Danh mục

các vấn đề và cách tiếp cận kinh tế biển cho Việt Nam: Phần 2

Số trang: 260      Loại file: pdf      Dung lượng: 11.16 MB      Lượt xem: 26      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 cuốn sách "Kinh tế biển xanh - Các vấn đề và cách tiếp cận cho Việt Nam" trình bày vị thế, tiềm năng phát triển kinh tế biển Việt Nam và thực trạng phát triển các ngành kinh tế biển của Việt Nam trong thời gian qua cùng những thách thức đối với phát triển bền vững kinh tế biển.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
các vấn đề và cách tiếp cận kinh tế biển cho Việt Nam: Phần 2 Chương III PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KINH TẾ BIỂN VIỆT NAM I. VỊ THẾ V TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN VIỆT NAM 1. Vị thế biển và phát triển đa ngành kinh tế biển nước ta 1.1. Sơ lược vị thế biển Việt Nam Ba phần tư đất nước Việt Nam là biển, cứ khoảng 1 km2 đất liền thì có gần 3 km2 vùng biển đặc quyền kinh tế, gấp khoảng 1,6 lần trung bình của thế giới; cứ 100 km2 đất liền thì có 1 km chiều dài đường bờ biển, tức chỉ số biển (maritime index) = 0,01, gấp 6 lần giá trị trung bình của thế giới; hơn 114 cửa sông đổ ra biển từ lãnh thổ đất liền của Việt Nam và cứ 20 km đường bờ biển bắt gặp một cửa sông lớn; cùng với hơn 3.000 đảo lớn, nhỏ phân bố tập trung thành các cụm, tuyến đảo ở ven bờ và hai quần đảo ngoài khơi là Hoàng Sa và Trường Sa. Đây là nét đặc trưng cơ bản của sự phân hóa lãnh thổ Việt Nam, tạo nên tính đa dạng về cảnh quan và tài nguyên thiên nhiên biển - ven biển, tạo tiền đề cho phát triển một nền kinh tế biển mạnh và bền vững. Phát huy lợi thế, Việt Nam luôn xác định biển là yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước. Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, biển luôn là không gian sinh tồn và phát triển của 185 KINH TẾ BIỂN XANH: Các vấn đề và cách tiếp cận cho Việt Nam dân tộc Việt Nam. Biển đã thực sự gắn bó với người dân Việt Nam từ ngàn đời và ngày nay là chỗ dựa sinh kế cho khoảng 20 triệu người dân sống ở vùng ven biển và trên các đảo1. Là một quốc gia biển lớn ven bờ Biển Đông - “ngã ba đường” của thế giới, Việt Nam có hình thế phần đất liền hẹp chiều ngang (không có nơi nào cách biển trên 500 km) với đường bờ biển dài trên 3.260 km (không tính bờ các đảo) theo hướng á kinh tuyến. Vì thế, toàn bộ lãnh thổ đất liền của Việt Nam đều chịu ảnh hưởng của “yếu tố biển”, bao gồm cả yếu tố tự nhiên và yếu tố phát triển, tạo ra lợi thế “mặt tiền” hướng biển, thuận lợi cho giao thương và hội nhập kinh tế quốc tế, nhưng cũng xung yếu về mặt an ninh, quốc phòng. Biển Việt Nam và Biển Đông chiếm vị trí địa chính trị và địa kinh tế trọng yếu trên bình đồ khu vực và thế giới, đặc biệt trong bối cảnh các cường quốc biển đang nỗ lực triển khai các sáng kiến mới, như: “Vành đai, con đường” của Trung Quốc và “Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và mở” của Mỹ. Khoảng 10 tuyến hàng hải khu vực và quốc tế đi qua Biển Đông, trong đó có tuyến hàng hải quốc tế lớn Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (cách Côn Đảo của nước ta khoảng 38 km), khiến cho khu vực biển này trở thành nơi tàu thuyền hoạt động nhộn nhịp nhất nhì thế giới. Đặc biệt, ngoài khơi Biển Đông có 7 hệ thống đảo lớn, cấu thành từ các rạn san hô _________________ 1. Kinh tế đảo có thể hiểu là một lĩnh vực riêng trong kinh tế biển (ocean economy), bao gồm các hoạt động liên quan đến khai thác, sử dụng tiềm năng, thế mạnh của các đảo, cụm đảo, quần đảo và toàn bộ hệ thống đảo một cách hiệu quả, phù hợp với các chức năng dịch vụ, tính đặc thù và thế mạnh phát triển của từng loại hình đảo. Hay nói cách khác, kinh tế đảo (và kinh tế vùng ven biển) là các lĩnh vực kinh tế dựa vào biển (ocean-based economy). Ngoài ra, còn các lĩnh vực kinh tế liên quan đến biển (ocean-related economy), như các ngành dịch vụ cho các hoạt động/ngành kinh tế biển, gồm: chế biến dầu khí, thủy sản, cứu hộ - cứu nạn, đóng và sửa chữa tàu biển, v.v.. 186 CHƯƠNG III: Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam phát triển kế thừa trên nền núi lửa cổ, không chỉ là cơ sở tài nguyên cho phát triển nghề cá và du lịch sinh thái biển, đảo, mà còn có ý nghĩa phòng thủ chiến lược, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Trong bối cảnh như vậy, Biển Đông đã trở thành nơi xảy ra các tranh chấp về các quyền và lợi ích biển, đảo của nhiều bên, phức tạp, kéo dài và chứa đựng yếu tố khó lường. Các tranh chấp này không chỉ liên quan đến vấn đề chủ quyền biển, đảo giữa các nước trong khu vực, mà còn liên quan đến quyền tự do hàng hải và hàng không của các quốc gia ngoài khu vực, trong đó có Mỹ và đồng minh. Về mặt hành chính, cả nước ta có 28/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển với 12 huyện đảo1 và 53 xã đảo, trong đó có 10 huyện đảo ven bờ và 2 huyện đảo ngoài khơi là Hoàng Sa và Trường Sa. Diện tích tự nhiên của 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển là khoảng 136.887 km2, bằng 35,6% diện tích tự nhiên cả nước, dân số gần 50 triệu người (dân số Việt Nam là 95.621.990 người), chiếm khoảng 51% dân số cả nước, trong đó có khoảng 20 triệu lao động (năm 2018)2. Trong tổng số các đảo của Việt Nam, chỉ khoảng 70 đảo có cư dân sinh sống (không tính du khách) với tổng dân số hơn 250.000 người, mật độ dân số trên đảo trung bình 100 người/km2 so với mật độ dân số trung bình cả nước là 315 người/km2. Số lượng lớn đảo còn lại chỉ có sinh vật sinh sống, và không ít đảo nhỏ hoang sơ, hoang dã có tiềm năng bảo tồn cao và thuận lợi cho phát triển kinh tế _________________ 1. Đó là các huyện: Vân Đồn, Cô Tô (tỉnh Quảng Ninh); Cát Hải, Bạch Long Vĩ (thành phố Hải Phòng); Cồn Cỏ (tỉnh Quảng Trị); Hoàng Sa (thành phố Đà Nẵng); Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi); Trường Sa (tỉnh Khánh Hoà); Phú Quý (tỉnh Bình Định); Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu); Kiên Hải, Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang). 2. Niên giám thống kê các tỉnh năm 2018. 187 KINH TẾ BIỂN XANH: Các vấn đề và cách tiếp cận cho Việt Nam sinh thái, kinh tế biển (đảo) xanh1. Đặc biệt, nhiều trong số huyện đảo nói trên có vị trí pháp lý quan trọng do có các điểm trong hệ thống 11 điểm mốc xác định “Đường cơ sở” để tính chiều rộng lãnh hải của nước ta. Lực lượng cư dân nói trên hình thành nên những cộng đồng gắn kết với nhau, góp phần thực hiện “chủ quyền dân sự” trên các vùng biển, đảo của Tổ quốc. Các huyện đảo được xem là những tr ...

Tài liệu được xem nhiều: