Danh mục

Pháp luật và thực tiễn ở Việt Nam - Quyền kinh tế, xã hội, văn hóa: Phần 1

Số trang: 156      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.06 MB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tài liệu “Quyền kinh tế, xã hội, văn hóa trong pháp luật và thực tiễn ở Việt Nam” là một tập hợp toàn bộ kết quả nghiên cứu chủ yếu của đề tài “Bảo đảm các quyền về kinh tế, xã hội, văn hóa trong pháp luật và thực tiễn ở Việt Nam”. Tài liệu tham khảo này gồm ba phần chính: Phần I giới thiệu quyền kinh tế, xã hội, văn hóa trong luật nhân quyền quốc tế; phần II là những quan điểm của Đảng, chính Tài liệu, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa; phần III trình bày các thành tựu và thách thức trong việc bảo đảm quyền kinh tế, xã hội, văn hóa ở Việt Nam từ khi đổi mới đến nay. Sau đây, mời các bạn cùng tham khảo một số nội dung đầu tiên trong Tài liệu này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Pháp luật và thực tiễn ở Việt Nam - Quyền kinh tế, xã hội, văn hóa: Phần 1 Bìa QUYỀN KINH TẾ, XÃ HỘI, VĂN HÓA TRONG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM 1 Quyền kinh tế, xã hội, văn hóa trong pháp luật và thực tiễn ở Việt Nam Biên soạn: TRẦN THỊ HÕE – VŨ CÔNG GIAO 2 Bìa Biên tập: NGUYỄN ĐĂNG DUNG – LÃ KHÁNH TÙNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT QUYỀN KINH TẾ, XÃ HỘI, VĂN HÓA TRONG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM (SÁCH THAM KHẢO) 3 Quyền kinh tế, xã hội, văn hóa trong pháp luật và thực tiễn ở Việt Nam NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG XÃ HỘI HÀ NỘI - 2011 4 Giới thiệu GIỚI THIỆU Quyền kinh tế, xã hội, văn hóa là một trong hai nhóm quyền cơ bản được ghi nhận và bảo đảm trong luật pháp quốc tế và pháp luật của các quốc gia. Các quyền này được ghi nhận ngay trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền năm 1948, sau đó được cụ thể hóa tại một trong hai Công ước cơ bản nhất về nhân quyền là Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa năm 1966. Xét về phương diện chính trị, việc thúc đẩy các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa có sự đóng góp to lớn của các nước khối xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở diễn đàn Liên Hợp Quốc. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, niềm tự hào và sức hấp dẫn của các nước XHCN trên lĩnh vực quyền con người là đã thiết lập và vận hành được một cơ chế pháp lý và xã hội rộng khắp nhằm bảo đảm hiệu quả các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa cho tất cả người dân. Ở nước ta, từ khi giành được độc lập đến nay, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm tới việc bảo vệ và thúc đẩy sự hưởng thụ các quyền con người nói chung, đặc biệt là các quyền kinh 5 Quyền kinh tế, xã hội, văn hóa trong pháp luật và thực tiễn ở Việt Nam tế, xã hội, văn hóa. Việt Nam cũng đã tham gia Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa từ rất sớm (năm 1982). Mặc dù vậy, do một số lý do khách quan và chủ quan, việc nghiên cứu về quyền con người nói chung, về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa nói riêng ở nước ta trong thời gian qua vẫn còn hạn chế, dẫn đến việc hiểu biết chưa đầy đủ hoặc sai lệch về nhóm quyền này. Để khắc phục những hạn chế kể trên, cần thiết phải có thêm nhiều công trình nghiên cứu về các tiêu chuẩn quốc tế, pháp luật và thực tiễn quốc gia về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa. Vì vậy, mặc dù đã có một số công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề này, trong khuôn khổ Chương trình Cải cách Hành chính và Quản trị công (hợp tác giữa hai chính phủ Việt Nam và Đan Mạch trong giai đoạn 2007-2011, do Tổ chức hỗ trợ phát triển Đan Mạch - DANIDA tài trợ), Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức nghiên cứu đề tài “Bảo đảm các quyền về kinh tế, xã hội, văn hóa trong pháp luật và thực tiễn ở Việt Nam” do Thạc sỹ Trần Thị Hòe làm chủ nhiệm. Mặc dù nhiều phần trong kết quả của công trình nghiên cứu này đã được sử dụng để biên soạn cuốn Giáo trình Lý luận và Pháp luật về Quyền con người của Khoa Luật, song sẽ vẫn hữu ích cho việc nghiên cứu, giảng dạy về nhân quyền nếu toàn bộ báo cáo nghiên cứu được xã hội hóa. Xuất phát từ nhận thức đó, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội xuất bản cuốn sách này, trong đó tập hợp toàn bộ kết quả nghiên cứu chủ yếu của đề tài kể trên. Để tiện cho sự tham khảo của bạn 6 Giới thiệu đọc, ngoài phần nội dung, cuốn sách này còn có Phụ lục bao gồm Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền 1948 và Các nguyên tắc Limburg (The Limburg Principles) – một trong những văn kiện quốc tế rất quan trọng để hiểu rõ về nội hàm của nhóm quyền này. Do những giới hạn về nguồn lực và thời gian của đề tài nghiên cứu kể trên, mà kết quả thể hiện ở cuốn sách này, chỉ có thể đề cập đến những kiến thức cơ bản, chưa thể đi sâu phân tích mọi khía cạnh của pháp luật và thực tiễn quốc gia về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa. Dù vậy, chúng tôi hy vọng cuốn sách sẽ có tác dụng tham khảo hữu ích với độc giả trong quá trình nghiên cứu về nhân quyền và pháp luật về nhân quyền. Chúng tôi mong nhận được ý kiến góp ý của độc giả để tiếp tục triển khai những đề tài nghiên cứu toàn diện và sâu hơn nữa trên lĩnh vực này trong thời gian tới. Hà Nội, tháng 12 năm 2010 KHOA LUẬT, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 7 Quyền kinh tế, xã hội, văn hóa trong pháp luật và thực tiễn ở Việt Nam 8 Mục lục MỤC LỤC Các từ viết tắt trong sách .............................................. 11 Phần I...... Quyền kinh tế, xã hội, văn hóa trong luật nhân quyền quốc tế ..................................................... 13 Phần II . Quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa............... 48 Phần III ...... Thành tựu và thách thức trong việc bảo đảm quyền kinh tế, xã hội, văn hóa ở Việt Nam từ khi đổi mới đến nay .... 100 Kết luận và kiến nghị .................................................. 162 Tài liệu tham khảo ...................................................... 171 Phụ lục: Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, 1948 ....... 177 9 Quyền kinh tế, xã hội, văn hóa trong pháp luật và thực tiễn ở Việt Nam Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, 1966............................................................................ 188 Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, 1966.................................................................. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: