Danh mục

Phát triển bền vững đô thị Bình Dương trong quá trình đô thị hóa

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 9.54 MB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Phát triển bền vững đô thị Bình Dương trong quá trình đô thị hóa nỗ lực làm rõ thực trạng quá trình đô thị hóa Bình Dương xét ở chiều cạnh mức độ đô thị hóa và cơ cấu kinh tế qua đó gợi mở những định hướng, giải pháp giúp phát triển bền vững đô thị Bình Dương.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển bền vững đô thị Bình Dương trong quá trình đô thị hóa PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐÔ THỊ BÌNH DƢƠNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Lê Nguyễn Thùy Trang Tóm tắt Trong tiến trình phát triển, đô thị luôn là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội. Thông qua cách tiếp cận và phân tích nguồn dữ liệu thống kê trong thời gian gần đây, bài viết nỗ lực làm rõ thực trạng quá trình đô thị h a ình Dương xét ở chiều cạnh mức độ đô thị hóa và cơ cấu kinh tế qua đ gợi mở những định hướng, giải pháp giúp phát triển bền vững đô thị ình Dương. Từ khóa: Bình Dƣơng, dân số cơ học, đô thị hóa, mức độ đô thị hóa, phát triển đô thị bền vững. Dẫn nhập Đô thị hóa là một trong những con đƣờng và tác nhân chính giúp phát triển kinh tế - xã hội. Không có quốc gia nào phát triển mà không trải qua quá trình đô thị hóa. Đô thị Bình Dƣơng phát triển với tốc độ ngày càng nhanh và đã đạt đƣợc những thành tựu quan trọng, làm thay đổi và chuyển biến mạnh mẽ đời sống kinh tế - xã hội. Song do tốc độ phát triển nhanh; dân số cơ học tăng mạnh đã và đang là bài toán khó đặt ra cho Bình Dƣơng, đặc biệt đối với hạ tầng xã hội đô thị, và phát triển bền vững đô thị. Vì vậy, việc nghiên cứu tiến trình đô thị hóa Bình Dƣơng nhằm thảo luận, gợi mở và đƣa ra những định hƣớng, giải pháp giúp phát triển bền vững đô thị Bình Dƣơng là việc làm cần thiết hiện nay. 1. Mức độ Đô thị hóa Bình Dƣơng 1.1 Đô thị hóa Bình Dƣơng trong mối so sánh với đô thị hóa lớn ở Nam Bộ Bình Dƣơng thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm trong Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam (Vùng KTTĐPN), và Vùng đô thị TP. Hồ Chí Minh1. Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai, Bắc giáp tỉnh Bình Phƣớc, Tây giáp tỉnh Tây Ninh và một phần TP. Hồ Chí Minh, Nam giáp TP. Hồ Chí Minh và một phần tỉnh Đồng Nai. Bình Dƣơng có diện tích tự nhiên 2.694,43km2, chiếm khoảng 0,83% diện tích cả nƣớc, khoảng 12% diện tích miền Đông Nam Bộ, dân số 1.995.800 ngƣời, mật độ dân số 741ngƣời/km2 (NGTKVN, 2016); gồm 09 đơn vị hành chính trực thuộc2. Bình Dƣơng là địa phƣơng có mức độ độ đô thị hóa khá mạnh mẽ. Cụ thể, trong thập niên 1990, mức độ đô thị hóa của Bình Dƣơng vào khoảng 20%, đến thập niên đầu của thế kỷ XXI đã tăng lên 50% và kể từ năm 2011 trở về sau, mức độ đô thị hóa đạt ở mức khoảng từ 64% đến 77%.  Giảng viên Khoa Khoa học Quản lý, Đại học Thủ Dầu Một, ĐT: 0916679819, Email: tranglnt@tdmu.edu.vn 1 Vùng đô thị TP. Hồ Chí Minh bao gồm 8 tỉnh, thành của Vùng KTTĐPN: Bình Dƣơng, Bình Phƣớc, Tây Ninh, Long An, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang và TP. Hồ Chí Minh. 2 TP. Thủ Dầu Một, thị xã Dĩ An, thị xã Thuận An, thị xã Bến Cát, thị xã Tân Uyên và các huyện Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên, Dầu Tiếng, Phú Giáo) và 91 đơn vị hành chính cấp xã (48 xã, 41 phƣờng, 02 thị trấn). 721 So sánh mức độ đô thị hóa Bình Dƣơng so với cả nƣớc cũng nhƣ các đô thị lớn ở Nam Bộ (TP. Hồ Chí Minh và TP. Cần Thơ) sẽ chỉ ra một số điểm cần quan tâm sau: 1/ trên phạm vi cả nƣớc, mức độ đô thị hóa của Việt Nam tăng dần theo thời gian, tuy nhiên mức tăng vẫn còn thấp; 2/ mức độ đô thị hóa tại Bình Dƣơng, TP. Hồ Chí Minh và TP. Cần Thơ đều cao hơn so với cả nƣớc; 3/ tại Bình Dƣơng, mức độ đô thị hóa diễn ra không đồng đều (về không gian và thời gian), tuy nhiên so với TP. Hồ Chí minh và TP. Cần Thơ, đô thị hóa nơi đây có những chuyển biến ngoạn mục kể từ sau năm 2010. Giai đoạn 2006 - 2009, mức độ đô thị hóa nhƣ nhau (gần 43%); năm 2010 giảm xuống còn 31,66%, và những năm sau đó, đăc biệt năm 2016 tăng vọt lên gấp 2,41 lần so với năm 2010 (76,51% so với 31,66% ) (bảng 1). Bảng 1: Độ đô thị hóa Bình Dƣơng so với cả nƣớc, TP. Hồ Chí Minh và Cần Thơ (%) Mức độ đô thị hóa Năm TP. Hồ Chí TP. Cần Cả nƣớc Bình Dƣơng Minh Thơ 2005 27,10 82,56 30,09 49,93 2006 27,66 83,44 42,99 50,40 2007 28,19 83,57 42,84 51,89 2008 28,98 83,72 42,87 52,12 2009 29,63 83,23 42,73 65,80 2010 29,92 83,25 31,66 65,92 2011 30,60 83,11 64,10 66,10 2012 31,84 82,33 64,81 66,32 2013 32,18 82,49 64,50 66,45 2014 33,10 82,12 76,79 66,70 2015 33,87 82,02 76,96 66,74 2016 34,51 81,24 76,51 66,89 Nguồn: Nguyễn Quang Giải, 2016; NGTKVN 2015, 2016; NGTKBD4 2016 3 Qua số liệu phân tích ở trên đã cho thấy trong vòng 1 thập kỷ trở lại đây (2005 - 2016), mức độ đô thị hóa của Bình Dƣơng và Cần Thơ tăng theo thời gian trong khi đó tỷ lệ này đã ―bảo hòa‖ đối với TP. Hồ Chí Minh. Điểm chú ý hơn là xuất phát điểm đô thị hóa của Bình Dƣơng là khá thấp nhƣng mức tăng thì rất cao. Kết luận này, một lần nữa đƣợc minh chứng qua số liệu về tỷ suất nhập cƣ sau đây (bảng 2). Cụ thể, tỷ xuất nhập cƣ Bình Dƣơng rất cao, trung bình 59,04‰/năm; trong khi đó tại TP. Hồ Chí Minh, tỷ lệ này là 20,32‰/năm; và TP. Cần Thơ là 8,08‰/năm. Và cũng cần lƣu ý thêm rằng làn sóng nhập cƣ vào Bình Dƣơng vẫn tiếp tục gia tăng mạnh mẽ. Bảng 2: Tỷ suất nhập cƣ phân theo địa bàn5 (‰) Năm 2005 2010 2011 2012 2013 3 Niê ...

Tài liệu được xem nhiều: