Danh mục

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Số trang: 25      Loại file: pdf      Dung lượng: 375.25 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 12,000 VND Tải xuống file đầy đủ (25 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng: 1. Trình bày được các nguyên lý cơ bản của phát triển bền vững 2. Hiểu được vai trò của nguyên tắc phòng ngừa, nguyên tắc công bằng trong cùng thế hệ và giữa các thế hệ trong việc xây dựng các chính sách, chương trình và quản lý sức khoẻ môi trường 3. Trình bày được một số tiêu chí và chỉ thị (indicators) đánh giá phát triển bền vững 4. Trình bày được những tác động của kỹ thuật hiện đại cũng như kỹ thuật lỗi...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Phát triển bền vững BÀI 3 - PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGMỤC TIÊUSau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng: 1. Trình bày được các nguyên lý cơ bản của phát triển bền vững 2. Hiểu được vai trò của nguyên tắc phòng ngừa, nguyên tắc công bằng trong cùng thế hệ và giữa các thế hệ trong việc xây dựng các chính sách, chương trình và quản lý sức khoẻ môi trường 3. Trình bày được một số tiêu chí và chỉ thị (indicators) đánh giá phát triển bền vững 4. Trình bày được những tác động của kỹ thuật hiện đại cũng như kỹ thuật lỗi thời lên phát triển bền vững1. PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ CÁC NGUYÊN TẮC CHUNG1.1. Khái niệm chung về phát triển bền vững Để duy trì sự sống của bản thân và tiếp tục sự phát triển của nòi giống, ngaytừ thời kỳ nguyên thuỷ của lịch sử nhân loại, con người đã có những hoạt động khaithác tài nguyên thiên nhiên, chế biến thành những vật phẩm cần thiết cho mình,hoặc để cải thiện những điều kiện thiên nhiên, tạo nên môi trường sống thích hợpvới mình. Trong lúc tiến hành những hoạt động đó, con người ít nhiều đã biết rằngmọi can thiệp vào tài nguyên thiên nhiên và môi trường luôn luôn có hai mặt lợi, hạikhác nhau đối với cuộc sống trước mắt và lâu dài của con người. Một số kiến thứcvà biện pháp thiết thực để ngăn ngừa những tác động thái quá đối với môi trường đãđược đúc kết và truyền đạt từ thế hệ này qua thế hệ khác dưới dạng những tínngưỡng và phong tục. Trong các xã hội công nghiệp, với sự phát hiện những nguồn năng lượngmới, vật liệu mới và kỹ thuật sản xuất tiến b ộ hơn nhiều, con người đã tác độngmạnh mẽ vào tài nguyên thiên nhiên và môi trường, can thiệp một cách trực tiếp vànhiều khi thô bạo vào các hệ thiên nhiên. Để “chế ngự” thiên nhiên, con ngườinhiều khi đã tạo nên những mâu thuẫn sâu sắc giữa mục tiêu phát triển của xã hộiloài người với các quá trình diễn biến của tự nhiên. Để đạt tới những năng suất caotrong sản xuất nông nghiệp, con người đã chuyển đổi các dòng năng lượ ng tự nhiên,cắt nối các mắt xích thức ăn vốn có của thiên nhiên, đơn điệu hoá các hệ sinh thái,sử dụng năng lượng bổ sung to lớn để duy trì những cân bằng nhân tạo mong manh. Đặc biệt là trong nửa cuối thế kỷ 20, sau những năm hồi phục hậu quả củathế chiến lần thứ hai, hàng loạt nước tư bản chủ nghĩa cũng như xã hội chủ nghĩatiếp tục đi sâu vào công nghiệp hoá, nhiều nước mới được giải phóng khỏi chế đ ộthực dân cũng có điều kiện phát triển mạnh mẽ nền kinh tế của mình. Một số nhântố mới như cách mạng khoa học và kỹ thuật, sự bùng nổ dân số, sự phân hoá cácquốc gia về thu nhập đã tạo nên nhiều nhu cầu và khả năng mới về khai thác tài 213 - Giáo trình Sức khoẻ môi trường IInguyên thiên nhiên và can thiệp vào môi trường. Trật tự bất hợp lý về kinh tế thếgiới đã tạo nên hai loại ô nhiễm: “ô nhiễm do thừa thãi” tại các nước tư bản chủnghĩa phát triển và: “ô nhiễm do đói nghèo” tại các nước chậm phát triển về kinh tế. Có thể nói rằng mọi vấn đề về môi trườ ng đều bắt nguồn từ phát triển.Nhưng con người cũng như tất cả mọi sinh vật khác không thể ngừng tiến hoá vàngừng sự phát triển của mình. Đó là qui luật của sự sống, của tạo hoá mà vạn vậtđều phải tuân theo một cách tự giác hay không tự giác. Con đường để giải quyếtmâu thuẫn giữa môi trường và phát triển là phải chấp nhận phát triển, nhưng giữ saocho phát triển không tác động một cách tiêu cực tới môi trường. Phát triển đươngnhiên sẽ biến đổi môi trường, nhưng làm sao cho môi trườ ng vẫn làm đầy đủ cácchức năng: đảm bảo không gian sống với chất lượng tốt cho con người, cung cấpcho con người các loại tài nguyên cần thiết, tái xử lý các phế thải của hoạt động củacon người, giảm nhẹ tác động bất lợi của thiên tai, duy trì các giá trị lịch sử văn hoá,khoa học của loài người. Hay nói một cách khác đó là: phát triển bền vững (PTBV). Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thoả mãn các nhu cầu hiện tạicủa con người nhưng không tổn hại tới sự thoả mãn các nhu cầu của thế hệtương lai. Phát triển bền vững là một phương hướng phát triển được các quốc giatrên thế giới ngày nay hướng tới, đó là niềm hy vọng lớn của toàn thể loài người. PTBV có đặc điểm: 1- Sử dụng đúng cách nguồn tài nguyên thiên nhiên màkhông làm tổn hại hệ sinh thái và môi trường; 2- Tạo ra các nguồn vật liệu và nănglượng mới; 3- ứng dụng công nghệ sạch, công nghệ phù hợp với hoàn cảnh địaphương; 4- Tăng sản lượng lương thực, thực phẩm; 5- Cấu trúc và tổ chức lại cácvùng sinh thái nhân văn để phong cách và chất lượng cuộc sống của ngươì dân đềuthay đổi theo hướng tích cực Có khá nhiều mô hình PTBV, đã được đề xuất. Tuy nhiên, sơ đồ kinh điểnmô hình PTBV thường được đề cập như là sự dung hoà giữa ba lĩnh vực : Kinh tế -Môi trường - Xã hội (Hình 1) Kinh tế Xã hội ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: