Danh mục

Phật giáo với việc đảm bảo an sinh xã hội cho đồng bào các dân tộc Tây Bắc

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 430.12 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tập trung nghiên cứu, làm rõ vị trí, vai trò và những đóng góp của Phật giáo trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho đồng bào và nhân dân các dân tộc Tây Bắc; đồng thời đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm phát huy hơn nữa vai trò của Phật giáo nói chung và Phật giáo trong việc đảm bảo an sinh xã hội nói riêng cho cộng đồng cư dân các dân tộc tại Tây Bắc (Việt Nam) trong thời kỳ phát triển và hội nhập quốc tế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phật giáo với việc đảm bảo an sinh xã hội cho đồng bào các dân tộc Tây Bắc PHẬT GIÁO VỚI VIỆC ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI CHO ĐỒNG BÀO CÁC DÂN TỘC TÂY BẮC ThS. ĐÀO VĂN TRƯỞNG1* ThS. ĐINH VĂN LUÂN2** Tóm tắt: Bài viết tập trung nghiên cứu, làm rõ vị trí, vai trò và những đóng góp củaPhật giáo trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho đồng bào và nhân dân các dân tộc Tây Bắc;đồng thời đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm phát huy hơn nữa vai trò của Phật giáonói chung và Phật giáo trong việc đảm bảo an sinh xã hội nói riêng cho cộng đồng cư dâncác dân tộc tại Tây Bắc (Việt Nam) trong thời kỳ phát triển và hội nhập quốc tế. Từ khóa: Phật giáo, an sinh xã hội, Tây Bắc. Đặt vấn đề Trải qua hơn 25 thế kỷ hình thành và phát triển, với tư tưởng đại hùng, đại lực,đại trí, đại từ bi, thương yêu cứu vớt chúng sinh (trong đó có con người) khỏi vòngquay luân hồi của trầm luân sinh tử, Phật giáo đã trở thành một trong những tôngiáo lớn nhất và có sức ảnh hưởng nhất toàn cầu hiện nay. Như sinh thời, Đức ThếTôn từng nói: “Ta không muốn làm một kẻ chinh chiến, tắm bánh xe trong máu đào củamuôn bãi chiến để rồi lưu lại cho hậu thế một kỷ niệm đỏ gớm ghê... Tiếng kêu đau thươngcủa thế giới xé rách màn tai, lòng từ bi của ta chỉ muốn xóa bỏ những cảnh khổ đau củanhân loại”3.1 Phật giáo tôn giáo của trí tuệ, đạo đức, chủ nghĩa nhân văn cao cả, tinhthần khoa học, sự kết nối, sẻ chia, tình yêu thương, sự lan tỏa, lòng vị tha, sự khoandung, tinh thần bình đẳng, bác ái, hòa bình và an lạc… đang dần khẳng định vị trí,vai trò và những cống hiến vĩ đại cho nhân loại ở nhiều khía cạnh, lĩnh vực khácnhau. Trong đó, không thể không nhắc tới sự tham gia và đóng góp tích cực của* Trường Đại học Tây Bắc.** Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy.1 https://phatgiao.org.vn/tam-long-tu-bi-cua-duc-phat-thich-ca-mau-ni-d35626.html.MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 1061Phật giáo trong công tác an sinh xã hội, thiện nguyện giúp đỡ cộng đồng tại khắpcác quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Tại Việt Nam, hoạt động an sinh xã hội,ánh sáng thiện nguyện của Phật Pháp lan tỏa đến khắp các vùng miền từ thành thịđến nông thôn, từ đồng bằng đến miền núi, từ vùng sâu, vùng xa cho đến biên giới,hải đảo. Trong đó có Tây Bắc - vùng đất phên dậu của Tổ quốc, nơi có vị trí địa chiếnlược quan trọng trong bảo vệ chủ quyền an ninh quốc gia. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành bài nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng một số phương phápsau: phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp phân tích, so sánh,tổng hợp, thống kê… 1. Quan điểm của Phật giáo và Phật giáo Việt Nam về an sinh xã hội Trong hệ thống giáo lý Kinh, Luật, Luận của Phật giáo và ngay cả trong nhữnglời giảng dạy của Đức Phật đều không trực tiếp đề cập đến thuật ngữ “an sinh xãhội”. Bởi lẽ, “an sinh xã hội” là thuật ngữ mới xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX, đầu thếkỷ XX, gắn liền với cuộc đại cách mạng công nghiệp ở châu Âu. Thuật ngữ an sinhxã hội (Social Security) lần đầu tiên được nhắc đến trong Đạo luật “an sinh xã hội”(Social Security Act) của nước Mỹ, ký ngày 14-8-1935 bởi Tổng thống Franklin D.Roosevelt (FDR). Trong tiếng Anh, “an sinh xã hội” được dịch là “Social security”nghĩa là sự bảo đảm xã hội, bảo vệ xã hội, bảo trợ xã hội, an toàn xã hội, an ninh xãhội, trợ giúp xã hội, cứu tế xã hội… Theo nghĩa rộng, an sinh xã hội là sự bảo đảm,bảo vệ cho các thành viên (tức mọi công dân) trong xã hội được sinh sống, học tập,lao động, vui chơi, giải trí, cống hiến…trong môi trường an toàn, hòa bình, ổn định;được pháp luật bảo vệ, được trợ giúp về nhà ở, việc làm, giáo dục, y tế, chăm sócsức khỏe, an ninh khi gặp khó khăn… Theo nghĩa hẹp, an sinh xã hội được hiểu làsự bảo đảm, trợ giúp xã hội về thu nhập và một số điều kiện sinh sống thiết yếunhư nhà ở, trường học, bệnh viện, cơ sở y tế chăm sóc sức khỏe, khu vui chơi, giảitrí, phương tiện vận chuyển, điều kiện lao động, phương tiện lao động, môi trườngsống... cho những cá nhân hoặc cộng đồng bị giảm hoặc mất mất khả năng lao động,mất việc làm; những người già cả, cô đơn không nơi nương tựa, trẻ em mồ côi,người tàn tật, người bị nhiễm HIV/AIDS, người bị nhiễm chất độc hóa học, ngườinghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và những người bị ảnh hưởng trực tiếp hoặcgián tiếp của xung đột chiến tranh, dịch bệnh, các thảm họa thiên nhiên như: núilửa, động đất, sóng thần, nước biển dâng, lũ lụt, hạn hán... Song về cơ bản, thuật ngữ “an sinh xã hội” có nhiều điểm tương đồng vớiquan điểm và triết lý nhân sinh quan của đạo Phật về Luật Nhân quả, nghiệp báo1062 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI...luân hồi; Ngũ g ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: