Danh mục

Pháp luật trong hệ thống công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội

Số trang: 22      Loại file: doc      Dung lượng: 168.50 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 8,000 VND Tải xuống file đầy đủ (22 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khái niệm điều chỉnh quan hệ xã hội, hệ thống công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội, vị trí, vai trò của pháp luật trong hệ thống công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội,... là những nội dung chính trong bài viết Pháp luật trong hệ thống công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài viết để nắm bắt nội dung chi tiết.


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Pháp luật trong hệ thống công cụ điều chỉnh quan hệ xã hộiPHÁP LUẬT TRONG HỆ THỐNG CÔNG CỤ ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ XÃ HỘI1. Khái niệm điều chỉnh quan hệ xã hội Điều chỉnh là một thuật ngữ Hán Việt, trong đó, “điều” chỉ sự cân nhắc, thêm, bớt làmcho phù hợp; “chỉnh” là sửa đổi, uốn nắn, làm cho ngay ngắn1, Từ điển Tiếng Việt giải thích,điều chỉnh là “sửa đổi, sắp xếp lại ít nhiều cho đúng hơn, cân đối hơn” 2. Trong sự phát triển tự nhiên của đời sống xã hội, bên cạnh những mối quan hệ cần thiết,có ích cho xã hội thì cũng luôn tồn tại cả những mối quan hệ không có ích, thậm chí có hại chotrật tự chung. Để duy trì ổn định, trật tự xã hội đòi hỏi các mối quan hệ trong xã hội phải đượcđiều chỉnh, nhằm khuyến khích, tạo điều kiện cho những quan hệ xã hội có lợi cho đời sốngcộng đồng được tồn tại và phát triển, ngăn chặn và đi tới loại bỏ những mối quan hệ mà cộngđồng không mong muốn. Điều chỉnh quan hệ xã hội là việc sử dụng các công cụ để tác độnglên các quan hệ xã hội, làm cho chúng trở nên thay đổi và phát triển theo những mục đích, địnhhướng nhất định, nhằm duy trì và bảo vệ trật tự xã hội. Điều chỉnh quan hệ xã hội thực chất là điều chỉnh hành vi của các chủ thể tham gia quanhệ xã hội đó, làm thay đổi hành vi của họ. Trong cuộc sống, mọi người đều không thể tồn tạimột cách biệt lập mà phải tham gia vào các mối quan hệ với người khác, tạo nên hệ thống cácmối quan hệ xã hội vô cùng phức tạp, đan xen chằng chịt với nhau. Khi tham gia vào các mốiquan hệ xã hội thì mỗi hành vi của người này đều có thể ảnh hưởng đến lợi ích của người kháccũng như của cả cộng đồng. Trong điều kiện đó, để đảm bảo lợi ích của mỗi thành viên cũngnhư sự ổn định, trật tự của xã hội, đòi hỏi xử sự của mỗi người trong các mối quan hệ xã hộiphải dựa trên những chuẩn mực nhất định, theo những khuôn mẫu nhất định. Nói cách khác, chỉkhi tham gia vào các mối quan hệ xã hội thì hành vi của các chủ thể mới có thể bị đặt trước nhucầu cần phải được điều chỉnh. Khi cá nhân sống trong điều kiện riêng rẽ, không tham gia vào1 Phan Ngọc, Mẹo giải nghĩa từ Hán Việt và chữa lỗi chính tả, Nxb Thanh niên, H. 2000, tr.161.2 Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà nẵng, 1997, tr. 310. 1mối quan hệ với người khác thì hành vi của họ cũng không có khả năng ảnh hưởng đến lợi íchcủa ai. Trong trường hợp này, không xuất hiện nhu cầu điều chỉnh hành vi của họ. Công cụ điều chỉnh các mối quan hệ xã hội là các loại qui phạm xã hội. Chúng được coilà khuôn mẫu, mô hình, chuẩn mực cho hành vi ứng xử của các chủ thể khi họ tham gia vàonhững mối quan hệ xã hội nhất định. Nói cách khác, các mối quan hệ xã hội được điều chỉnhbằng cách xác định cách thức xử sự cho các chủ thể quan hệ xã hội đó, qui định quyền, nghĩa vụcho họ, qui định cho họ những việc được làm, nên làm, cần phải làm hay không được làm…2. Hệ thống công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội Các quan hệ xã hội rất phong phú, đa dạng và phức tạp, bởi vậy, để điều chỉnh chúng mộtcách có hiệu quả, cần phải có nhiều công cụ khác nhau, bao gồm pháp luật (thể chế quanphương), đạo đức, phong tục tập quán, tín điều tôn giáo, lệ làng, hương ước, luật tục, qui địnhcủa các tổ chức xã hội…(thể chế phi quan phương). Các công cụ này vừa có sự độc lập, vừa cósự ràng buộc, phụ thuộc lẫn nhau, hợp thành hệ thống công cụ điều chỉnh các mối quan hệ xãhội. Ngày nay, nhìn chung các nhà khoa học đều tiếp cận khái niệm pháp luật theo nhiều cấpđộ. Theo nghĩa hẹp, pháp luật là hệ thống qui tắc xử sự mang tính bắt buộc chung cùng “cácnguyên tắc, định hướng, mục đích pháp luật”1, do nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệxã hội. Theo nghĩa rộng, pháp luật được xem xét cả từ“đầu vào, đầu ra, cả pháp luật ở trạngthái tĩnh và trạng thái động”2, theo đó, pháp luật tồn tại và phát triển trên cả ba lĩnh vực: “hệthống qui phạm pháp luật, tư tưởng pháp luật, ý thức pháp luật và văn hóa pháp luật, thực tiễnpháp luật (trong các hình thức thực hiện pháp luật, các quan hệ pháp luật)” 3. Theo cách tiếpcận này, pháp luật được hiểu rất rộng, đó không chỉ là hệ thống pháp luật thực định, nó cònđược nhận thức cả trên bình diện ý thức pháp luật, cả trên bình diện thực tiễn thực hiện phápluật.1 Lê Minh Tâm, Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Công an nhân dân, H.2003, tr.11.2 Hoàng Thị Kim Quế, Quan niệm về pháp luật, một vài suy nghĩ, Tạp chí nhà nước và pháp luật, số 6/2006, tr.11.3 Hoàng Thị Kim Quế, sđd, tr.11. 2 Đạo đức là một khái niệm hết sức phức tạp, khái niệm này vừa hết sức phổ biến trong dângian, vừa đậm đặc chất học thuật, bởi vậy nó được hiểu theo nhiều cách khác nhau trong nhữngthời gian, không gian, đối tượng khác nhau. Trong đời sống hàng ngày, đạo đức 1 thường đ ...

Tài liệu được xem nhiều: