Pháp luật Việt Nam về giám sát thị trường tài chính và thực tiễn áp dụng
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Pháp luật Việt Nam về giám sát thị trường tài chính và thực tiễn áp dụngTạpchíKhoahọcĐHQGHN,Luậthọc28(2012)17‐29Pháp luật Việt Nam về giám sát thị trường tài chínhvà thực tiễn áp dụngLê Thị Thu Thủy**Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội,144 Xuân Thuỷ, Hà Nội, Việt NamNhận ngày 20 tháng 02 năm 2012Tóm tắt. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hoá hiện nay, sự tồn tại và phát triểncủa các định chế tài chính và vấn đề cạnh tranh trong lĩnh vực thị trường tài chính là vấn đề rấtquan trọng, tác động trực tiếp tới sự phát triển của nền kinh tế. Để đảm bảo sự cạnh tranh lànhmạnh và sự hiệu quả trong hoạt động của thị trường tài chính, đòi hỏi phải có mô hình giám sát thịtrường tài chính phù hợp với những qui định pháp lý chặt chẽ. Bài viết tập trung phân tích và làmrõ những qui định pháp lý đặc thù về giám sát thị trường tài chính ở Việt Nam (bao gồm thị trườngngân hàng, thị trường chứng khoán, thị trường bảo hiểm), trên cơ sở có sự tham khảo kinh nghiệmnước ngoài và nêu ra những bất cập, giải pháp hoàn thiện pháp luật về giám sát thị trường tài chínhở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.*Thị trường tài chính (TTTC) là nơi diễn racác hoạt động phát hành, mua bán, trao đổi cáctài sản tài chính hay nguồn lực tài chính. Đây lànơi chuyển nhượng quyền sở hữu vốn từ nhữngngười thừa vốn sang những người thiếu vốn.Xét một cách khái quát, TTTC bao gồm thịtrường ngân hàng, thị trường chứng khoán vàthị trường bảo hiểm. Vai trò của TTTC ngàycàng được khẳng định rõ nét trong nền kinh tếthị trường thông qua việc cung cấp nhữngnguồn vốn cho doanh nghiệp để đầu tư vào hoạtđộng sản xuất kinh doanh, tạo hàng hóa, sảnphẩm, dịch vụ phục vụ nhu cầu quốc kế dânsinh. Sự tác động của TTTC đối với nền kinh tếtạo ra những “cú hích” tăng trưởng, những độtphá trong kinh doanh, đầu tư và tạo lợi nhuậncho mọi chủ thể của nền kinh tế. Tuy nhiên, vớisự hiện diện của các qui luật vốn có của nềnkinh tế thị trường, TTTC khó có thể đứng vữngđược nếu không có hoạt động giám sát hiệu quảvà “bàn tay khéo léo” điều tiết của Nhà nước.Mặc dù không chịu ảnh hưởng nặng nề củacuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu khởinguồn từ việc cho vay dưới chuẩn nhà đất củaMỹ vào năm 2007 nhưng TTTC Việt Nam vẫnlà một thị trường rất đặc thù về qui mô, về chủthể tham gia thị trường, về năng lực cạnh tranh.Với sự gia nhập WTO của Việt Nam và chophép thành lập ngân hàng 100% vốn nướcngoài từ năm 2007 và đầu năm 2012 là sự mởcửa toàn bộ trong lĩnh vực chứng khoán thìTTTC Việt Nam trở nên phức tạp hơn, tháchthức đối với thị trường là không nhỏ. Sự thamgia ngày càng nhiều của các chủ thể tham giathị trường, của nhà đầu tư, sự xuất hiện ngàycàng đa dạng các công cụ tài chính mới trên thịtrường, xu hướng thành lập các tập đoàn tàichính hoạt động đa lĩnh vực (tài chính, ngânhàng, chứng khoán, bảo hiểm) một mặt đánh______*ĐT: 84-4-37548516.E-mail: lethuthuy70@gmail.com1718L.T.T.Thủy/TạpchíKhoahọcĐHQGHN,Luậthọc28(2012)17‐29dấu sự phát triển thị trường, mặt khác nó tiềmẩn rủi ro lớn khi thị trường đi quá giới hạn, mọichủ thể đều ganh đua với nhau vì mục tiêu tốiđa hóa lợi nhuận. Vấn đề năng lực cạnh tranhcủa các thành viên trên TTTC Việt Nam hiệnnay cũng còn có những hạn chế nhất định nhưnăng lực về vốn, chất lượng, giá cả sản phẩm,dịch vụ cung ứng, công nghệ thông tin. An ninhtài chính là vấn đề trở thành mối quan tâm hàngđầu trong giai đoạn hiện nay. Chính vì vậy, hệthống giám sát TTTC phải có những thay đổinhất định để đảm bảo sự phát triển an toàn củathị trường này. Đặc biệt việc nghiên cứu môhình giám sát TTTC, những đặc thù trong phápluật Việt Nam qui định về giám sát TTTC vàthực tiễn áp dụng có ý nghĩa vô cùng quantrọng trong việc phòng ngừa, hạn chế rủi rophát sinh trên thị trường này trong bối cảnh thịtrường tài chính nước ta đang hội nhập sâu rộngvới thị trường tài chính toàn cầu.1. Mô hình giám sát thị trường tài chính trênthế giới và ở Việt NamMô hình giám sát TTTC trên thế giớiHiện nay trên thế giới có hai mô hình giámsát TTTC: phân tán và hợp nhất. Việc lựa chọnmô hình giám sát phụ thuộc vào đặc thù, mứcđộ phát triển của thị trường tài chính, cấu trúcthị trường tài chính hiện có và tổng thể lợi íchquốc gia. Mục tiêu của giám sát tài chính là duytrì sự ổn định hệ thống tài chính, cảnh báo rủi rovà đảm bảo sự an toàn trong hoạt động của cácđịnh chế tài chính, bảo vệ quyền lợi của ngườitiêu dùng.Mô hình phân tán: Theo mô hình này, cáccơ quan quản lý TTTC được thành lập chuyênbiệt cho từng lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm,chứng khoán. Ưu điểm của mô hình này là cóthể phát huy thế mạnh của từng cơ quan giámsát, bởi lẽ các cơ quan này là cơ quan chuyênngành trong từng lĩnh vực, vừa quản lý, cấpphép và vừa giám sát hoạt động của các chủ thểtham gia thị trường. Bên cạnh những ưu điểmtrên thì mô hình phân tán cũng bộc lộ nhữnghạn chế nhất định, đó là việc phân khúc hoạtđộng quản lý, giám sát các thị trường ngânhàng, chứng khoán, bảo hiểm, trong khi đó ranhgiới giữa các khu vực ngân hàng, chứng khoán,bảo hiểm đã không còn rạch ròi. Sự mua, bán,sáp nhập các tổ chức tài chính, thành lập các tậpđoàn tài chính, ngân hàng hoạt động trong cả balĩnh vực là xu hướng tất yếu hiện nay. Cuộckhủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua đã chothấy mô hình phân tán khiến các cơ quan giámsát chuyên biệt lúng túng khi cần phải phản ứngnhanh với những biến động lớn trên TTTC. Đặcbiệt, theo mô hình này, phạm vi trách nhiệm, cơchế chia sẻ thông tin quản lý giữa các cơ quangiám sát chuyên biệt trên TTTC chưa được xácđịnh rõ ràng, gây ra phản ứng chậm trướcnhững yếu tố dẫn đến khủng hoảng tài chính.Trong cuộc Điều trần ngày 24/7/2008 trướcQuốc hội Mỹ, Chủ tịch Ủy ban chứng khoánMỹ (Securities and Exchange Commission SEC) Christopher Cox đã thừa nhận rằng việcgiới hạn trách nhiệm của SEC Mỹ trong quản lývà giám sát các công ty môi giới-kinh doanhchứng khoán hoạt động chủ yếu tron ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội Bài viết về pháp luật Pháp luật giám sát thị trường tài chính Thị trường tài chính ở Việt Nam Mô hình giám sát thị trường tài chính Quy chế giám sát giao dịch chứng khoánGợi ý tài liệu liên quan:
-
Hoàn thiện quy định pháp luật về địa vị pháp lý của tổ chức công đoàn Việt Nam
7 trang 221 0 0 -
Đánh giá những tác động của việc thay đổi cách tính thuế đối với dịch vụ trung gian kết nối vận tải
4 trang 190 0 0 -
So sánh các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ trong luật hình sự Cộng hòa Pháp và luật hình sự Việt Nam
4 trang 179 0 0 -
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân dân làm chủ trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
6 trang 178 0 0 -
Hoàn thiện quy định của Luật sở hữu trí tuệ về bảo hộ chỉ dẫn địa lý đồng âm
6 trang 172 0 0 -
Một số quy định của luật công chứng
5 trang 160 0 0 -
Xử lý kỷ luật viên chức quản lý tại các cơ sở giáo dục đại học công lập
5 trang 145 0 0 -
Một số ý kiến về tổ chức chính quyền và pháp luật áp dụng tại đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt
6 trang 135 0 0 -
Thực trạng thực thi pháp luật bảo vệ môi trường tại các làng nghề ở Việt Nam
6 trang 122 0 0 -
Hoàn thiện pháp luật về xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tái cơ cấu tổ chức tín dụng
7 trang 99 0 0