Phát huy vai trò của giáo dục và đào tạo trong phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 259.65 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Ngày nay, xu hướng của các nước tiên tiến là phát triển kinh tế tri thức. Đối với Việt Nam, một quốc gia đang phát triển, thì việc xây dựng và đẩy mạnh nền kinh tế tri thức là một tất yếu khách quan. Giáo dục - đào tạo là một trong những “trụ cột” của nền kinh tế tri thức. Do vậy, việc nghiên cứu xác định giải pháp nhằm phát huy vai trò của giáo dục - đào tạo đối với kinh tế tri thức là vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn cấp bách.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát huy vai trò của giáo dục và đào tạo trong phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay 140 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Hứa Thị Khuyên Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn Tóm tắt: Ngày nay, xu hướng của các nước tiên tiến là phát triển kinh tế tri thức. Đối với Việt Nam, một quốc gia đang phát triển, thì việc xây dựng và đẩy mạnh nền kinh tế tri thức là một tất yếu khách quan. Giáo dục- đào tạo là một trong những “trụ cột” của nền kinh tế tri thức. Do vậy, việc nghiên cứu xác định giái pháp nhằm phát huy vai trò của giáo dục - đào tạo đối với kinh tế tri thức là vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn cấp bách. Từ khóa: giáo dục, đào tạo, kinh tế tri thức, Việt Nam. Nhận bài ngày 22.9.2018; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 20.10.2018 Liên hệ tác giả: Hứa Thị Khuyên; Email: huakhuyencdspls@gmail.com 1. MỞ ĐẦU Kinh tế tri thức (KTTT) là giai đoạn phát triển cao, trong đó, đòi hỏi lực lượng sản xuất phải đáp ứng được nhu cầu của nền sản xuất tiên tiến, hiện đại. Phát triển KTTT là xu thế tất yếu trong quá trình sản xuất vật chất của xã hội. Đẩy mạnh công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH), tất yếu và phải gắn kiền với KTTT. Bởi KTTT tạo bước đột phá trong sự phát triển của lực lượng sản xuất. Đây chính là cách thức để rút ngắn quá trình CNH, HĐH. Trong thời đại ngày nay, để tạo động lực cho sự phát triển KTTT, phải coi phát triển giáo dục, đào tạo là vấn đề quan trọng, quyết định đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước. Nhấn mạnh vai trò của giáo dục, đào tạo (GD-ĐT), trong Nghị quyết số 02/NQ-TW ngày 24/12/1996, Đảng khẳng định “Phát triển giáo dục - đào tạo là nền tảng, động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay” [1]. Đại hội XI của Đảng tiếp tục khẳng định: Giáo dục - đào tạo là một trong những động lực thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH; là điều kiện phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Nghị quyết Trung ương VIII (khóa XI) tiếp tục nhấn mạnh: Giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của toàn Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, được ưu tiên trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 26/2018 141 2. NỘI DUNG 2.1. Những đặc trưng cơ bản của kinh tế tri thức KTTT là nền kinh tế trong đó khoa học - công nghệ (KH-CN) trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, là yếu tố quyết định hàng đầu việc sản xuất ra của cải, sức cạnh tranh và triển vọng phát triển. KTTT là nền kinh tế trong đó tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải vật chất, nâng cao chất lượng cuộc sống. Thứ nhất, nền KTTT dựa trên tri thức KH-CN hiện đại, bảo đảm sự phát triển bền vững, không hủy hoại môi trường sinh thái. Công nghệ cao chủ yếu bao gồm công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ năng lượng mới và năng lượng tái sinh, khoa học kỹ thuật không gian và khoa học kỹ thuật hải dương. Trong đó, KH-CN cao đóng vai trò cốt lõi của KTTT [2]. Trong giai đoạn kinh tế công nghiệp, các yếu tố chủ yếu của sản xuất là tài nguyên, lao động, vốn…, thì trong KTTT, nhân tố tri thức về KH-CN, quản lý và thực hành được coi là nhân tố hàng đầu, quyết định đến năng suất lao động, hiệu quả kinh tế và tăng trưởng kinh tế. So với nền kinh tế công nghiệp chủ yếu dựa trên khai thác tài nguyên thì nền KTTT dựa trên cơ sở công nghệ cao, kỹ thuật cao, sử dụng một cách hiệu quả các nguồn tài nguyên, không gây ô nhiễm môi trường sống của con người. Các khu công nghiệp cao được hình thành là những khu công nghiệp sạch, khác xa với khu sản xuất truyền thống. Thứ hai, tri thức, sáng tạo là động lực trực tiếp của sự phát triển. Trong nền KTTT, tri thức, trí tuệ con người và kỹ năng lao động trở thành lợi thế phát triển lớn nhất, quyết định nhất. Con người phải có tri thức khoa học, có năng lực sáng tạo: “Con người trong KTTT là con người sáng tạo chứ không phải là một bộ phận của hệ thống máy móc trên dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp” [3, tr.2]. KH-CN được coi là lực lượng sản xuất thứ nhất, vì tri thức và công nghệ cao đóng vai trò là lực lượng sản xuất quan trọng nhất, do tri thức, kỹ năng, nguồn phát minh và công nghệ hiện đại đã trở thành lợi thế cạnh tranh quyết định việc nâng cao năng lực sáng tạo và sử dụng có hiệu quả các thành tựu khoa học công nghệ trở thành nhiệm vụ trọng tâm của các nỗ lực phát triển. Nền kinh tế công nghiệp nâng cao cạnh tranh bằng cách tối ưu hóa (hoàn thiện cái đã có để giảm chi p ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát huy vai trò của giáo dục và đào tạo trong phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay 140 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Hứa Thị Khuyên Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn Tóm tắt: Ngày nay, xu hướng của các nước tiên tiến là phát triển kinh tế tri thức. Đối với Việt Nam, một quốc gia đang phát triển, thì việc xây dựng và đẩy mạnh nền kinh tế tri thức là một tất yếu khách quan. Giáo dục- đào tạo là một trong những “trụ cột” của nền kinh tế tri thức. Do vậy, việc nghiên cứu xác định giái pháp nhằm phát huy vai trò của giáo dục - đào tạo đối với kinh tế tri thức là vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn cấp bách. Từ khóa: giáo dục, đào tạo, kinh tế tri thức, Việt Nam. Nhận bài ngày 22.9.2018; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 20.10.2018 Liên hệ tác giả: Hứa Thị Khuyên; Email: huakhuyencdspls@gmail.com 1. MỞ ĐẦU Kinh tế tri thức (KTTT) là giai đoạn phát triển cao, trong đó, đòi hỏi lực lượng sản xuất phải đáp ứng được nhu cầu của nền sản xuất tiên tiến, hiện đại. Phát triển KTTT là xu thế tất yếu trong quá trình sản xuất vật chất của xã hội. Đẩy mạnh công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH), tất yếu và phải gắn kiền với KTTT. Bởi KTTT tạo bước đột phá trong sự phát triển của lực lượng sản xuất. Đây chính là cách thức để rút ngắn quá trình CNH, HĐH. Trong thời đại ngày nay, để tạo động lực cho sự phát triển KTTT, phải coi phát triển giáo dục, đào tạo là vấn đề quan trọng, quyết định đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước. Nhấn mạnh vai trò của giáo dục, đào tạo (GD-ĐT), trong Nghị quyết số 02/NQ-TW ngày 24/12/1996, Đảng khẳng định “Phát triển giáo dục - đào tạo là nền tảng, động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay” [1]. Đại hội XI của Đảng tiếp tục khẳng định: Giáo dục - đào tạo là một trong những động lực thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH; là điều kiện phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Nghị quyết Trung ương VIII (khóa XI) tiếp tục nhấn mạnh: Giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của toàn Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, được ưu tiên trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 26/2018 141 2. NỘI DUNG 2.1. Những đặc trưng cơ bản của kinh tế tri thức KTTT là nền kinh tế trong đó khoa học - công nghệ (KH-CN) trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, là yếu tố quyết định hàng đầu việc sản xuất ra của cải, sức cạnh tranh và triển vọng phát triển. KTTT là nền kinh tế trong đó tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải vật chất, nâng cao chất lượng cuộc sống. Thứ nhất, nền KTTT dựa trên tri thức KH-CN hiện đại, bảo đảm sự phát triển bền vững, không hủy hoại môi trường sinh thái. Công nghệ cao chủ yếu bao gồm công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ năng lượng mới và năng lượng tái sinh, khoa học kỹ thuật không gian và khoa học kỹ thuật hải dương. Trong đó, KH-CN cao đóng vai trò cốt lõi của KTTT [2]. Trong giai đoạn kinh tế công nghiệp, các yếu tố chủ yếu của sản xuất là tài nguyên, lao động, vốn…, thì trong KTTT, nhân tố tri thức về KH-CN, quản lý và thực hành được coi là nhân tố hàng đầu, quyết định đến năng suất lao động, hiệu quả kinh tế và tăng trưởng kinh tế. So với nền kinh tế công nghiệp chủ yếu dựa trên khai thác tài nguyên thì nền KTTT dựa trên cơ sở công nghệ cao, kỹ thuật cao, sử dụng một cách hiệu quả các nguồn tài nguyên, không gây ô nhiễm môi trường sống của con người. Các khu công nghiệp cao được hình thành là những khu công nghiệp sạch, khác xa với khu sản xuất truyền thống. Thứ hai, tri thức, sáng tạo là động lực trực tiếp của sự phát triển. Trong nền KTTT, tri thức, trí tuệ con người và kỹ năng lao động trở thành lợi thế phát triển lớn nhất, quyết định nhất. Con người phải có tri thức khoa học, có năng lực sáng tạo: “Con người trong KTTT là con người sáng tạo chứ không phải là một bộ phận của hệ thống máy móc trên dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp” [3, tr.2]. KH-CN được coi là lực lượng sản xuất thứ nhất, vì tri thức và công nghệ cao đóng vai trò là lực lượng sản xuất quan trọng nhất, do tri thức, kỹ năng, nguồn phát minh và công nghệ hiện đại đã trở thành lợi thế cạnh tranh quyết định việc nâng cao năng lực sáng tạo và sử dụng có hiệu quả các thành tựu khoa học công nghệ trở thành nhiệm vụ trọng tâm của các nỗ lực phát triển. Nền kinh tế công nghiệp nâng cao cạnh tranh bằng cách tối ưu hóa (hoàn thiện cái đã có để giảm chi p ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kinh tế tri thức Vai trò của giáo dục và đào tạo Đặc trưng của kinh tế tri thức Nguồn nhân lực chất lượng cao Thời đại kinh tế tri thứcGợi ý tài liệu liên quan:
-
Trọng dụng nhân tài: Quyết làm và biết làm
3 trang 215 0 0 -
5 trang 197 0 0
-
4 trang 176 0 0
-
48 trang 150 0 0
-
9 trang 131 0 0
-
21 trang 84 0 0
-
25 trang 73 0 0
-
10 trang 72 0 0
-
Bài giảng Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam
36 trang 71 0 0 -
Tiêu chí đánh giá năng lực giảng viên đại học ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
8 trang 66 0 0