Pháp luật về bảo đảm quyền được thông tin của công dân và việc xây dựng Luật Tiếp cận thông tin
Số trang: 3
Loại file: doc
Dung lượng: 46.00 KB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Ở nước ta, Điều 69 của Hiến pháp 1992 có quy định về quyền được thông tin của công dân. Theo quy định trong Công ước về quyền dân sự và chính trị của Liên hợp quốc - Việt Nam đã tham gia Công ước này - quyền được thông tin là quyền con người, là một phần của quyền tự do ngôn luận. Trên thế giới, nhiều nước đã có luật về quyền được thông tin từ hàng trăm năm trước1. Việt Nam, do những điều kiện khách quan và chủ quan, gần đây, chúng ta mới quan tâm đến việc xây dựng đạo luật này. Việc xây dựng Luật Tiếp cận thông tin là một bước tiến quan trọng để người dân thực hiện quyền hiến định của mình.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Pháp luật về bảo đảm quyền được thông tin của công dân và việc xây dựng Luật Tiếp cận thông tin Pháp luật về bảo đảm quyền được thông tin của công dân và việc xây dựng Luật Tiếp cận thông tin 13:51' 23/2/2010 GS, TS. Nguyễn Đăng Dung Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội. Ở nước ta, Điều 69 của Hiến pháp 1992 có quy định về quyền được thông tin của công dân. Theo quy định trong Công ước về quyền dân sự và chính trị của Liên hợp quốc - Việt Nam đã tham gia Công ước này - quyền được thông tin là quyền con người, là một phần của quyền tự do ngôn luận. Trên thế giới, nhiều nước đã có luật về quyền được thông tin từ hàng trăm năm trước1. Việt Nam, do những điều kiện khách quan và chủ quan, gần đây, chúng ta mới quan tâm đến việc xây dựng đạo luật này. Việc xây dựng Luật Tiếp cận thông tin là một bước tiến quan trọng để người dân thực hiện quyền hiến định của mình. Sau Cách mạng tháng Tám 1945, đất nước ta bước vào thời kỳ kháng chiến chống ngoại xâm. Trong các cuộc kháng chiến, bảo mật thông tin luôn là một trong những yêu cầu quan trọng. Các phong trào không nói, không biết, không tin trong những giai đoạn kháng chiến được coi là “kế sách kháng chiến”. Rồi trong thời kỳ nền kinh tế được điều hành theo cơ chế tập trung, bao cấp, chúng ta cũng chỉ có thông tin từ một phía. Trong các giai đoạn lịch sử ấy, hầu như chỉ có luồng thông tin tuyên truyền một chiều từ Trung ương, Nhà nước xuống cho người dân. Người dân luôn là người bị động, chỉ tiếp thu các nguồn thông tin chính thức của Nhà nước. Công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế đã giúp xây dựng một hệ thống pháp luật phù hợp với bối cảnh mới của nền kinh tế - xã hội đất nước. Trong hệ thống pháp luật ấy, các quy định về công khai thông tin, về quyền được thông tin của người dân đã được quy định rải rác trong nhiều văn bản pháp luật như Hiến pháp 1992, Luật Đất đai, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Khiếu nại, tố cáo, Luật Báo chí, Luật Kiểm toán nhà nước, Pháp lệnh thực hiện dân chủ cơ sở... Tuy nhiên, phải nhận thấy là, các quy định về nội dung này còn chung chung, chưa làm rõ trách nhiệm khi quyền tiếp cận thông tin của người dân không được tôn trọng. Điểm rất thiếu của các quy định trên là vắng bóng các thủ tục thực hiện các quyền và trách nhiệm cung cấp thông tin, như hình thức yêu cầu tiếp cận, hình thức cung cấp thông tin và thời hạn thực hiện chúng… Thiếu các quy định về thủ tục, thì các quy định về nội dung khó có thể thực thi được trên thực tế. Cũng vì vậy mà việc thực thi quyền tiếp cận thông tin ở Việt Nam còn nhiều hạn chế. Theo các quy định của pháp luật hiện hành, công dân có quyền được thông tin qua báo chí về mọi mặt; được gửi tin, bài, ảnh và tác phẩm cho báo chí mà không chịu sự kiểm duyệt của tổ chức, cá nhân nào và chịu trách nhiệm về nội dung thông tin; được phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới; tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước; góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chức Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội. Các cơ quan báo chí có trách nhiệm: đăng, phát sóng tác phẩm, kiến nghị của công dân; trong trường hợp không đăng hay phát sóng thì phải trả lời và nói rõ lý do; trả lời hoặc yêu cầu tổ chức, người có chức vụ trả lời bằng thư hoặc trả lời trên báo chí về kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân; cung cấp thông tin cho báo chí vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của các cơ quan và công chức nhà nước. Chính quyền cơ sở phải có trách nhiệm công khai kế hoạch kinh tế - xã hội, phương án cơ cấu kinh tế và dự toán, quyết toán ngân sách hằng năm; công khai các dự án đầu tư, phương án đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư; quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất. Pháp lệnh về dân chủ ở cơ sở quy định nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức của chính quyền cấp cơ sở trong việc cung cấp các loại thông tin như sau: việc quản lý và sử dụng các loại quỹ, khoản đầu tư, tài trợ; các khoản huy động đóng góp; chủ trương, kế hoạch vay vốn cho nhân dân; điều chỉnh địa giới hành chính liên quan trực tiếp tới cấp xã; kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết tiêu cực, tham nhũng ở xã, thôn, tổ dân phố; kết quả bỏ phiếu tín nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã; kết quả tiếp thu ý kiến đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của xã; đối tượng, mức thu các loại phí, lệ phí và nghĩa vụ tài chính khác do chính quyền cấp xã thu; các quy định pháp luật về thủ tục hành chính, giải quyết công việc liên quan; và những nội dung khác. Uỷ ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chức năng thuộc thẩm quyền công bố công khai danh mục các dự án phát triển nhà ở thương mại trong từng thời kỳ trên phạm vi địa bàn... để người dân có điều kiện được tiếp cận. Cơ quan, tổ chức, cơ quan báo chí có quyền yêu cầu cơ quan tổ chức, đơn vị có trách nhiệm cung cấp thông tin. Trong thời hạn 10 ngày, cơ quan tổ chức và cá nhân được yêu cầu cung cấp thông tin phải cung cấp thông tin; không cung cấp, chưa cung cấp thì phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do. Quyền tiếp cận thông tin là thứ quyền khá nhạy cảm. Thông tin - về nguyên tắc - là phải có tính chất “mở”, đầu tiên là Chính phủ phải “mở”, cơ cấu tổ chức phải “mở”, các quyết định phải “mở” để mọi người đều biết và dễ tiếp cận khi cần thiết. Quyền lực nhà nước ta được tổ chức theo ba nhánh: quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp. Trong đó, trong hành pháp là đang thiếu sự “mở” bởi chúng ta hoạt động vẫn theo cơ chế thủ trưởng, quyết định được đưa ra không có sự bàn bạc hoặc có bàn bạc đi chăng nữa, thì khi quyết đị ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Pháp luật về bảo đảm quyền được thông tin của công dân và việc xây dựng Luật Tiếp cận thông tin Pháp luật về bảo đảm quyền được thông tin của công dân và việc xây dựng Luật Tiếp cận thông tin 13:51' 23/2/2010 GS, TS. Nguyễn Đăng Dung Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội. Ở nước ta, Điều 69 của Hiến pháp 1992 có quy định về quyền được thông tin của công dân. Theo quy định trong Công ước về quyền dân sự và chính trị của Liên hợp quốc - Việt Nam đã tham gia Công ước này - quyền được thông tin là quyền con người, là một phần của quyền tự do ngôn luận. Trên thế giới, nhiều nước đã có luật về quyền được thông tin từ hàng trăm năm trước1. Việt Nam, do những điều kiện khách quan và chủ quan, gần đây, chúng ta mới quan tâm đến việc xây dựng đạo luật này. Việc xây dựng Luật Tiếp cận thông tin là một bước tiến quan trọng để người dân thực hiện quyền hiến định của mình. Sau Cách mạng tháng Tám 1945, đất nước ta bước vào thời kỳ kháng chiến chống ngoại xâm. Trong các cuộc kháng chiến, bảo mật thông tin luôn là một trong những yêu cầu quan trọng. Các phong trào không nói, không biết, không tin trong những giai đoạn kháng chiến được coi là “kế sách kháng chiến”. Rồi trong thời kỳ nền kinh tế được điều hành theo cơ chế tập trung, bao cấp, chúng ta cũng chỉ có thông tin từ một phía. Trong các giai đoạn lịch sử ấy, hầu như chỉ có luồng thông tin tuyên truyền một chiều từ Trung ương, Nhà nước xuống cho người dân. Người dân luôn là người bị động, chỉ tiếp thu các nguồn thông tin chính thức của Nhà nước. Công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế đã giúp xây dựng một hệ thống pháp luật phù hợp với bối cảnh mới của nền kinh tế - xã hội đất nước. Trong hệ thống pháp luật ấy, các quy định về công khai thông tin, về quyền được thông tin của người dân đã được quy định rải rác trong nhiều văn bản pháp luật như Hiến pháp 1992, Luật Đất đai, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Khiếu nại, tố cáo, Luật Báo chí, Luật Kiểm toán nhà nước, Pháp lệnh thực hiện dân chủ cơ sở... Tuy nhiên, phải nhận thấy là, các quy định về nội dung này còn chung chung, chưa làm rõ trách nhiệm khi quyền tiếp cận thông tin của người dân không được tôn trọng. Điểm rất thiếu của các quy định trên là vắng bóng các thủ tục thực hiện các quyền và trách nhiệm cung cấp thông tin, như hình thức yêu cầu tiếp cận, hình thức cung cấp thông tin và thời hạn thực hiện chúng… Thiếu các quy định về thủ tục, thì các quy định về nội dung khó có thể thực thi được trên thực tế. Cũng vì vậy mà việc thực thi quyền tiếp cận thông tin ở Việt Nam còn nhiều hạn chế. Theo các quy định của pháp luật hiện hành, công dân có quyền được thông tin qua báo chí về mọi mặt; được gửi tin, bài, ảnh và tác phẩm cho báo chí mà không chịu sự kiểm duyệt của tổ chức, cá nhân nào và chịu trách nhiệm về nội dung thông tin; được phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới; tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước; góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chức Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội. Các cơ quan báo chí có trách nhiệm: đăng, phát sóng tác phẩm, kiến nghị của công dân; trong trường hợp không đăng hay phát sóng thì phải trả lời và nói rõ lý do; trả lời hoặc yêu cầu tổ chức, người có chức vụ trả lời bằng thư hoặc trả lời trên báo chí về kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân; cung cấp thông tin cho báo chí vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của các cơ quan và công chức nhà nước. Chính quyền cơ sở phải có trách nhiệm công khai kế hoạch kinh tế - xã hội, phương án cơ cấu kinh tế và dự toán, quyết toán ngân sách hằng năm; công khai các dự án đầu tư, phương án đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư; quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất. Pháp lệnh về dân chủ ở cơ sở quy định nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức của chính quyền cấp cơ sở trong việc cung cấp các loại thông tin như sau: việc quản lý và sử dụng các loại quỹ, khoản đầu tư, tài trợ; các khoản huy động đóng góp; chủ trương, kế hoạch vay vốn cho nhân dân; điều chỉnh địa giới hành chính liên quan trực tiếp tới cấp xã; kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết tiêu cực, tham nhũng ở xã, thôn, tổ dân phố; kết quả bỏ phiếu tín nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã; kết quả tiếp thu ý kiến đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của xã; đối tượng, mức thu các loại phí, lệ phí và nghĩa vụ tài chính khác do chính quyền cấp xã thu; các quy định pháp luật về thủ tục hành chính, giải quyết công việc liên quan; và những nội dung khác. Uỷ ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chức năng thuộc thẩm quyền công bố công khai danh mục các dự án phát triển nhà ở thương mại trong từng thời kỳ trên phạm vi địa bàn... để người dân có điều kiện được tiếp cận. Cơ quan, tổ chức, cơ quan báo chí có quyền yêu cầu cơ quan tổ chức, đơn vị có trách nhiệm cung cấp thông tin. Trong thời hạn 10 ngày, cơ quan tổ chức và cá nhân được yêu cầu cung cấp thông tin phải cung cấp thông tin; không cung cấp, chưa cung cấp thì phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do. Quyền tiếp cận thông tin là thứ quyền khá nhạy cảm. Thông tin - về nguyên tắc - là phải có tính chất “mở”, đầu tiên là Chính phủ phải “mở”, cơ cấu tổ chức phải “mở”, các quyết định phải “mở” để mọi người đều biết và dễ tiếp cận khi cần thiết. Quyền lực nhà nước ta được tổ chức theo ba nhánh: quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp. Trong đó, trong hành pháp là đang thiếu sự “mở” bởi chúng ta hoạt động vẫn theo cơ chế thủ trưởng, quyết định được đưa ra không có sự bàn bạc hoặc có bàn bạc đi chăng nữa, thì khi quyết đị ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Pháp luật về bảo đảm quyền được thông tin Quyền được thông tin của công dân Xây dựng Luật Tiếp cận thông tin Luật Tiếp cận thông tin Quyền tự do ngôn luậnGợi ý tài liệu liên quan:
-
Bạo lực ngôn từ qua không gian mạng: Thực trạng và một số giải pháp
6 trang 202 0 0 -
7 trang 66 0 0
-
Quyết định số 1908/QĐ-BCT năm 2024
4 trang 52 0 0 -
Một số vấn đề về pháp luật quyền tiếp cận thông tin dưới tác động của chính sách chuyển đổi số
10 trang 49 0 0 -
Đề cương ôn tập học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Dương Nội
6 trang 49 0 0 -
Đề thi KSCL môn GDCD lớp 12 năm 2021-2022 (Lần 2) - Trường THPT Triệu Sơn 4, Thanh Hóa
4 trang 47 0 0 -
Luật 0 số báo chí Việt Nam 1989
19 trang 40 0 0 -
Đề cương ôn tập học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Du
5 trang 39 0 0 -
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2023 môn GDCD có đáp án - Trường THPT Quế Võ 1, Bắc Ninh
5 trang 38 0 0 -
29 trang 38 0 0