Danh mục

Phát huy vai trò của thiết chế truyền thông - báo chí trong đấu tranh chống tham nhũng

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 402.88 KB      Lượt xem: 25      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu chính của bài viết là phân tích một số hạn chế, bất cập và đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của thiết chế truyền thông - báo chí trong việc đấu tranh chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát huy vai trò của thiết chế truyền thông - báo chí trong đấu tranh chống tham nhũng THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀ SỐ 1/2021 PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA THIẾT CHẾ TRUYỀN THÔNG - BÁO CHÍ TRONG ĐẤU TRANH CHỐNG THAM NHŨNG  TS ĐỖ VĂN QUÂN Viện Xã hội học và Phát triển, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Tóm tắt: Truyền thông - báo chí có vai trò đặc biệt quan trọng không thể thiếu trong công cuộc phòng, chống tham nhũng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, thiết chế này vẫn còn nhiều hạn chế. Mục tiêu chính của bài viết là phân tích một số hạn chế, bất cập và đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của thiết chế truyền thông - báo chí trong việc đấu tranh chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay. Từ khóa: thiết chế truyền thông - báo chí, kiểm soát tham nhũng. 1. Nhiệm vụ của thiết chế truyền thông - báo chí trong đấu tranh chống tham nhũng Luật Báo chí 2016 xác định trách nhiệm của báo chí là: “Đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu cực trong xã hội”. Điều 75, Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 đã quy định: 1) Cơ quan báo chí, nhà báo có trách nhiệm đấu tranh chống tham nhũng, đưa tin về hoạt động phòng, chống tham nhũng và vụ việc tham nhũng; 2) Cơ quan báo chí, nhà báo có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền cung cấp thông tin liên quan đến hành vi tham nhũng. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được yêu cầu có trách nhiệm cung cấp thông tin theo quy định của pháp luật về báo chí và quy định 192 THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀ SỐ 1/2021 khác của pháp luật có liên quan; 3) Cơ quan báo chí, nhà báo có trách nhiệm phản ánh khách quan, trung thực và chấp hành các quy định khác của pháp luật về báo chí, quy tắc đạo đức nghề nghiệp khi đưa tin về hoạt động phòng, chống tham nhũng và vụ việc tham nhũng(1). Thiết chế truyền thông - báo chí trong đấu tranh chống tham nhũng bao gồm việc cung cấp các thông tin về tham nhũng và phòng, chống tham nhũng, góp phần phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi, hiện tượng tham nhũng. Vai trò chống tham nhũng của thiết chế truyền thông - báo chí thể hiện ở chỗ: xuất phát từ chức năng can thiệp xã hội, giám sát quyền lực của thiết chế truyền thông - báo chí. Các cơ quan truyền thông có ba vai trò quan trọng trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng: a) phơi bày những vụ việc tham nhũng, b) theo dõi và công bố những nỗ lực của chính phủ trong cuộc chiến chống tham nhũng, và c) tạo ra cho công chúng một diễn đàn tranh luận, qua đó người dân có thể trao đổi ý kiến với nhau cũng như với nhà nước. 2. Những hạn chế của thiết chế truyền thông - báo chí trong đấu tranh chống tham nhũng hiện nay Một là, việc thực hiện phơi bày điều tra về tham nhũng của thiết chế truyền thông - báo chí còn hạn chế. Bởi vì để phơi bày tham nhũng, cần phải có nghiệp vụ báo chí điều tra và các tiêu chuẩn đạo đức vững vàng, với sự yểm trợ của một khung pháp lý toàn diện, đầy đủ và công bằng, có khả năng hỗ trợ cho công việc làm báo và đảm bảo tiêu chuẩn cao(2). Làm báo điều tra khác với nghề làm báo đưa tin thời sự nói chung vì nó đòi hỏi phải đầu tư nhiều hơn (cả về thời gian, nghiệp vụ và nguồn lực) để có thể phát hiện ra các hành vi tham nhũng mà những người tham nhũng luôn muốn giấu kín. Các phóng viên điều tra còn luôn phải duy trì những tiêu chuẩn đạo đức rất cao để đảm bảo rằng những người bị cáo buộc có hành vi sai trái không bị vu oan. Ở Việt Nam, báo chí điều tra tương đối yếu, mặc dù tiêu chuẩn làm báo điều tra có vẻ đang được nâng cao khá nhanh. Nhược điểm 193 THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀ SỐ 1/2021 này là do nguồn lực hạn chế làm ảnh hưởng đến hoạt động của các nhà báo (nếu so sánh với những đồng nghiệp của họ ở các nước có nền kinh tế phát triển hơn), đào tạo về nghiệp vụ báo chí yếu, và các tiêu chuẩn đạo đức thấp(3). Hai là, số lượng thông tin phát hiện chưa nhiều mà chủ yếu phản ánh những vụ việc đã được cơ quan chức năng làm rõ; một số thông tin đưa ra chưa có bằng chứng xác thực với vụ việc(4). Số lượng tin bài về tình hình công tác, nội dung và giải pháp phòng ngừa tham nhũng còn ít so với các tin bài về các vụ việc. Công tác tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng trên báo chí, nhất là báo chí ở các địa phương chưa thường xuyên và thiếu chuyên sâu; tỷ lệ tin, bài nêu gương điển hình trong phòng, chống tham nhũng còn thưa thớt. Còn rất ít những bài viết phân tích về nguyên nhân và đề xuất các giải pháp phòng, chống tham nhũng. Có lúc chưa phản ánh được một cách đầy đủ, kịp thời những hiện tượng, vụ việc tham nhũng tiêu cực, lãng phí mà nhân dân đã phát hiện. Một số vụ việc không được theo đuổi đến cùng(5). Ba là, mặc dù quản lý truyền thông - báo chí của Việt Nam đã có đổi mới, tuy nhiên vẫn còn nặng về hình thức truyền thống, phản ứng chậm và chưa đạt hiệu quả cao. Do vậy, hoạt động và hiệu quả của thiết chế truyền thông trong kiểm soát tham nhũng bị ảnh hưởng bởi yếu tố nhóm lợi ích. Nhiều trường hợp bị các đối tượng lợi dụng phục vụ mưu lợi cá nhân, ranh giới không phải trường hợp nào cũng rõ ràng(6). Có một số bài báo viết về tham nhũng nhưng chỉ thể hiện thông tin một chiều, phản ánh không đầy đủ, không đúng bản chất vụ việc, vụ án tham nhũng, phản ánh thiếu khách quan, thiếu trung thực, thậm chí phản ánh sai, thái quá một số vụ án tham nhũng, gây tác động xấu trong dư luận xã hội. Có không ít trường hợp đã lợi dụng danh nghĩa nhà báo đăng một số thông tin về sai phạm của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân hòng tống tiền. Sử dụng truyền thông - báo chí để trục lợi; chia sẻ thông tin chưa kiểm chứng nhằm mục đích tổ chức “đánh hội đồng”, hạ uy tín của cá nhân, lãnh đạo; thậm chí tiếp tay cho tham nhũng qua các bài viế ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: