Danh mục

Phát triển bảo hiểm vi mô nhằm thúc đẩy tài chính toàn diện ở Việt Nam

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 265.91 KB      Lượt xem: 28      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết cho thấy tài chính toàn diện là việc cung cấp dịch vụ tài chính phù hợp và thuận tiện cho mọi cá nhân, tổ chức, đặc biệt đối với người có thu nhập thấp và dễ bị tổn thương có cơ hội tiếp cận dịch vụ tài chính, góp phần tạo cơ hội sinh kế, luân chuyển dòng vốn đầu tư và tiết kiệm trong xã hội, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Mời các bạn tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển bảo hiểm vi mô nhằm thúc đẩy tài chính toàn diện ở Việt Nam PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM VI MÔ NHẰM THÚC ĐẨY TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN Ở VIỆT NAM TS. Nguyễn Thị Thu Hà Học viện Tài chính Tóm tắt Tài chính toàn diện là việc cung cấp dịch vụ tài chính phù hợp và thuận tiện cho mọi cá nhân, tổ chức, đặc biệt đối với người có thu nhập thấp và dễ bị tổn thương có cơ hội tiếp cận dịch vụ tài chính, góp phần tạo cơ hội sinh kế, luân chuyển dòng vốn đầu tư và tiết kiệm trong xã hội, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Bảo hiểm là một trong các dịch vụ đó. Là loại dịch vụ tài chính, mục tiêu của bảo hiểm không chỉ đáp ứng nhu cầu bảo vệ hậu quả tài chính của rủi ro của khách hàng có khả năng tài chính mà còn thỏa mãn nhu cầu của khách hàng luôn phải đối mặt với rủi ro nhưng thu nhập của họ cản trở họ tiếp cận với dịch vụ bảo hiểm. Những sản phẩm bảo hiểm được thiết kế cho nhóm khách hàng thu nhập thấp được gọi là bảo hiểm vi mô. Với đặc thù về khả năng tiếp cận dịch vụ cuả nhóm khách hàng này mà việc triển khai bảo hiểm vi mô ở Việt Nam gặp nhiều khó khăn và cần có giải pháp phù hợp để phát triển. Từ khóa: dịch vụ tài chính, tài chính toàn diện, bảo hiểm vi mô, sản phẩm bảo hiểm 1. Dịch vụ bảo hiểm là một trong các dịch vụ tài chính cơ bản trong phát triển tài chính toàn diện Hiện nay, phát triển tài chính toàn diện đã trở thành mối quan tâm đầu của nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Phát triển tài chính toàn diện là phát triển hệ thống tài chính đảm bảo khả năng đáp ứng nhu cầu về dịch vụ tài chính cho mọi thành viên, đặc biệt là các đối tượng thu nhập thấp trong xã hội, bao gồm dịch vụ thanh toán, dịch vụ tiết kiệm, dịch vụ tín dụng và dịch vụ bảo hiểm. Trong việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính cơ bản, các đối tượng có thu nhập thấp chắc chắn sẽ gặp khó khăn hơn rất nhiều so với các đối tượng khác vì thế những cơ hội để cải thiện thu nhập đối với họ càng giảm. Do đó, phát triển tài chính toàn diện sẽ tạo cơ hội để những người có thu nhập thấp sử dụng các dịch vụ tài chính cơ bản với chi phí có thể chấp nhận được, từ đó có điều kiện để cải thiện cuộc sống cũng như bảo vệ họ và gia đình khi gặp rủi ro. Phát triển tài chính toàn diện không chỉ tác động tới đối tượng sử dụng dịch vụ tài chính mà còn tác động tới các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính. Đây là cơ hội để họ đa dạng sản phẩm dịch vụ, mở rộng thị trường, tăng số lượng khách hàng và tăng lợi nhuận. Phát triển tài chính toàn diện cũng sẽ giúp Chính phủ giảm chi tiêu cho các chương trình an sinh xã hội. Đối với dịch vụ bảo hiểm, khi nhóm khách hàng thu nhập thấp được bảo vệ bởi các sản phẩm bảo hiểm mà không phải trông chờ vào những chương trình an sinh của nhà nước thì khi đó việc triển khai bảo hiểm với độ phủ rộng nhất đã được thực hiện. 2. Đặc điểm của bảo hiểm vi mô Bảo hiểm là một công cụ được cá nhân, tổ chức lựa chọn nhằm mục đích khắc phục hậu quả tài chính do rủi ro được bảo hiểm gây ra. Với nhóm khách hàng có thu nhập thấp thì những sản phẩm bảo hiểm truyền thống không phải là là sản phẩm mà họ có thể tiêu dùng được nhưng họ cũng có nhu cầu bảo đảm tài chính ứng phó với rủi ro tác động đến sức khỏe, tài sản của họ. Chính vì thế cần phải có sản phẩm bảo hiểm đặc thù thì khả năng tiếp cận nhóm khách hàng này mới trở nên dễ dàng hơn. Nhóm sản phẩm này được đặt tên là bảo hiểm vi mô. Bảo hiểm vi mô là thuật ngữ chỉ các sản phẩm bảo hiểm có số tiền bảo hiểm nhỏ, mức phí bảo hiểm thấp, quyền lợi cơ bản hướng tới cá nhân, hộ gia đình thu nhập thấp nhằm đáp ứng nhu cầu tiết kiệm và bảo vệ trước những rủi ro có thể xảy ra ảnh hưởng tới cuộc sống của họ. Nhu cầu của nhóm khách hàng này thường tập trung vào bảo hiểm tài sản, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm nhân thọ. 262 Bảo hiểm vi mô có những đặc tính cơ bản như sau: - Nguyên tắc cơ bản: người bảo hiểm cam kết bồi thường cho người được bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm phát sinh trên cơ sở người tham gia bảo hiểm nộp phí bảo hiểm. Nguyên tắc phân tán, tương hỗ, số lớn bù số ít là nguyên tắc cơ bản áp dụng với bảo hiểm vi mô. - Đối tượng tiêu dùng: bảo hiểm vi mô hướng tới những người có thu nhập thấp, không ổn định mà với thu nhập đó họ không thể mua được các sản phẩm bảo hiểm truyền thống. Họ thường là những người sống ở khu vực nông thôn, khu vực miền núi, xa xôi không tiếp cận được dịch vụ bảo hiểm, thậm chí không có sự hiểu biết về dịch vụ bảo hiểm. Cũng chính vì thế mà sản phẩm bảo hiểm vi mô cần được thiết kế đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với nhận thức của khách hàng. Đồng thời cần có kênh phân phối phù hợp để các tổ chức cung cấp dịch vụ có thể dễ dàng giới thiệu sản phẩm. - Mức phí bảo hiểm: phí bảo hiểm của các sản phẩm bảo hiểm vi mô phải thấp để phù hợp với khả năng trả phí bảo hiểm của khách hàng, tăng cơ hội sử dụng dịch vụ của khách hàng. 3. Tình hình triển khai Bảo hiểm vi mô ở Việt Nam hiện nay Bảo hiểm vi mô ở Việt Namhiện nay được cung cấp bởi các doanh nghiệp bảo hiểm và các tổ chức chính trị xã hội. Hoạt động kinh doanh các sản phẩm bảo hiểm vi mô của các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam Thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện nay có sự góp mặt của 48 doanh nghiệp bảo hiểm trong đó 18 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 30 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ. Các doanh nghiệp bảo hiểm tập trung mở rộng thị trường với sự thay đổi về mạng lưới kinh doanh, số lượng sản phẩm và chất lượng dịch vụ. Trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ, Bảo hiểm Bảo Việt, PVI, Bảo Minh, PTI, PJICO chiểm phần lớn thị phần. Năm 2017, thị phần của các doanh nghiệp bảo hiểm này là 55,9%. Trên thị trường bảo hiểm nhân thọ, doanh thu phí bảo hiểm tập trung vào các doanh nghiệp bảo hiểm sau: Bảo Việt Nhân thọ, Prudential, Dai-ichi, Manulife với thị phần là 68,8%. Mặc dù thị trường bảo hiểm có ...

Tài liệu được xem nhiều: