Phát triển các loại hình bảo hiểm trách nhiệm dân sự trên thị trường bảo hiểm Việt Nam
Số trang: 14
Loại file: pdf
Dung lượng: 508.09 KB
Lượt xem: 32
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Lịch sử phát triển của ngành Bảo hiểm thế giới đã chứng minh bảo hiểm trách nhiệm dân sự (TNDS) không chỉ là một công cụ đặc biệt hữu hiệu giúp các chủ thể kinh tế - xã hội đối phó với những rủi ro TNDS vốn luôn tiềm ẩn trong mọi mặt hoạt động của cuộc sống mà còn có ý nghĩa nhân đạo, đặc biệt giúp các nạn nhân bị thiệt hại kịp thời khắc phục khó khăn trong sản xuất và đời sống.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển các loại hình bảo hiểm trách nhiệm dân sự trên thị trường bảo hiểm Việt Nam PHÁT TRIỂN CÁC LOẠI HÌNH BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ TRÊN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM PGS.TS. Đoàn Minh Phụng Trưởng khoa, Khoa Ngân hàng - Bảo hiểm, Học viện Tài chính Tóm tắt Lịch sử phát triển của ngành Bảo hiểm thế giới đã chứng minh bảo hiểm trách nhiệm dân sự (TNDS) không chỉ là một công cụ đặc biệt hữu hiệu giúp các chủ thể kinh tế - xã hội đối phó với những rủi ro TNDS vốn luôn tiềm ẩn trong mọi mặt hoạt động của cuộc sống mà còn có ý nghĩa nhân đạo, đặc biệt giúp các nạn nhân bị thiệt hại kịp thời khắc phục khó khăn trong sản xuất và đời sống. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, một bộ phận lớn các sản phẩm bảo hiểm TNDS, mà vai trò ổn định quá trình phát triển kinh tế cũng như ý nghĩa nhân đạo sâu sắc của nó đã được thừa nhận cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn trên thế giới, lại hầu như chưa được chú trọng phát triển ở Việt Nam. Vậy đâu là nguồn cơn của thực trạng này và cần phải làm gì để các sản phẩm bảo hiểm TNDS phát huy được vai trò quan trọng của mình trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh như định hướng phát triển đất nước mà Đảng và Nhà nước đã đề ra? Đó là một vấn đề nan giải nhưng nhất thiết phải được giải quyết và giải quyết càng sớm càng tốt. Từ khóa: Bảo hiểm trách nhiệm dân sự, sản phẩm bảo hiểm trách nhiệm dân sự, thị trường bảo hiểm Việt Nam, pháp luật trách nhiệm dân sự 1. Mở đầu Ở Việt Nam, vai trò kinh tế - xã hội của bảo hiểm đã dần được khẳng định thông qua sự hiện diện của các chương trình bảo hiểm mang tính phúc lợi cộng đồng như: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc, cùng với các sản phẩm bảo hiểm thương mại như: bảo hiểm tài sản, bảo hiểm con người… Mỗi năm, các nhà bảo hiểm chi bồi thường hàng nghìn tỷ đồng, kịp thời hỗ trợ các nạn nhân gặp rủi ro ổn định cuộc sống. Đóng góp vào hàng nghìn tỷ đồng bồi thường đó, các sản phẩm bảo hiểm TNDS chủ sở hữu các phương tiện giao thông vận tải đã khẳng định vai trò quan trọng của mình thông qua các khoản bồi thường cho hàng chục nghìn nạn nhân của các vụ tai nạn giao thông đường bộ hàng năm, cũng như thay mặt các chủ tàu được bảo hiểm thực hiện các khoản bồi thường TNDS với giá trị lớn vượt quá khả năng gánh vác của bản thân chủ tàu đó... Tuy nhiên, ở Việt Nam, một bộ phận lớn các sản phẩm bảo hiểm TNDS hầu như chưa được chú trọng phát triển. Trong khi đó, hàng ngày, 31 chúng ta vẫn thấy xuất hiện trên các phương tiện truyền thông những thông tin đau lòng về chất lượng cuộc sống cũng như tính mạng, sức khỏe, tài sản của người dân bị ảnh hưởng nặng nề do hoạt động của các nhà máy công nghiệp; về những người lao động bị tai nạn, bị nhiễm bệnh nghề nghiệp do sự thiếu trách nhiệm của người sử dụng lao động; về tính mạng, sức khỏe của người tiêu dùng bị đe dọa do sử dụng sản phẩm bị lỗi, sản phẩm không đủ tiêu chuẩn… mà những nạn nhân đó không được nhận khoản bồi thường nào để bù đắp lại những mất mát của mình. 2. Các nhóm sản phẩm bảo hiểm trách nhiệm dân sự Dựa trên nguồn phát sinh rủi ro, bảo hiểm TNDS có các nhóm sản phẩm cơ bản sau: (i) Bảo hiểm trách nhiệm công cộng và bảo hiểm TNDS đối với thiệt hại về môi trường Sản phẩm bảo hiểm trách nhiệm công cộng bảo hiểm cho trách nhiệm pháp lý của người được bảo hiểm (NĐBH) về: - Các thương tổn về người và thiệt hại về tài sản của bên thứ ba phát sinh từ hoạt động của NĐBH thỏa mãn các điều kiện của hợp đồng bảo hiểm (HĐBH). - Các chi phí phải bồi thường cho bên thứ ba bị thiệt hại và các chi phí phát sinh được sự đồng ý của nhà bảo hiểm liên quan đến tổn thất nói trên. - Sản phẩm bảo hiểm TNDS đối với thiệt hại môi trường tập trung bảo vệ TNDS đối với các thiệt hại môi trường bị gây ra một cách đột ngột, bất ngờ cũng như các thiệt hại diễn ra một cách từ từ theo thời gian, miễn là nguyên nhân của nó có thể quy kết cho các phương tiện, thiết bị hay hoạt động diễn ra tại cơ sở kinh doanh của NĐBH. (ii) Bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm Loại hình bảo hiểm này bảo vệ cho trách nhiệm pháp lý của NĐBH về: - Các thương tổn về người và thiệt hại về tài sản của bên thứ ba gây ra bởi các sản phẩm được bán, cung cấp, sửa chữa, phân phối hoặc sản xuất bởi NĐBH liên quan đến quá trình hoạt động của NĐBH và thỏa mãn các điều kiện của HĐBH. - Các chi phí phải bồi thường cho bên thứ ba bị thiệt hại và các chi phí phát sinh được sự đồng ý của người bảo hiểm (NBH) liên quan đến tổn thất nói trên. Hạn mức trách nhiệm trong đơn này thường được quy định cho mỗi một sự cố xảy ra với một tổng hạn mức chung cho cả kỳ hạn hợp đồng. Do tính chất phức tạp ngày càng cao của các sản phẩm đã qua chế biến, xử lý (chẳng hạn do ứng dụng công nghệ nano, công nghệ gen), các sản phẩm sản xuất hàng loạt, các nhà sản xuất càng có nhiều nguy cơ phải đối mặt với các tổn thất lớn ở những mức độ chưa thể biết trước, đặc biệt những tổn thất liên quan đến thương tổn về con người. Các loại sản phẩm đặc biệt rủi ro cao bao gồm: dược phẩm, hóa chất, thực phẩm, đồ uống; các loại thiết bị y tế (mô cấy), hàng điện tử (máy tính, máy móc, thiết bị) cũng có nguy cơ tương đối cao. 32 (iii) Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp chuyên môn Sản phẩm này bảo hiểm cho TNDS của các chuyên gia đối với các thiệt hại gây ra cho khách hàng của họ, phát sinh từ sự vi phạm trách nhiệm nghề nghiệp chuyên môn. “Nghề nghiệp chuyên môn” bao gồm: kế toán, kiểm toán, kỹ sư, kiến trúc sư, tư vấn dự toán, tư vấn tài chính, môi giới bảo hiểm, môi giới tài chính, tư vấn quản lý, luật sư, môi giới bất động sản, giám ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển các loại hình bảo hiểm trách nhiệm dân sự trên thị trường bảo hiểm Việt Nam PHÁT TRIỂN CÁC LOẠI HÌNH BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ TRÊN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM PGS.TS. Đoàn Minh Phụng Trưởng khoa, Khoa Ngân hàng - Bảo hiểm, Học viện Tài chính Tóm tắt Lịch sử phát triển của ngành Bảo hiểm thế giới đã chứng minh bảo hiểm trách nhiệm dân sự (TNDS) không chỉ là một công cụ đặc biệt hữu hiệu giúp các chủ thể kinh tế - xã hội đối phó với những rủi ro TNDS vốn luôn tiềm ẩn trong mọi mặt hoạt động của cuộc sống mà còn có ý nghĩa nhân đạo, đặc biệt giúp các nạn nhân bị thiệt hại kịp thời khắc phục khó khăn trong sản xuất và đời sống. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, một bộ phận lớn các sản phẩm bảo hiểm TNDS, mà vai trò ổn định quá trình phát triển kinh tế cũng như ý nghĩa nhân đạo sâu sắc của nó đã được thừa nhận cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn trên thế giới, lại hầu như chưa được chú trọng phát triển ở Việt Nam. Vậy đâu là nguồn cơn của thực trạng này và cần phải làm gì để các sản phẩm bảo hiểm TNDS phát huy được vai trò quan trọng của mình trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh như định hướng phát triển đất nước mà Đảng và Nhà nước đã đề ra? Đó là một vấn đề nan giải nhưng nhất thiết phải được giải quyết và giải quyết càng sớm càng tốt. Từ khóa: Bảo hiểm trách nhiệm dân sự, sản phẩm bảo hiểm trách nhiệm dân sự, thị trường bảo hiểm Việt Nam, pháp luật trách nhiệm dân sự 1. Mở đầu Ở Việt Nam, vai trò kinh tế - xã hội của bảo hiểm đã dần được khẳng định thông qua sự hiện diện của các chương trình bảo hiểm mang tính phúc lợi cộng đồng như: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc, cùng với các sản phẩm bảo hiểm thương mại như: bảo hiểm tài sản, bảo hiểm con người… Mỗi năm, các nhà bảo hiểm chi bồi thường hàng nghìn tỷ đồng, kịp thời hỗ trợ các nạn nhân gặp rủi ro ổn định cuộc sống. Đóng góp vào hàng nghìn tỷ đồng bồi thường đó, các sản phẩm bảo hiểm TNDS chủ sở hữu các phương tiện giao thông vận tải đã khẳng định vai trò quan trọng của mình thông qua các khoản bồi thường cho hàng chục nghìn nạn nhân của các vụ tai nạn giao thông đường bộ hàng năm, cũng như thay mặt các chủ tàu được bảo hiểm thực hiện các khoản bồi thường TNDS với giá trị lớn vượt quá khả năng gánh vác của bản thân chủ tàu đó... Tuy nhiên, ở Việt Nam, một bộ phận lớn các sản phẩm bảo hiểm TNDS hầu như chưa được chú trọng phát triển. Trong khi đó, hàng ngày, 31 chúng ta vẫn thấy xuất hiện trên các phương tiện truyền thông những thông tin đau lòng về chất lượng cuộc sống cũng như tính mạng, sức khỏe, tài sản của người dân bị ảnh hưởng nặng nề do hoạt động của các nhà máy công nghiệp; về những người lao động bị tai nạn, bị nhiễm bệnh nghề nghiệp do sự thiếu trách nhiệm của người sử dụng lao động; về tính mạng, sức khỏe của người tiêu dùng bị đe dọa do sử dụng sản phẩm bị lỗi, sản phẩm không đủ tiêu chuẩn… mà những nạn nhân đó không được nhận khoản bồi thường nào để bù đắp lại những mất mát của mình. 2. Các nhóm sản phẩm bảo hiểm trách nhiệm dân sự Dựa trên nguồn phát sinh rủi ro, bảo hiểm TNDS có các nhóm sản phẩm cơ bản sau: (i) Bảo hiểm trách nhiệm công cộng và bảo hiểm TNDS đối với thiệt hại về môi trường Sản phẩm bảo hiểm trách nhiệm công cộng bảo hiểm cho trách nhiệm pháp lý của người được bảo hiểm (NĐBH) về: - Các thương tổn về người và thiệt hại về tài sản của bên thứ ba phát sinh từ hoạt động của NĐBH thỏa mãn các điều kiện của hợp đồng bảo hiểm (HĐBH). - Các chi phí phải bồi thường cho bên thứ ba bị thiệt hại và các chi phí phát sinh được sự đồng ý của nhà bảo hiểm liên quan đến tổn thất nói trên. - Sản phẩm bảo hiểm TNDS đối với thiệt hại môi trường tập trung bảo vệ TNDS đối với các thiệt hại môi trường bị gây ra một cách đột ngột, bất ngờ cũng như các thiệt hại diễn ra một cách từ từ theo thời gian, miễn là nguyên nhân của nó có thể quy kết cho các phương tiện, thiết bị hay hoạt động diễn ra tại cơ sở kinh doanh của NĐBH. (ii) Bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm Loại hình bảo hiểm này bảo vệ cho trách nhiệm pháp lý của NĐBH về: - Các thương tổn về người và thiệt hại về tài sản của bên thứ ba gây ra bởi các sản phẩm được bán, cung cấp, sửa chữa, phân phối hoặc sản xuất bởi NĐBH liên quan đến quá trình hoạt động của NĐBH và thỏa mãn các điều kiện của HĐBH. - Các chi phí phải bồi thường cho bên thứ ba bị thiệt hại và các chi phí phát sinh được sự đồng ý của người bảo hiểm (NBH) liên quan đến tổn thất nói trên. Hạn mức trách nhiệm trong đơn này thường được quy định cho mỗi một sự cố xảy ra với một tổng hạn mức chung cho cả kỳ hạn hợp đồng. Do tính chất phức tạp ngày càng cao của các sản phẩm đã qua chế biến, xử lý (chẳng hạn do ứng dụng công nghệ nano, công nghệ gen), các sản phẩm sản xuất hàng loạt, các nhà sản xuất càng có nhiều nguy cơ phải đối mặt với các tổn thất lớn ở những mức độ chưa thể biết trước, đặc biệt những tổn thất liên quan đến thương tổn về con người. Các loại sản phẩm đặc biệt rủi ro cao bao gồm: dược phẩm, hóa chất, thực phẩm, đồ uống; các loại thiết bị y tế (mô cấy), hàng điện tử (máy tính, máy móc, thiết bị) cũng có nguy cơ tương đối cao. 32 (iii) Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp chuyên môn Sản phẩm này bảo hiểm cho TNDS của các chuyên gia đối với các thiệt hại gây ra cho khách hàng của họ, phát sinh từ sự vi phạm trách nhiệm nghề nghiệp chuyên môn. “Nghề nghiệp chuyên môn” bao gồm: kế toán, kiểm toán, kỹ sư, kiến trúc sư, tư vấn dự toán, tư vấn tài chính, môi giới bảo hiểm, môi giới tài chính, tư vấn quản lý, luật sư, môi giới bất động sản, giám ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Phát triển các loại hình bảo hiểm Bảo hiểm trách nhiệm dân sự Thị trường bảo hiểm Việt Nam Sản phẩm bảo hiểm trách nhiệm dân sự Pháp luật trách nhiệm dân sựGợi ý tài liệu liên quan:
-
16 trang 263 1 0
-
Thị trường bảo hiểm Việt Nam: sự phát triển, cơ hội và thách thức
8 trang 90 0 0 -
6 trang 82 0 0
-
Bài giảng Chương 4: Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu
12 trang 65 0 0 -
Bài giảng Bảo hiểm - Chương 7: Bảo hiểm trách nhiệm
16 trang 55 0 0 -
Bài giảng Vận tải giao nhận và bảo hiểm trong ngoại thương - ThS. Vương Bích Ngà
84 trang 54 0 0 -
33 trang 47 0 0
-
Bài giảng Bảo hiểm: Chương 6 - ĐH Thương Mại
0 trang 46 0 0 -
Bài giảng Bảo hiểm đại cương: Chương 6 - TS. Nguyễn Tấn Hoàng
25 trang 45 0 0 -
Bài giảng Bảo hiểm hàng hải (Marine insurance) - Nguyễn Xuân Phương
25 trang 42 1 0