Danh mục

Pháp luật Việt Nam - Pháp luật, lối sống và văn hóa công sở: Phần 1

Số trang: 72      Loại file: pdf      Dung lượng: 11.91 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (72 trang) 0
Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Pháp luật, lối sống và văn hóa công sở: Phần 1 được biên soạn nhằm làm cho phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả hơn, làm cho các chuẩn mực văn hóa pháp luật thấm sâu vào mọi mặt đời sống trong mỗi gia đình, mỗi cộng đồng dân cư, mỗi cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Pháp luật Việt Nam - Pháp luật, lối sống và văn hóa công sở: Phần 1 PGS. TS. NGUYỄN MINH DOAN (Chủ biên) PHÁP LUẬT, LÔI SỐNG VÀ VẪN HÓA GÔNG sở NHÀ XUẤT BẢN Tư PHÁP HÀ NỘI-2011 TẠP TH E TA C GIA: 1. TS. Bùi Thị Đào - Phần B (II, V) 2. PGS.TS. Nguyễn Minh Đoan - Phần A; Phần B (I, III, VI); Phần c 3. ThS. Nguyễn Văn Năm - Phần B (IV) 4 LỜI GIỚI THIỆU Pháp luật là những chuẩn mực hành vi của các tổ chức và cá nhân không thể thiếu và cùng quan trọng trong hầu hết các lĩnh vực khác nhau của đời sông xã hội hiện nay. Bíít kỳ một tổ chức, cá nhân nào, đặc biệt là các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, cũng cần phải sống, làm việc có văn hóa theo tinh thần các quy định của pháp luật để hướng tới chân - thiện - mỹ. Với tinh thần đó, cuôn sách 'P h á p lu ảt, lố i số n g và vân h ó a côn g sở' đã được biên soạn nhằm làm cho phong trào 'Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sông văn hóa', đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả hơn, làm cho các chuẩn mực văn hóa pháp luật thấm sâu vào mọi mặt đời sông trong mỗi gia đình, mỗi cộng đồng dân cư, mỗi cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Nội dung cuốn sách trang bị cho bạn đọc một số kiến thức về pháp luật, sự cần thiết phải sống, làm việc theo 5 pháp luật, lôi sống theo pháp luật và văn hóa công sở ở nước ta trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và mở cửa, hội nhập quốc tế vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Trân trọng giói thiệu cuốn sách cùng bạn đọc! H à Nội, tháng 8/2011 NHÀ XUẤT BẢN TƯ PHÁP 6 PHẦN A. PHÁP LUẬT I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÁP LUẬT . 1. Quan niệm vế pháp luật, nguồn gốc và sự cần thiết của pháp luật Pháp luật là một hiện tượng xã hội khá phức tạp, nên có thế xem xét pháp luật ở nhiều phương diện, cấp độ khác nhau. Trong lịch sử đã tồn tại khá nhiều quan niệm khác nhau về pháp luật, nguồn gốc của pháp luật, cũng như sự cần thiết của pháp luật trong đời sống nhà nước và xã hội. Theo quan niệm tôn giáo thì pháp luật do các lực lượng siêu nhiên sáng tạo ra, cũng như họ đã sáng tạo ra con người. Do vậy, pháp luật là ý muôn của Thượng đế, là ý Chúa... Các nhà làm luật, đặc biệt là vua, chúa chỉ dựa theo ý muôn của các đấng linh thiêng nói trên để viết ra các điều luật cho mọi người tuân theo. Quan điểm khác lại cho rằng, pháp luật sinh ra như một lẽ tự nhiên (con người sống cần phải có những quy tắc 7 P K a p luẶt) lôi sổVig v à v ă n k ó a CÔH0 s ả xử Sự, do vậy, pháp luật sinh ra là quá trình tất yếu, tự nhiên), cũng như sự xuất hiện của con người, loài người như một quá trình phát triển tất yếu tự nhiên. Từ đó, họ cho rằng “ở đâu có xã hội, ở đó có pháp luật”. Theo quan niệm của người xưa, cái thường tình của lòng người là hễ có thừa thì xa xỉ, không đủ thì dồ sẻn, không ngăn cấm thì dâm đãng, không theo tiết độ thì sai lầm, buông thả lòng dục thì hư hỏng. Có thể nói, sự ham muôn của con người là vô độ cho nên cần phải tiết chế những ham muốn của con người bằng những quy tắc của đạo đức, luân lý, lễ giáo và pháp luật... để ẩm thực phải có hạn lượng, y phục phải có tiết chế, nhà cửa phải có pháp độ, súc tụ phải có số thường, xe cộ và đồ dùng phải có ngữ, có hạn..., xét đến cùng là để giữ phòng nguồn loạn vậy. Do vậy, trong pháp luật bao giờ cũng có những quy định cấm đoán (quy định những hành vi mà các chủ thể không được phép thực hiện). Lẽ dĩ nhiên, pháp luật chỉ cấm những gì có hại cho xã hội, có hại cho giai cấp thông trị. Ngoài các quy định cấm, pháp luật còn có những quy định bắt buộc (quy định vê các nghĩa vụ pháp lý cho các chủ thể) và những quy định cho phép (cho phép chủ thể có thể hành động theo một cách thức nhất định). Như vậy, pháp luật là hiện tượng gắn liền vối xã hội, là phương tiện để quản lý xã hội, duy trì trật tự xã hội. Pháp luật là những tiêu chuẩn, quy tắc căn bản mà mọi người phải tuân theo, được đặt ra đế điều chỉnh các hoạt động của con người, phối hợp, thống nhất hoạt động của các tổ chức 8 Pkẩ« A PH Á P LUÂT và cá nhân theo những mục đích nhất định, đồng thời còn dùng để trừ khử những điều gian tà, bất chính vì công bằng xã hội. Một số học giả khác lại cho rằng, pháp luật đồng nghĩa với công lý và công bằng. Theo họ, pháp luật là công lý, bao gồm những quy định do nhà nước ban hành đại diện cho công bằng xã hội, thể hiện sự đồng thuận của các thành viên trong xã hội, nhằm thực hiện công lý, bảo vệ lợi ích cho tất cả mọi thành viên trong xã hội. . Quan diểm của chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng, pháp luật là hiện tượng có tính lịch sử, là sán phẩm của sự phát triển xã hội. Pháp luật không phải là ý chí của thượng đế hay của một lực lượng siêu nhiên nào ngoài trái đất gán ghép vào xã hội, mà nó nảy sinh trong dời sông xã hội, là kết quả của sự biến đổi xã hội từ xã hội mông muội, thấp kém sang xã hội văn minh, phức tạp, từ xã hội không có giai cấp sang xã hội có giai cấp. Theo quan điểm Mác - Lênin thì trong xã hội nguyên thuỷ chưa có pháp luật, việc quản lý, điều chỉnh các quan hộ xã hội khi đó được dựa vào tập quán, đạo đức, tín điều tôn giáo..., là những công cụ điều chỉnh thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích chung của các thành viên trong xã hội nên được mọi người thừa nhận và tự giác tuân theo. Khi xã hội phát triển đến một giai đoạn nhất định thì những công cụ như đạo đức, tập quán, tín điều tôn giáo... không còn khả năng hoặc không thể duy trì quản lý xã hội như cũ được nữa, vì ý chí của các thành viên 9 luẠt> lối sôV\g v à v ă n h ó a c ô n g s à trong xã hội không còn thông nhất, lợi ích của các giai cấp trong xã hội đã có sự khác biệt căn bản, t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: