Danh mục

Phát huy tinh thần nhập thế và giá trị đạo đức Phật giáo trong công tác an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 376.00 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Phát huy tinh thần nhập thế và giá trị đạo đức Phật giáo trong công tác an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay trình bày các nội dung: Tinh thần nhập thế và đạo đức Phật giáo; Phát huy tinh thần nhập thế và giá trị đạo đức của Phật giáo trong công tác an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát huy tinh thần nhập thế và giá trị đạo đức Phật giáo trong công tác an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay PHÁT HUY TINH THẦN NHẬP THẾ VÀ GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO TRONG CÔNG TÁC AN SINH XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ThS. ĐOÀN THANH THỦY* TS. ĐÔNG THỊ HỒNG**1* Tóm tắt: Trong suốt quá trình đồng hành và phát triển cùng dân tộc, với tinh thầnnhập thế, Phật giáo Việt Nam đã có nhiều đóng góp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội củađất nước trên nhiều lĩnh vực, trong đó có công tác an sinh xã hội. Phật giáo được xem làmột trong những nhân tố quan trọng góp phần định hình nên các quan niệm, chuẩn mực,hệ giá trị đạo đức trong xã hội. Trong hệ thống giáo lý Phật giáo, con người có thể tìm thấynhững cơ sở lý luận xác thực hướng con người tới Chân, Thiện, Mỹ. Phát huy tinh thầnnhập thế và giá trị đạo đức Phật giáo trong công tác an sinh xã hội là yếu tố quan trọng giúpcải biến xã hội, góp phần thực hiện nhiệm vụ xây dựng một xã hội Việt Nam “công bằng,dân chủ, văn minh”. Từ khóa: Phật giáo, an sinh xã hội. Đặt vấn đề Phật giáo là một tôn giáo xuất thế, khi du nhập vào Việt Nam đã được ngườiViệt Nam cải biến để trở thành một tôn giáo nhập thế. Trong quá trình đồng hànhcùng dân tộc, đạo đức Phật giáo đã thích ứng khá nhuần nhuyễn với quan điểm, lốisống, phong tục, tập quán người Việt và góp phần quan trọng vào việc xây dựngchuẩn mực đạo đức trong xã hội. Phật giáo Việt Nam ngày nay không chỉ làm tốtviệc “đạo” mà còn tích cực tham gia việc “đời”, có trách nhiệm trong công cuộc xâydựng đất nước. Phát huy tinh thần nhập thế, “đạo” gắn chặt với “đời”, Phật giáongày càng quan tâm đến công tác an sinh xã hội và có nhiều đóng góp quan trọngcho cộng đồng.* Trường Đại học Lao động - Xã hội.MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 571 1. Tinh thần nhập thế và đạo đức Phật giáo 1.2. Tinh thần nhập thế của Phật giáo Nhập thế là thuật ngữ gắn liền với Phật giáo và cũng là một trong những nétđặc trưng của Phật giáo Việt Nam. Trong đời sống tôn giáo hiện đại, tính thế tụclà một đặc trưng, và tính nhập thế của Phật giáo thường được hiểu là tôn giáo dấnthân, nhập cuộc vào đời sống xã hội, cùng giải quyết những vấn đề xã hội đặt ra. Đạo Phật là đạo từ bi và trí tuệ, được thể hiện qua hành động, người có lòng từbi thì không thể làm ngơ trước những đau khổ của nhân loại, hoằng pháp lợi sinhthì phải đi vào đời sống của nhân sinh và đây chính là hành động thể hiện tinh thầnnhập thế của Phật giáo. Đạo Phật hướng con người đến mục tiêu giác ngộ giải thoát;và tự giác - giác tha được xem là hành trình tất yếu mà mỗi hành giả Phật môn phảitrải qua; với lòng từ bi bác ái, mong muốn mọi người đều giác ngộ như mình, chưTăng đã đem giáo lý Phật giáo truyền bá vào đời sống, từ đây mở ra con đườngnhập thế và nhập thế trở thành một đặc điểm không thể tách rời trong quá trìnhhoằng pháp lợi sinh của đạo Phật. Từ khi du nhập vào Việt Nam, đạo Phật đã nhanh chóng ăn sâu, bám rễ vào đờisống tinh thần của người Việt, ảnh hưởng sâu sắc đến mọi mặt trong đời sống xãhội. Những tư tưởng của Phật giáo không chỉ trở thành triết lý sống của người Phậttử, mà đã ảnh hưởng đến đông đảo các tầng lớp trong xã hội, ngay cả vua chúa,quan lại. Các thiền sư Việt Nam nhập thế tích cực, yểm trợ cho chính sự, góp phầngiữ vững nền độc lập dân tộc. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chốngMỹ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, Phật giáo luôn ủng hộ chủ trương, đường lốicủa Đảng và Nhà nước. Chùa chiền là cơ sở cách mạng, nơi che dấu cán bộ, chiếnsĩ. Nhiều cao tăng, phật tử đã trực tiếp cầm vũ khí chiến đấu bảo vệ giang sơn, gópphần giải phóng quê hương, thống nhất đất nước. Hiện nay, với xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế của đất nước, Phật giáoViệt Nam tham gia tích cực vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội bằng cáchoạt động đối nội và đối ngoại của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Trước những diễnbiến phức tạp của tình hình trong nước và thế giới, một số thế lực thù địch đã vàđang lợi dụng những vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo để phá hoại sự nghiệp đổi mớiđất nước. Trong lúc này, sự ổn định và phát triển của quốc gia cần đồng bào theocác tôn giáo nói chung, các tăng, ni, phật tử nói riêng cần giữ gìn sự trong sáng củaniềm tin tâm linh, tỉnh táo trước âm mưu thâm độc của các thế lực thù địch, hănghái tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Với phương châm “Đạo pháp - Dân tộc572 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI...- Chủ nghĩa xã hội”, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, Phật giáo giữ vữngvai trò là thành viên của khối đại đoàn kết dân tộc, tích cực tham gia phát triển kinhtế - xã hội, thực hiện tốt công tác an sinh xã hội giúp xóa đói, giảm nghèo, “Hộ quốc- an dân”. Những hoạt động đó thể hiện rõ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: