Danh mục

Phát triển bền vững kinh tế Việt Nam: Khuyến nghị chính sách từ góc độ tư duy logistics

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 982.36 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong phạm vi bài viết này, tác giả xin đề cập một số nguyên nhân, rào cản trong phát triển bền vững ở nước ta thời gian qua và giải pháp logistics nhằm góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững giai đoạn 2021–2030, tầm nhìn 2045.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển bền vững kinh tế Việt Nam: Khuyến nghị chính sách từ góc độ tư duy logistics PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KINH TẾ VIỆT NAM: KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH TỪ GÓC ĐỘ TƯ DUY LOGISTICS GS.TS. Đặng Đình Đào – TS. Đặng Thị Thúy Hồng1 Tóm tắt: Logistics luôn đặt ra cho mọi nền sản xuất xã hội và là một tất yếu đảm bảo cho mọi nền kinh tế luôn được phát triển nhịp nhàng, bền vững và hiệu quả cao. Tuy vậy, sự “mất cân xứng” giữa sản xuất và logistics diễn ra ngay từ khâu hoạch định chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển ở hầu hết các địa phương, các ngành và nền kinh tế quốc dân đã nảy sinh nhiều bất cập trong phát triển bền vững. Trong phạm vi bài viết này, tác giả xin đề cập một số nguyên nhân, rào cản trong phát triển bền vững ở nước ta thời gian qua và giải pháp logistics nhằm góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững giai đoạn 2021–2030, tầm nhìn 2045. Từ khóa: Logistics, hệ thống logistics, tư duy logistics, phân phối, lưu thông, đào tạo nguồn nhân lực logistics. 1. TÌNH HÌNH VÀ NGUYÊN NHÂN RÀO CẢN TRONG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM Kinh tế Việt Nam những năm qua, đặc biệt là năm 2019 đã đạt nhiều kết quả vượt trội, với nhiều chỉ tiêu kinh tế quan trọng được thiết lập kỷ lục mới, tăng trưởng GDP đạt 7,02%, gấp 3 lần bình quân thế giới, quy mô nền kinh tế tăng mạnh, đạt trên 5,6 triệu tỷ đồng, tương đương hơn 262 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay, bình quân đầu người là 2723 USD, dự trữ ngoại hối gần 80 tỷ USD..., xuất khẩu đạt 263,5 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam đạt trên 15% trong giai đoạn 2011–2019; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 517 tỷ USD, xuất siêu gần 10 tỷ USD; lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt trên 40 tỷ USD… Việt Nam được đánh giá là một trong những điểm đến đầu tư hấp dẫn nhất khu vực châu Á – Thái Bình Dương, đồng thời được bình chọn là điểm đến du lịch hàng đầu châu Á, thu hút trên 18,0 triệu lượt khách quốc tế, tăng 16,2% so với năm 2018 (Tổng cục Thống kê, 2019)... Tuy nhiên, kết quả đạt được vẫn còn khiêm tốn khi so sánh với nhiều nước trong khu vực và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã từng nói “Một đất nước có thu nhập bình quân đầu người còn thấp như chúng ta thì có gì quá phấn khởi, mà còn là nỗi buồn bực của người làm lãnh đạo. Phải phát triển kinh tế tốt hơn nữa để cải thiện hơn nữa thu nhập cho người dân” (Thời báo Kinh tế Việt Nam – Số Xuân Kỷ hợi, số 26–36). “Tấm huân chương bao giờ cũng có mặt trái của nó”, kinh tế Việt Nam những năm qua, nhất là thời kỳ đổi mới, tuy đã thu được rất nhiều kết quả tích cực, được mọi người dân và cộng đồng quốc tế ghi nhận nhưng thực tế vẫn còn rất nhiều việc phải làm để cho nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững, nâng cao chất lượng tăng trưởng, hiệu quả đầu tư, an sinh xã hội được đổi mới hơn,làm cho “kinh tế Việt Nam có thể đạt cao hơn, hiệu quả hơn” như lời của nguyên Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nay là Bí thư Thành ủy Hà Nội (Thời báo Kinh tế Việt Nam – Số xuân Kỷ hợi, số26–36). Điều này là do từ rất nhiều nguyên nhân rào cản, trong đó có những nguyên nhân rào cản từ chính sự mất đồng bộ, cân đối giữa các khâu trong quá trình phát triển kinh tế – từ tư duy phát triển, sự quan tâm, mức ủng hộ đến các chính sách đầu tư phát triển... Cụ thể: 1 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 726 (1) Từ sản xuất, phân phối, lưu thông đến tiêu dùng luôn cần phải được quan tâm đồng bộ trong suốt cả chuỗi cung ứng nhằm phát triển bền vững thì hình như chúng ta quá thiên về khuyến khích thu hút đầu tư phát triển sản xuất, mở rộng theo quy mô, theo số lượng… nhưng trong khi phân phối, lưu thông và tiêu dùng – khâu logistics cho sản xuất, nâng cao giá trị hàng hóa lại chưa được quan tâm đúng mức, hệ lụy chi phí cao,thị trường gần 100 triệu dân rất nhiều phân khúc còn bị bỏ ngỏ, cầu tiêu dùng trong nước một thời gian dài bị lãng quên, hàng tốt và chất lượng chỉ để dàn cho xuất khẩu, thị trường nội để cho hàng bên kia biên giới tràn lan, vào tận từng ngõ ngách, gây khó khăn cho các doanh nghiệp nội trong tiêu thụ sản phẩm, trong khi giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ Việt Nam thấp, thêm vào đó nhiều công trình, dự án đầu tư hàng ngàn tỷ đồng đắp chiếu, nhiều loại sản phẩm nông nghiệp được mùa lại phải bỏ mặc ngoài đồng vì khâu logistics nông sản quá kém, tiêu dùng trong sản xuất lãng phí, suất đầu tư cao, hiệu quả sử dụng nguồn lực đầu tư thấp như ở các công trình cảng biển, hệ thống phân phối – chợ đầu mối, công trình giao thông – đường sắt, đường Hồ Chí Minh và các cơ sở hạ tầng khác... Sự “mất cân xứng” giữa sản xuất và logistics diễn ra ngay từ khâu hoạch định chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển ở hầu như các ngành và các địa phương… (2) Trong xây dựng và mở rộng các tuyến quốc lộ, đường cao tốc và các hành lang kinh tế ở nước ta, chúng ta chưa quan tâm đúng mức đến việc xây dựng hạ tầng kết nối (hạ tầng logistics) với các phương thức vận tải để nâng cao hiệu quả trong khai thác các hành lang kinh tế, các công trình và phát triển logistics. Đáng tiếc là trong quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông lại không hề tính đến xây dựng các trung tâm logistics (mặc dù trạm dừng nghỉ đã được phôi thai trong Nghị định 86/2014/NĐ–CP ngày 10/9/2014, tại Điều 3 mục 13, nay được thay thế bằng Nghị định 10/2020 /NĐ–CP ngày 17/01/2020 tại điều 3 mục 14) làm chức năng kết nối vận tải, làm điểm dừng nghỉ văn minh, vừa là mô hình bảo vệ môi trường, liên kết kinh tế các địa phương, khai thác các tiềm năng, thúc đẩy thương mại, cứu nạn giao thông… Ngoài ra, sự có mặt của các trung tâm logistics trên các hành lang kinh tế được quy hoạch, xây dựng bài bản, đúng vị trí có khả năng kết nối sẽ giảm được tai nạn giao thông, tránh được hiện tượng xe dừng nghỉ ngay bên lề đường quốc lộ, trên cao tốc hoặc người dân tự phá rào ban đêm để phục vụ xe khách, xe tải trên các tuyến cao tốc hay trải ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: