Danh mục

Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 654.83 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết phân tích thực trạng phát triển kinh tế biển và bảo tồn tính bền vững của biển Việt Nam trong thời gian gần đây. Từ đó các tác giả đã làm rõ những kết quả cũng như hạn chế trong phát triển kinh tế biển Việt Nam. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam thời gian qua và khuyến nghị các giải đẩy mạnh phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế 440 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KINH TẾ BIỂN VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ Nguyễn Thị Thu Hương* Phạm Nguyễn Mỹ Linh** TÓM TẮT: Việt Nam là một quốc gia ven biển có nhiều tiềm năng cũng như có lịch sử phát triển lâu đời về kinh tế biển. Biển chứa đựng nhiều tiềm năng to lớn để phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, đáng chú ý là những lợi thế về vị trí địa lý tự nhiên thuận lợi và giàu có về tài nguyên khoáng sản (nhất là dầu khí, than, làm muối). Các ngành kinh tế biển có khả năng phát triển là kinh tế hàng hải, khai thác hải sản, du lịch biển và phát triển các khu kinh tế ven biển... Việc khai thác nguồn lợi biển đã có đóng góp quan trọng cho sự phát triển của đất nước. Các ngành kinh tế biển luôn chiếm tỷ trọng lớn trong phát triển kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, kinh tế biển của Việt Nam vẫn thực sự chưa phát triển tương ứng với nhu cầu đặt ra, chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của mình. Bài viết phân tích thực trạng phát triển kinh tế biển và bảo tồn tính bền vững của biển Việt Nam trong thời gian gần đây. Từ đó các tác giả đã làm rõ những kết quả cũng như hạn chế trong phát triển kinh tế biển Việt Nam. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam thời gian qua và khuyến nghị các giải đẩy mạnh phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế. Từ khóa: Phát triển bền vững, kinh tế biển, hội nhập, Việt Nam 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng lớn về kinh tế biển với bờ biển dài trên 3.260 km, có vùng biển rộng trên 1 triệu km (gấp hơn 3 lần diện tích đất liền), có vị trí địa kinh tế và địa chính trị đặc biệt. Biển chứa đựng nhiều tài nguyên to lớn để phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, đáng chú ý là những lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên khoáng sản và nguồn lực con người. Biển đã đem lại cho Việt Nam nhiều nguồn lợi lớn từ khai thác khoáng sản (nhất là dầu khí, than ven biển, làm muối), phát triển kinh tế hàng hải, khai thác hải sản, du lịch biển và phát triển các khu kinh tế ven biển. Việc khai thác nguồn lợi biển đã có đóng góp quan trọng cho sự phát triển của đất nước. * Học viện Tài chính, Đức Thắng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam. Tác giả nhận phản hồi: Email: nguyenthithuhuong@hvtc.edu. vn - Điện thoại: 0912670953 ** Đại học Manitoba, Canada. Tác giả nhận phản hồi: Email: mylinhphamnguyen52@gmail.com - Điện thoại: +1(204)296 9104 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 441 Các ngành kinh tế biển luôn chiếm tỷ trọng lớn trong phát triển kinh tế của Việt Nam. Hiện nay, ước tính tỉ trọng các ngành kinh tế biển và liên quan đến biển chiếm khoảng 48% GDP cả nước. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, cho đến nay phát triển kinh tế biển của Việt Nam được đánh giá là chưa hiệu quả. Theo đánh giá của các chuyên gia nghiên cứu, Việt Nam chủ yếu vẫn chỉ khai thác lợi thế tĩnh theo hình thức khai thác tài nguyên thô, trình độ công nghệ thấp, chưa tạo được giá trị gia tăng lớn cho những ngành kinh tế từ biển. Khai thác hàng hải, cảng biển và du lịch nhìn chung vẫn ở trình độ thấp, sức cạnh tranh còn kém. Xuất phát từ thực tiễn trên, các tác giả mong muốn được chia sẻ những quan điểm và khuyến nghị những giải pháp có căn cứ khoa học và thực tiễn để đẩy mạnh phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế. 2. LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KINH TẾ BIỂN 2.1. Định nghĩa phát triển bền vững kinh tế biển PTBV kinh tế biển là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển. Đó là phát triển kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường biển. 2.2. Đặc điểm của phát triển bền vững kinh tế biển Từ định nghĩa, ta có thể hiểu PTBV có những đặc điểm chính như sau: Thứ nhất, PTBV kinh tế biển là một phạm trù khoa học tổng hợp về tự nhiên, kinh tế - xã hội. Thứ hai, PTBV kinh tế biển mang tính khách quan và là xu hướng tất yếu của thời đại. Thứ ba, PTBV kinh tế biển không loại trừ tăng trưởng kinh tế mà cần một sự phát triển hài hòa. Thứ tư, PTBV kinh tế biển là một quá trình xã hội - chính trị, một lối sống, một nguyên tắc đạo đức mới 2.3. Các chỉ số đo lường phát triển kinh tế biển bền vững Phát triển kinh tế biển bền vững là sự phát triển các ngành, các lĩnh vực kinh tế biển gắn liền với phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư vùng ven biển và bảo tồn tài nguyên biển, bảo vệ môi trường sinh thái vùng biển, ven biển có hiệu quả. Các chỉ số đo lường phát triển kinh tế biển bền vững bao gồm các chỉ số về kinh tế, văn hóa xã hội, môi trường và thể chế. Các chỉ số về kinh tế biển: - Qui mô và tốc độ tăng GDP các ngành kinh tế biển; - Tỉ lệ đóng góp GDP của kinh tế biển vào cơ cấu GDP kinh tế của quốc gia, lãnh thổ; - Đảm bảo giá trị tăng thêm của các ngành kinh tế biển năm sau cao hơn năm trước. - Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng qua các năm; 442 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA - Tỉ lệ đầu tư phát triển kinh tế biển; - Tổng thu ngân sách từ các hoạt động kinh tế biển cao hơn tổng chi cho phát triển kinh tế - xã hội - môi trường vùng biển, ven biển;. Các chỉ số về văn hóa - xã hội: - Tỉ lệ hộ nghèo vùng ven biển; - Nhà ở an toàn cho các cho các cộng đồng ven biển dễ bị tổn thương do bão lụt; - Tỉ lệ lao động qua đào tạo; - Tỉ lệ ...

Tài liệu được xem nhiều: