Với mong muốn góp phần vào việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về hình thức và nội dung quảng cáo trên truyền hình, tác giả sử dụng phương pháp phân tích luật viết để tiến hành phân tích, đánh giá các quy định có liên quan, trên cơ sở đó đề xuất một số khuyến nghị thông qua phương pháp suy luận logic.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Pháp luật về hình thức và nội dung sản phẩm quảng cáo trên truyền hình PHÁP LUẬT VỀ HÌNH THỨC VÀ NỘI DUNG SẢN PHẨM QUẢNG CÁO TRÊN TRUYỀN HÌNH Nguyễn Trường Sơn11. Khoa Khoa học Quản lý, Trường Đại học Thủ Dầu Một, liên hệ email: sonnt.luat@tdmu.edu.vnTÓM TẮT Hình thức quảng cáo và nội dung quảng cáo trên truyền hình được pháp luật quy định đểkiểm soát hành vi của các chủ thể có liên quan, qua góp phần bảo đảm hài hòa lợi ích giữa ngườiquảng cáo và người tiếp nhận quảng cáo. Các quy định của pháp luật về hình thức và nội dungquảng cáo trên truyền hình đã được hình thành và phát triển trong thời gian qua, mang lại nhiềukết quả tích cực. Tuy nhiên, qua thời gian thực hiện một số quy định đã bộc lộ một số hạn chế, bấtcập, cần được chỉnh sửa, bổ sung để phù hợp hơn với tình hình thực tiễn. Với mong muốn góp phầnvào việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về hình thức và nội dung quảng cáo trên truyềnhình, tác giả sử dụng phương pháp phân tích luật viết để tiến hành phân tích, đánh giá các quy địnhcó liên quan, trên cơ sở đó đề xuất một số khuyến nghị thông qua phương pháp suy luận logic. Từ khóa: Hình thức quảng cáo trên truyền hình; Nội dung sản phẩm quảng cáo trên truyềnhình. Quảng cáo; Quảng cáo trên truyền hình.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Truyền hình là một hình thức cung cấp thông tin phổ biến, ảnh hưởng đến nhiều chủ thể trongxã hội. Do đó, quảng cáo trên truyền hình cũng có nhiều ảnh hưởng, góp phần định hướng hành vitiêu dùng hoặc thậm chí là nhận thức của một bộ phận người tiếp nhận quảng cáo. Các quy định vềhình thức và nội dung quảng cáo trên truyền hình nằm trong nhóm các quy định nhằm tạo hành langpháp lý, qua đó hỗ trợ sự phát triển lành mạnh của hoạt động quảng cáo trên truyền hình, vừa giúpcác đơn vị phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, vừa bảo vệ các chủ thể khác trong xãhội. Do đó, việc nghiên cứu, đánh giá các quy định về hình thức, nội dung quảng cáo trên truyềnhình, để trên cơ sở đó đề xuất một số khuyến nghị phù hợp, nhằm hoàn thiện các quy định này làviệc làm cần thiết và nên được tiến hành thường xuyên.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu định tính, cụ thể:Phương pháp phân tích luật viết: Được sử dụng để phân tích, diễn giải một số quy định pháp luật về hìnhthức, nội dung sản phẩm quảng cáo trên truyền hình. Cụ thể, sử dụng phương pháp này, tác giả tiến hànhthu thập, phân tích và diễn giải về các hàm ý, thông điệp, mức độ tác động và các khía cạnh khác từ nộidung của các sản phẩm trong bối cảnh văn bản, thời gian cụ thể (Hiệp và nnk, 2022). Phương pháp thu thập, xử lý thông tin từ tài liệu thứ cấp, cụ thể là các thông tin liên quanquy định về hình thức và nội dung sản phẩm quảng cáo trên truyền hình từ các tài liệu thứ cấp.Phương pháp suy luận logic: Tác giả sử dụng để đánh giá quy định và khuyến nghị một số địnhhướng hoàn thiện quy định về hình thức và nội dung sản phẩm quảng cáo trên truyền hình.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Kết quả nghiên cứu và thảo luận quy định về hình thức quảng cáo trên truyền hình Qua tìm hiểu, đánh giá các quy định có liên quan về hình thức quảng cáo trên truyền hình, tácgiả phát hiện một số quy định sau đây cần được đánh giá kỹ lưỡng, cụ thể: Thứ nhất, Trước ngày 09/11/2023, Thông tư số 43/2014/TT-BYT của Bộ Y tế quy định vềquản lý thực phẩm chức năng ban hành ngày 24/11/2014 (Thông tư số 43/2014/TT-BYT) tại khoản2 Điều 7 quy định quảng cáo thực phẩm chức năng thì việc quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe 349trên phương tiện nghe nhìn phải có dòng chữ chú ý: “Sản phẩm này không phải là thuốc và khôngcó tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh” (Tế, 2014); chữ viết, lời đọc phải nhìn được và nghe rõ ràngtrong điều kiện bình thường. Tuy nhiên, từ ngày 09/11/2023 Thông tư số 17/2023/TT-BYT ngày25/9/2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật vềan toàn thực phẩm đã bãi bỏ quy định này (Tế, 2023). Khoản 5 Điều 5 Nghị định số 181/2013/NĐ-CP1 có quy định tương tự và nhấn mạnh phải đọcrõ ràng nội dung: Khuyến cáo “Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thếthuốc chữa bệnh” (Phủ, 2013). Điểm a Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 100/2014/NĐ-CP ngày06/11/2014 của Chính phủ quy định về kinh doanh và sử dụng sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻnhỏ, bình vú và vú ngậm nhân tạo (Nghị định số 100/2014/NĐ-CP) quy định khi quảng cáo thức ănbổ sung dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi thì phần đầu của quảng cáo phải có nội dung: “Sữa mẹ làthức ăn tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ”, và phần nội dung phải nêu rõ“Sản phẩm này là thức ăn bổ sung và được ăn thêm cùng với sữa mẹ dùng cho trẻ trên 06 thángtuổi” (Phủ, 2014). Tuy vậy, Nghị định số 100/2014/NĐ-CP không quy định về cách thức viết hayđọc những đoạn khuyến cáo nêu trên. Nghị định số 38/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủquy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo (Nghị định số38/2021/NĐ-CP2) tại Điểm a Khoản 1 Điều 50 quy định: “Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Không ghi đúng quy định hoặc không đọcrõ ràng tên thuốc, tên hoạt chất trừ thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, chống chỉ định, khuyến cáođối với đối tượng đặc biệt và khuyến cáo “Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng” đối với quảngcáo thuốc trên báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử” (Phủ, 2021), điều này có thể hiểu là khi quảngcáo thuốc trên truyền hình phải đọc rõ ràng tên thuốc, tên hoạt chất và khuyến cáo “Đọc kỹ hướngdẫn sử dụng trước khi dùng”. Thực tế cho thấy, cụm từ “Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thếthuốc chữa bệnh” và cụm từ “Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diệncủa trẻ nhỏ” đang được phát ...