Danh mục

Phát huy vai trò của của tăng, ni, phật tử Phật giáo Việt Nam trong đảm bảo an ninh trật tự tại địa bàn cơ sở

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 397.06 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Phát huy vai trò của của tăng, ni, phật tử Phật giáo Việt Nam trong đảm bảo an ninh trật tự tại địa bàn cơ sở trình bày các nội dung: Vai trò của Phật giáo Việt Nam trong lịch sử sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; Phát huy vai trò của tăng, ni, phật tử trong việc đảm bảo an ninh trật tự tại địa bàn cơ sở.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát huy vai trò của của tăng, ni, phật tử Phật giáo Việt Nam trong đảm bảo an ninh trật tự tại địa bàn cơ sở PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA CỦA TĂNG, NI, PHẬT TỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRONG ĐẢM BẢO AN NINH TRẬT TỰ TẠI ĐỊA BÀN CƠ SỞ THIẾU TƯỚNG, GS.TS. TRẦN MINH HƯỞNG1* Tóm tắt: Kế thừa truyền thống đoàn kết của dân tộc, qua lịch sử và thực tiễn cáchmạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rút ra bài học quý giá cho sự nghiệp xây dựng và bảovệ Tổ quốc: “Sử ta dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như mộtthì nước ta độc lập, tự do. Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâmlấn”21. Trong khối đại đoàn kết dân tộc đó, đồng bào tôn giáo nói chung và Phật giáo nóiriêng là một bộ phận không thể tách rời của dân tộc Việt Nam, “Phật giáo Việt Nam vớidân tộc như bóng với hình, tuy hai mà một...”32. Nhận thức rõ được vai trò của Phật giáođối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm giảiquyết tốt vấn đề liên quan đến tôn giáo, tín ngưỡng nói chung và Phật giáo nói riêng,đồng thời phát huy truyền thống hộ quốc an dân của tăng, ni, phật tử Phật giáo ViệtNam trong lịch sử dân tộc vào công tác đảm bảo an ninh trật tự (ANTT) của đất nướctrong thời kỳ hiện nay. Phật giáo ra đời ở Ấn Độ cuối thế kỷ VI trước Công nguyên, là một trong ba tôn giáolớn của thế giới (Công giáo, Phật giáo và Hồi giáo). Sự ra đời của Phật giáo gắn liền với tháitử Tất Đạt Đa, tức Phật Thích Ca Mâu Ni, với mong muốn giải thoát chúng sinh khỏi bểkhổ trầm luân. Do đó, Phật giáo có vai trò và ảnh hưởng lớn trong đời sống xã hội ngày nay.Phật giáo du nhập vào Việt Nam vào khoảng đầu Công nguyên, trải qua những thăng trầmkhác nhau cùng lịch sử dân tộc, Phật giáo Việt Nam đã xây dựng cho mình truyền thốngyêu nước, gắn bó với dân tộc, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam.* Giám đốc Học viện Cảnh sát nhân dân - Bộ Công an.1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2011, tập 3, tr.256.2 Hội thảo Quốc tế Chủ tịch Hồ Chí Minh… 1990, Nxb. Khoa học xã hội, tr. 227.MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 121 1. Vai trò của Phật giáo Việt Nam trong lịch sử sự nghiệp xây dựng và bảo vệTổ quốc Phật giáo có đóng góp rất lớn trong lịch sử xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đầuthế kỷ XI đến cuối thế kỷ XIV, Phật giáo phát triển hưng thịnh nhất trong thời kỳphong kiến Việt Nam, với xu thế nhập thế tham gia chính trị, nhiều danh tăng giỏinhư: Thiền sư Vạn Hạnh, Quốc sư Khuông Việt, sư Liễu Quán, sư Thiện Chiếu, sưThích Quảng Đức... là cố vấn chính trị góp công lớn trong giữ nước và trị nước.Nhiều tăng, ni, phật tử nhập thế cùng với quân dân Đại Việt tham gia đánh tan giặcngoại xâm. Đặc biệt, Phật Hoàng Trần Nhân Tông đã 2 lần khoác áo chiến bào cùngtoàn dân chống quân Nguyên - Mông xâm lược, khi đất nước thái bình, Ngài lên núiYên Tử tu hành trở thành Sư tổ Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam với tư tưởng “nhậpthế” gắn đạo với đời, đồng hành cùng dân tộc. Đã có thời kỳ Phật giáo trở nền tảngtư tưởng chủ đạo trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Mỹ, xây dựng chủ nghĩa xã hội, Phậtgiáo Việt Nam luôn đồng hành cùng dân tộc, ủng hộ chủ trương, chính sách củaĐảng, Nhà nước và tích cực tham gia hoạt động cách mạng, góp phần làm nên chiếnthắng hào hùng của dân tộc: Nhiều Chùa chiền, cơ sở thờ tự là nơi che giấu, nuôidưỡng cán bộ cách mạng; đông đảo phật tử tích cực tham gia tuyên truyền, phảnđối chiến tranh, ủng hộ sự nghiệp kháng chiến giành độc lập, thống nhất nước nhà,đặc biệt sự kiện ngọn lửa “vị pháp thiêu thân” của Hòa thượng Thích Quảng Đứcngày 11/06/1963 đã thể hiện tinh thần xả thân cầu đạo, thắp sáng lương tri toàn thếgiới, kêu gọi thế giới ủng hộ sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc của Việt Nam;nhiều tăng, ni, phật tử đã đồng hành cùng với quân dân cả nước “cởi áo cà sa, khoácchiến bào” lên đường tòng quân đánh giặc cứu nước; nhiều tăng, ni, phật tử tích cựctham gia lao động, chiến đấu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Đánh giá vềvai trò của Phật giáo, trong thư gửi các vị tăng, ni và đồng bào tín đồ Phật giáo năm1957, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “... Tôi có lời khen ngợi các vị tăng ni và tín đồ đã sẵnlòng nồng nàn yêu nước, hăng hái làm tròn nghĩa vụ của người công dân và xứng đáng làphật tử…”1, đó là những đóng góp to lớn của tăng, ni, phật tử cho cuộc kháng chiếncứu quốc, giải phóng đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong thời kỳ hiện nay, cùng với xu thế hội nhập của đất nước, Phật giáo ViệtNam tham gia tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ chủ nghĩa xã hội. Đại bộphận tăng, ni, phật tử thực hiện nếp sống văn hóa, sống tốt đời, đẹp đạo, trở thànhnhững người tiêu biểu, gương mẫu, uy tín trong quần chúng nhân dân. Các tăng, ni,1 Hồ Chí Minh: ...

Tài liệu được xem nhiều: