Danh mục

Phát hiện nhanh và chính xác bệnh đạo ôn

Số trang: 2      Loại file: pdf      Dung lượng: 115.34 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (2 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Theo đánh giá của Chi cục Bảo vệ Thực vật (BVTV) các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, với tình hình thời tiết như vậy, có khả năng bệnh đạo ôn sẽ lây lan mạnh trong cuối tháng 12 và tháng 1 dương lịch trên địa bàn các tỉnh Long An, vùng Đồng Tháp Mười, Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, Cần Thơ và An Giang.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát hiện nhanh và chính xác bệnh đạo ôn Phát hiện nhanh và chính xác bệnh đạo ôn Nguồn: khuyennongvn.gov.vn Theo đánh giá của Chi cục Bảo vệ Thực vật (BVTV) các tỉnh Đồng bằngsông Cửu Long, với tình hình thời tiết như vậy, có khả năng bệnh đạo ôn sẽ lây lanmạnh trong cuối tháng 12 và tháng 1 dương lịch trên địa bàn các tỉnh Long An,vùng Đồng Tháp Mười, Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, Cần Thơvà An Giang. Để phát hiện bệnh kịp thời và phòng trị hiệu quả, xin lưu ý bà conmột số vấn đề sau: 1. Thời gian bệnh phát sinh thường là từ khi cây lúa ở giai đoạn bắt đầu đẻnhánh rộ, ứng với thời kỳ bón thúc lần thứ hai, tứ là khoảng 20-25 ngày sau khigieo sạ hoặc cấy lúa xuân. 2. Căn cứ vào triệu chứng bệnh. Trên lá vết bệnh đầu tiên là những chấmnhỏ màu xanh tái hoặc vàng. Về sau vết bệnh lớn lên và có triệu chứng rất điểnhình, đó là những đốm bệnh hình thoi, hai đầu nhọn chạy dọc theo gân lá, màuvàng nâu. Nhiều vết bệnh có thể liên kết làm lá bị khô cháy một mảng lớn, đó làkhi bệnh đã nặng. 3. Những ruộng gieo cấy mật độ dày (hoặc những đám lúa mật độ dày trongruộng), bón nhiều phân đạm, lúa xanh tốt thường là nơi bệnh phát sinh trước vàgây hại nặng. Khi điều tra phát hiện bệnh bà con chú ý những chỗ này. Một số bàcon cẩn thận còn để một góc ruộng khoảng 20-30 m2 bón nhiều đạm hơn một chútđể bệnh phát sinh sớm, nếu phát hiện chỗ này có bệnh tức là chỉ vài ba ngày sau làcả ruộng sẽ bị bệnh, lúc này phun thuốc trừ là rất thích hợp. 4. Khi kiểm tra bà con nên đi một đường cắt ngang ruộng và quan sát kỹmột số lá, sau đó ước tính có khoảng 5-10% số lá bị bệnh là lúc cần phun thuốc trừngay. Ở nước ta, hiện nay có nhiều loại thuốc đặc trị bệnh đạo ôn đã được đăng kýsử dụng. Trong đó có một số thuốc đã được bà con ở các vùng sử dụng phổ biếnvà có hiệu quả cao. Đó là thuốc Trizole Kisaigon, Saipan, Edisan, Bendazol... 5. Tạm ngừng bón phân đạm cho đến khi bệnh không phát triển nữa. Khôngphun phân bón lá và các chất kích thích sinh trưởng. Không để ruộng cạn nước,nên cho thêm nước vào ruộng cũng góp phần hạn chế bệnh.

Tài liệu được xem nhiều: