nghiêm trọng hơn trong trường hợp nhập cư trái phép, và do vậytin rằng cần phải khuyến khích những biện pháp thích hợp để ngănchặn việc di cư bí mật và đưa người lao động di cư bất hợp pháp, trongkhi vẫn bảo đảm việc bảo vệ các quyền con người cơ bản của họ; Xét rằng người lao động không có giấy tờ hoặc ở trong tình trạngbất hợp pháp thường được tuyển dụng trong các môi trường làm việckém thuận lợi hơn so với những người lao động khác, và rằng một số168 LAO ĐỘNG DI TRÚ TRONG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ VIỆT NAMngười sử dụng lao động xem đây là cơ hội để bóc lột những người laođộng đó nhằm thu lợi từ cạnh tranh không lành mạnh; Cũng xét rằng việc tuyển dụng người lao động di trú ở trong tìnhtrạng bất hợp pháp sẽ được ngăn chặn nếu như các quyền con người cơbản của tất cả người lao động di trú được thừa nhận rộng rãi hơn, vàhơn nữa việc dành thêm một số quyền cho người lao động di trú hợppháp và các thành viên gia đình họ sẽ khích lệ mọi người lao động ditrú và người sử dụng lao động tôn trọng và chấp hành pháp luật cũngnhư các thủ tục do các quốc gia liên quan thiết lập; Do vậy tin tưởng vào nhu cầu cần có sự bảo vệ quốc tế các quyềncủa mọi người lao động di trú và thành viên gia đình họ, khẳng định lạivà thiết lập những tiêu chuẩn cơ bản trong một Công ước toàn diện màcó thể được áp dụng trên toàn thế giới. Đã thỏa thuận như sau: PHẦN I PHẠM VI VÀ CÁC ĐỊNH NGHĨAĐiều 1.1. Công ước này được áp dụng, trừ khi được quy định khác sau đó, đối với mọi người lao động di trú và các thành viên gia đình họ, không có bất kỳ sự phân biệt nào như giới tính, chủng tộc, màu da, ngôn ngữ, tôn giáo hoặc tín ngưỡng, quan điểm chính trị hoặc ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: