Danh mục

Phật giáo với hoạt động cứu trợ xã hội vùng cao, vùng dân tộc thiểu số góp phần đảm bảo an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 410.51 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Phật giáo với hoạt động cứu trợ xã hội vùng cao, vùng dân tộc thiểu số góp phần đảm bảo an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay trình bày các nội dung: Cứu trợ xã hội vùng cao, vùng dân tộc thiểu số là chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước và Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Thực trạng hoạt động cứu trợ xã hội vùng cao, vùng dân tộc thiểu số góp phần đảm bảo an sinh xã hội của Phật giáo thời gian qua; Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động cứu trợ xã hội vùng cao, vùng dân tộc thiểu số góp phần bảo đảm an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phật giáo với hoạt động cứu trợ xã hội vùng cao, vùng dân tộc thiểu số góp phần đảm bảo an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay PHẬT GIÁO VỚI HOẠT ĐỘNG CỨU TRỢ XÃ HỘI VÙNG CAO, VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY NGUYỄN VĂN HUÂN1* Tóm tắt: Phật giáo và hoạt động cứu trợ xã hội vùng sâu, vùng xa của Phật giáo mangý nghĩa nhân văn sâu sắc. Đây là hoạt động có ý nghĩa thiết thực, gắn bó trực tiếp với côngtác đảm bảo an sinh xã hội. Phát huy truyền thống “Phật giáo đồng hành cùng dân tộc” làvấn đề mang tính trọng tâm, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động cứu trợ, an sinh xãhội góp phần đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội là những vấn đề cốt lõi củaPhật giáo trong tương lai. Từ những lập luận trên, tác giả xây dựng căn cứ để đưa ra cácgiải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cứu trợ xã hội vùng cao, vùng dân tộc thiểu sốcủa Phật giáo, góp phần đảm bảo an sinh xã hội trong tình hình hiện nay. Từ khóa: An sinh xã hội; Cứu trợ xã hội; Phật giáo. Đặt vấn đề Phật giáo là tôn giáo có ảnh hưởng sâu rộng nhất ở Việt Nam. Phật giáo ra đời ởẤn Độ vào thế kỷ VI trước Công nguyên, người sáng lập là thái tử Tất Đạt Đa (Tháitử Shidartha) với tư tưởng chủ đạo là dạy con người hướng thiện, có tri thức để xâydựng cuộc sống tốt đẹp yên vui. Phật giáo du nhập vào Việt Nam đã trên hai ngànnăm và dần được bản địa hóa để phù hợp với bản sắc của người Việt. Tổ chức đượcthành lập để chấn hưng đạo pháp, bảo vệ văn hóa truyền thống, góp phần thực hiệncuộc cách mạng của dân tộc đó là Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Dưới sự điều hànhcủa Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phật giáo đã phát huy được giá trị sống tốt đờiđẹp đạo, luôn đồng hành cùng dân tộc, vận động tăng ni, phật tử trong chánh tín đểánh sáng của Phật giáo đi vào đời sống thực tiễn, truyền bá thông điệp từ bi, nhânái bằng những hành động thiết thực góp phần đảm bảo an sinh xã hội ở Việt Nam* Giảng viên Học viện An ninh nhân dân.MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 983hiện nay. Tại Hội nghị Vesak 2019, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam, Nguyễn Xuân Phúc phát biểu: “Phật giáo với hiện thực và tương laixã hội, cũng như thông điệp từ Đại lễ: mỗi người chúng ta chính là sứ giả của Đức Phật,hãy cùng quan tâm, chia sẻ, hiện thực hóa thông điệp về hòa bình, đoàn kết và yêu thươngvào thực tiễn cuộc sống, góp phần đẩy lùi những xung đột, khổ đau, đói nghèo, đưa conngười tới cuộc sống an vui, làm tỏa sáng ý nghĩa Vesak trong khắp cõi nhân gian, kiến tạomột cõi Niết bàn trong thế giới hiện thực”1.1 Phương pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Sử dụng để nghiên cứu, phân tích, đánh giánhững lý luận và thực tiễn về các hoạt động của Phật giáo góp phần đảm bảo anninh quốc gia. Thông qua phân tích, đánh giá tác giả chỉ ra tính hai mặt nhằm đưara hệ thống các giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác cứu trợ xã hội của Phậtgiáo, góp phần đảm bảo an ninh quốc gia. - Phương pháp nghiên cứu điển hình: Tác giả sàng lọc, tìm chọn những điển hìnhcác hoạt động của Phật giáo để làm nổi bật ý nghĩa của hoạt động cứu trợ xã hộiPhật giáo trong tình hình hiện nay. - Phương pháp thống kê, so sánh: Khái quát hóa, đối chiếu, so sánh các số liệu, dẫnchứng để đưa ra các lập luận minh chứng tình hình thực tế của Phật giáo trong hoạtđộng cứu trợ vùng sâu, vùng dân tộc thiểu số hiện nay. 1. Cứu trợ xã hội vùng cao, vùng dân tộc thiểu số là chủ trương nhất quán củaĐảng, Nhà nước và Giáo hội Phật giáo Việt Nam Với mục đích góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dântộc thiểu số nơi vùng cao, đồng thời tạo nên sự công bằng trong chính sách xã hội,giảm sự chênh lệch giàu - nghèo các vùng trong cả nước, chính sách cứu trợ xã hộiđã trở thành chủ trường nhất quán của Đảng, Nhà nước và Giáo hội Phật giáo ViệtNam. Các chính sách đó được thể hiện tinh thần chung trong các văn bản, hội nghịvà các buổi tiếp xúc với đồng bào để tìm các hướng giải pháp, hệ thống các chínhsách trước những rủi ro, biến cố xã hội hoặc những tác động bất thường về kinh tế,xã hội, môi trường, thiên tai, dịch bệnh trong cả nước nói chung, vùng đồng bàodân tộc thiểu số nói riêng. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Cộng sảnViệt Nam đã xác định “… Cải thiện đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân thêm mộtbước, làm cho nhân dân ta được ăn no mặc ấm, tăng thêm sức khỏe, có thêm nhà ở và được Baochinhphu.vn “Phát biểu của Thủ tướng tại Lễ khai mạc Đại lễ Vesak LHQ năm 2019”.1984 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI...học tập, mở mang sự nghiệp phúc lợi công cộng,…”1. Nghị quyết Đại hội đại biểu toànquốc lần thứ XII cũng xác định: “… Chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, giảiquyết tốt những vấn đề bức thiết; tăng cường quản lý phát triển xã hội, bảo đảm an ninh xãhội, an ninh con người; bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội và giảm nghèo bềnvững…”2. Chương 2, Mục đích - thành phần về Hiến chương Giáo hội Phật giáo ViệtNam thể hiện: “… Mục đích của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là hoằng dương Phật pháp,phát triển Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong nước và ở nước ngoài, tham gia xây dựng,bảo vệ Tổ quốc, phục vụ dân tộc, góp phần xây dựng hòa bình an lạc cho thế giới”. Xuyênsuốt từ các quan điểm, chính sách đến những công việc cụ thể trong đời sống xã hộiĐảng, Nhà nước và Giáo hội Phật giáo Việt Nam đều thể hiện vai trò quan trọng,với các chính sách nhất quán để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dânViệt Nam nói chung, đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng. 2. Thực trạng hoạt động cứu trợ xã hội vùng cao, vùng dân tộc thiểu số gópphần đảm bảo an sinh xã hộ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: