Danh mục

Phật giáo và vấn đề bảo vệ môi trường góp phần đảm bảo an sinh xã hội

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 469.57 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 17,000 VND Tải xuống file đầy đủ (16 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Phật giáo và vấn đề bảo vệ môi trường góp phần đảm bảo an sinh xã hội trình bày các nội dung: Tính cấp thiết của việc bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu hiện nay; Giải pháp bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu trong giáo lý Phật giáo; Những thành tựu của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong sự nghiệp bảo vệ môi trường góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phật giáo và vấn đề bảo vệ môi trường góp phần đảm bảo an sinh xã hội PHẬT GIÁO VÀ VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI THƯỢNG TỌA, TS. THÍCH ĐỨC THIỆN*1 Tóm tắt: Môi trường và bảo vệ môi trường luôn là yếu tố sống còn của nhân loại. Thếgiới ngày nay đang phải đối diện với khủng hoảng, thách thức nghiêm trọng về môi trườngvà biến đổi khí hậu. Hệ lụy của nó vô cùng nguy hiểm, làm tiêu tan những thành quả màcon người đã dày công xây dựng một thế giới giàu đẹp trên các mặt vật chất và tinh thần. Các nhà khoa học đều khẳng định rằng những tiến bộ vĩ đại của khoa học kỹ thuậtkhông thể ngăn chặn được bước tiến dồn dập của biến đổi khí hậu, bởi chỉ có ý thức của conngười mới quyết định được việc bảo vệ môi trường, và ứng phó biến đổi khí hậu. Hơn lúcnào hết, các giải pháp bảo vệ môi trường được tìm đến trong giáo lý của Phật giáo như làmột nguồn năng lượng hữu hiệu nhất có thể bảo vệ, gìn giữ, đem lại vẻ đẹp tự nhiên của mẹTrái đất, bảo vệ hành tinh thân yêu của chúng ta. Ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường, các giải pháp để bảo vệ môitrường vốn đã được Đức Phật chỉ dạy cho các đệ tử của Ngài, cho nhân loại trong thôngđiệp về hòa bình, sự hòa hợp, an lạc tâm hồn giữa con người, vũ trụ xung quanh chúng ta,môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Với tinh hoa của Phật giáo nhập thế, truyền thống đồng hành cùng dân tộc, tăngni, phật tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có nhiều thành tựu trong lĩnh vực bảo vệmôi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậuđược coi như là một nhân tố quan trọng đảm bảo an sinh xã hội và sự nghiệp phát triểnbền vững. Từ khóa: An sinh xã hội; Giáo hội; Môi trường; Biến đổi khí hậu; Phật giáo.* Phó Chủ tịch, Tổng thư ký HĐTS Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Giảng viên Cao cấp Học viện Phật giáo Việt Nam và Viện Trần Nhân Tông (Đại học Quốc gia Hà Nội).MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 63 Đặt vấn đề Vào tháng 9 năm 2015 tại thành phố Bristol, Vương quốc Anh đã diễn ra Diễnđàn quốc tế giữa lãnh đạo các tôn giáo lớn trên thế giới với các quan chức Liên hợpquốc thảo luận về vai trò của các tôn giáo trong việc thực hiện các mục tiêu pháttriển bền vững (SDGs) của Liên hợp quốc đến năm 2030. Trong đó đặc biệt nhấnmạnh đến vai trò của các tôn giáo trong bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổikhí hậu. Tại Diễn đàn Bristol, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki Moon đã khẳngđịnh: “Bảo vệ môi trường là một mệnh lệnh đạo đức cấp thiết, là trách nhiệm thiêngliêng của tất cả tín đồ các tôn giáo, và của những người lương tri trên thế giới”.11 Ngay sau đó, Liên hợp quốc đã tổ chức Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khíhậu 2015 (COP21-Paris) từ ngày 30 tháng 11 đến 12 tháng 12 tại thủ đô Paris, Cộnghòa Pháp. Hội nghị COP21-Paris đã nhận được nhiều thông điệp của các nhà lãnhđạo tâm linh các tôn giáo khẳng định sự tham gia của các tôn giáo vào công cuộcbảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Hơn lúc nào hết, các giải phápcho vấn đề khủng hoảng môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu được tìmtrong giáo lý của các tôn giáo.2 Tại Việt Nam, Hội nghị toàn quốc “Phát huy vai trò của các tôn giáo tham giabảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu” được Ủy ban Trung ương Mặttrận tổ quốc Việt Nam khai mạc vào ngày 2 tháng 12 năm 2015 tại cố đô Huế đúngvào thời điểm diễn ra Hội nghị COP21-Paris.3 Phương pháp nghiên cứu Khi nghiên cứu Phật giáo và vấn đề bảo vệ môi trường góp phần đảm bảo ansinh xã hội, chúng tôi sử dụng các phương pháp như thu thập thông tin, phươngpháp thư viện, phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp quy nạp, diễndịch,… Trong quá trình, tìm hiểu, thu thập, chúng tôi nhận thấy những điểm đã đạtđược và những điểm còn hạn chế một cách khái quát nhất, từ đó đưa ra một số nhậnđịnh, khuyến nghị nhằm thực hiện bảo vệ môi trường góp phần đảm bảo an sinh xãhội có những hiệu quả nhất định. 1. Tính cấp thiết của việc bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu hiện nay Nhân loại chúng ta đang sống trong thời đại mà hàng ngày con người đangphải đối diện với khủng hoảng, thách thức nghiêm trọng về môi trường và biến đổi1 Website: http://www.undp.org, Sep 1, 2015.2 Website:https:// www.oikaumene.org, Statement of from Religious Leaders for the Upcoming COP21, Oct 19, 2015.3 Vy Tư Liệu, Thông điệp của các tôn giáo tại Việt Nam và Hội nghị Thượng đỉnh toàn cầu về khí hậu ở Pa-ri, Tạp chí Dân vận, số 12/2015.64 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI...khí hậu. Hệ lụy của nó vô cùng nguy hiểm, phá hủy môi trường sống xung quanhchúng ta, làm đảo lộn cuộc sống của mỗi chúng ta ở khắp n ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: