Danh mục

Phật giáo Việt Nam với an sinh xã hội thời hiện đại

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 380.04 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Việt Nam đã có nhiều thành tựu nổi bật trong quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng. Ngày càng có nhiều vấn đề xã hội phát sinh trở thành thách thức cho Việt Nam hướng đến an sinh xã hội bền vững. Bài viết Phật giáo Việt Nam với an sinh xã hội thời hiện đại trình bày các nội dung: Khái niệm và bản chất của an sinh xã hội; Phật giáo với công tác an sinh xã hội.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phật giáo Việt Nam với an sinh xã hội thời hiện đại PHẬT GIÁO VIỆT NAM VỚI AN SINH XÃ HỘI THỜI HIỆN ĐẠI THÍCH GIÁC MINH HỮU1* Tóm tắt: Phật giáo đã tạo nên những kỳ tích vĩ đại cho dân tộc Việt Nam, khôngnhững về tinh thần hộ quốc trong quá khứ, mà còn góp phần ổn định “an sinh xã hội” quacông tác từ thiện và nhiều hoạt động khác, như: khóa tu mùa hè, hoằng pháp vùng sâu vùngxa, cây cầu nghĩa tình, ngôi nhà tình nghĩa, cứu trợ bão lụt… là chủ đề tham luận trong vàiviết: “Phật giáo với an sinh xã hội thời hiện đại”. Từ khóa: Phật giáo với an sinh xã hội thời hội nhập và xu hướng toàn cầu hóa. Đặt vấn đề Với vị thế của mình Phật giáo có: “Truyền thống đồng hành cùng dân tộc của Phậtgiáo” [1, tr.4] nên Phật giáo đặc biệt quan tâm đến vấn đề an sinh xã hội, góp phầnổn định và phát triển đất nước thời hội nhập quốc tế trong tinh thần: “Tinh thần hộquốc an dân của Phật giáo Việt Nam trong quá trình hội nhập”[7]. Phật giáo đã tạo nênnhững kỳ tích vĩ đại cho dân tộc Việt Nam, không những về tinh thần hộ quốc trongquá khứ, mà còn góp phần ổn định an sinh xã hội và phát triển đất nước Việt Namtrong thời kì phát triển và hội nhập quốc tế hiện nay. 1. Khái niệm và bản chất của an sinh xã hội Đến năm 1941, Tổ chức Lao động Quốc tế, viết tắt là “ILO” chính thức dùngthuật ngữ này trong các Công ước Quốc tế. Nội dung của an sinh xã hội đã đượcghi trong Tuyên ngôn nhân quyền do Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày10/12/1948. Trong bản Tuyên ngôn có viết: “Tất cả mọi người với tư cách là thành viêncủa xã hội có quyền hưởng an sinh xã hội. Quyền đó đặt cơ sở trên sự thoả mãn các quyềnvề kinh tế, xã hội và văn hóa cần cho nhân cách và sự tự do phát triển con người...”. Mỗiquốc gia có các cách hiểu khác nhau về vấn đề an sinh xã hội, nhưng theo (ILO) có* Chùa Khánh Ngọc, thôn Quần Ngọc, xã Khánh Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.1074 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI...hiểu đơn giản là : “An sinh xã hội là sự bảo đảm của cộng đồng đối với các thành viên củamình thông qua một loạt biện pháp công nhằm chống lại những khó khăn về kinh tế và xã hộido mất đi khả năng thu nhập để bảo đảm đời sống tối thiểu”. Điều 29, 34 Hiến pháp năm2013 của nước ta có ghi: “Công dân có quyền được bảo đảm an sinh xã hội” và “Nhà nướctạo bình đẳng về cơ hội để công dân thụ hưởng phúc lợi xã hội, phát triển hệ thống an sinhxã hội”, điều này cũng đã được cụ thể hoá trong nhiều văn bản như: Luật Lao động,Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Người cao tuổi, Luật Người khuyết tật… Trong thực tế,Việt Nam đã rất chú trọng đến các chương trình an sinh xã hội, hỗ trợ người nghèo,đối tượng dễ bị tổn thương; chủ động phòng ngừa, giảm tới mức thấp nhất và khắcphục những rủi ro do tác động của kinh tế, xã hội, sự cố môi trường, phát triểnmạnh mẽ hệ thống bảo hiểm, khuyến khích và tạo điều kiện để mọi người tiếp cận,tham gia các loại hình bảo hiểm, mở rộng các hình thức giúp đỡ, cứu trợ, tăng độbao phủ, nhất là đối với các đối tượng khó khăn, các đối tượng dễ bị tổn thương…Như vậy, về mặt bản chất, an sinh xã hội góp phần đảm bảo thu nhập và đời sốngcho các công dân trong xã hội, thông qua biện pháp chung với mục đích tạo ra sựan sinh cho mọi người trong xã hội. Bản chất của an sinh xã hội là góp phần bảo đảm đời sống cho mọi người trongxã hội có cuộc sống tốt đẹp, bình yên cho mọi người trong cộng đồng. Vì vậy, ansinh xã hội mang tính tính nhân văn cao đẹp. Vì vậy bảo đảm an sinh xã hội là yêucầu, cần và đủ cho sự ổn định, phát triển của một quốc gia, bảo đảm cho công dânđược hưởng quyền về an sinh xã hội. Bảo đảm an sinh xã hội là yêu cầu và điều kiệncần thiết của sự ổn định, phát triển đất nước, góp phần hiện thực hóa các quyền xãhội của mọi người dân. Việt Nam coi trọng việc phát triển bảo đảm an sinh xã hội,bảo đảm chất lượng sống cho người dân ngày càng được an toàn là thiết thực nhấtthực hiện các quyền xã hội của mọi người, đồng thời, cũng là động lực và mục tiêuxuyên suốt của sự nghiệp đổi mới đất nước. Hệ thống an sinh xã hội bảo đảm phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xãhội của đất nước và tiếp cận dần với chuẩn mức quốc tế. Từ nhiều năm nay an sinhxã hội được xác định là một chính sách quan trọng nằm trong chiến lược phát triểncủa đất nước. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xãhội năm 1991 và bổ sung, phát triển năm 2011 và đặc biệt Nghị quyết số 15-NQ/TW,ngày 1/6/2012, của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, về “Một số vấn đề vềchính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020”, đã coi bảo đảm an sinh xã hội là nhiệm vụthường xuyên của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, phấn đấu đến năm 2020 cơbản hình thành hệ thống an sinh xã hội, cho phép người dân tiếp cận được các dịchMỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 1 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: