Bài viết này mô tả tổng quan về tiềm năng phát triển các sản phẩm dược liệu và tiềm năng của du lịch thảo dược như một loại hình du lịch thích hợp mới nổi ở Đắk Nông. Nó mô tả các hoạt động giải trí khác nhau và thảo luận về các vấn đề cũng như thách thức gặp phải trong việc phát triển và quảng bá du lịch thảo dược.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển các sản phẩm dược liệu gắn với du lịch tại tỉnh Đắk Nông Phát triển các sản phẩm dược liệu gắn với du lịch tại tỉnh Đắk Nông Trần Hoàng Ngọc Ái Tóm tắt Bài viết này mô tả tổng quan về tiềm năng phát triển các sản phẩm dược liệu và tiềm năngcủa du lịch thảo dược như một loại hình du lịch thích hợp mới nổi ở Đắk Nông. Nó mô tả cáchoạt động giải trí khác nhau và thảo luận về các vấn đề cũng như thách thức gặp phải trong việcphát triển và quảng bá du lịch thảo dược. Bài viết cho thấy sự sẵn có của các loại thảo mộc địaphương, cảnh quan thẩm mỹ, môi trường rừng xanh rậm rạp và bầu không khí nguyên sơ củatỉnh là rất quan trọng, có tiềm năng lớn để được công nhận là một điểm du lịch thảo dược khácbiệt. Với hệ sinh thái phong phú và đa dạng, có tiềm năng về tài nguyên dược liệu, tài nguyêncây thuốc quý, Đắk Nông có thể chú trọng khai thác và phát triển, gắn các sản phẩm hàng hóatừ dược liệu với các sản phẩm dịch vụ về văn hóa và du lịch, quan tâm phát triển du lịch gắnvới các sản phẩm OCOP. Ngoài ra, Đắk Nông có thể cung cấp các hoạt động liên quan đến dulịch thảo dược bao gồm đi dạo trong vườn thảo dược, pha đồ uống thảo dược, trà, nấu các mónthảo dược cũng như giáo dục và giải thích các giá trị y học và sức khỏe của thảo mộc địa phương. Từ khóa: dược liệu, du lịch thảo dược, OCOP, thực phẩm chức năng Mở đầu Đắk Nông là tỉnh có diện tích rừng lớn, có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thích hợp choviệc phát triển một số cây dược liệu trên quy mô lớn, đặc biệt là các cây dược liệu bản địa nhưBách bệnh, Đảng sâm, Sa nhân… và một số cây dược liệu từ các tỉnh khác như: Kim ngân, Cúchoa và các cây nhập nội có phổ sinh thái rộng như Bạch chỉ, Sinh địa,… Đắk Nông là một trongtám vùng trồng dược liệu của cả nước được quy hoạch để phát triển trồng 10 loài dược liệubao gồm gấc, gừng, hương nhu trắng, đảng sâm, nghệ vàng, sa nhân tím, sả, sâm Ngọc Linh,trinh nữ hoàng cung, ý dĩ… với diện tích khoảng 2.000 ha (Đài truyền thanh và truyền hìnhĐắk Nông, 2022). Việt Nam hiện ghi nhận 910 loài thực vật có mạch làm thuốc, trong đó ĐắkNông có 71 loài. Theo Cục Quản lý Dược- Bộ Y tế, mỗi năm nước ta tiêu thụ khoảng 50-60nghìn tấn các loại dược liệu khác nhau, sử dụng vào việc chế biến vị thuốc y học cổ truyền,nguyên liệu ngành công nghiệp dược hoặc xuất khẩu. Mặc dù có tiềm năng thế mạnh lớn, nhưnghiện Việt Nam mới chỉ tự cung cấp được 25% nguyên liệu phục vụ việc sản xuất thuốc trongnước, còn lại 75% vẫn phải phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu. Từ thực tế trên, việc chủ độngđược nguồn dược liệu là rất cần thiết. Nghiên cứu các bài thuốc cổ truyền và các hợp chất trongdược liệu là một trong những hướng phát minh thuốc mới. Đặc biệt trong thời đại khoa học kỹthuật phát triển, con người lại ngày càng có xu hướng trở về với thiên nhiên, tìm đến cây cỏthân thuộc gần gũi để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe (Báo thanh niên, 2018). Việc phát triển du lịch gắn với chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của Đắk Nôngđã đạt kết quả tích cực, giúp chủ sở hữu tiếp cận với quy trình chế biến sâu, đầu tư nghiêm túccho nền kinh tế nông nghiệp. Các cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP đã tạo ra công việc cho hàngtrăm lao động tại địa phương. Điểm nhấn của chương trình là phát triển sản phẩm, dịch vụ cólợi thế ở địa phương theo chuỗi giá trị, do các tổ chức kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân thựchiện. Theo đó, tỉnh Đắk Nông phấn đấu đến năm 2025 có thêm 30 sản phẩm OCOP đạt chuẩncông nhận từ 3 sao trở lên, nâng tổng số sản phẩm OCOP đạt trên 90 sản phẩm, trong đó ítnhất 10% sản phẩm OCOP đạt 4 - 5 sao. Tuy nhiên, hiện nay các sản phẩm dược liệu trongdanh sách các sản phẩm OCOP của tỉnh còn rất hạn chế, cần có nghiên cứu phát triển nhiều 219mặt hàng thực phẩm chức năng từ thảo dược, cũng là giúp cho loại hình du lịch sức khỏe/ dulịch thảo dược của tỉnh phát triển. Do đó, để phát triển các nhóm cây dược liệu, đặc biệt là cácloại dược liệu đặc hữu, dược liệu quý thành sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao, tỉnh ĐắkNông cần ưu tiên đầu tư xây dựng phát triển các sản phẩm dược liệu gắn với du lịch và chươngtrình OCOP (Nông thôn mới tỉnh Đắk Nông, 2023). Hơn nữa, ngành thảo dược đã được côngnhận là một ngành có tiềm năng tăng trưởng kinh tế. Nguồn tài nguyên thảo dược hiện có cùngvới di sản kiến thức thảo dược của địa phương góp phần tạo nên giá trị to lớn cho các sản phẩmthảo dược. Tầm quan trọng của ngành công nghiệp thảo dược đã được ghi nhận rõ ràng trongcác ấn phẩm nghiên cứu ngày càng nhiều về các sản phẩm thảo dược trên các nghiên cứu tiềnlâm sàng và lâm sàng. Ngoài ngành công nghiệp thảo dược là một ngành tiềm năng, du lịchthảo dược còn có tiềm năng đáng kể trong việc tạo việc làm, bảo tồn tài nguyên rừng và bảotồn các hoạt động y học cổ truyền (Abraham, 2012, 226-239). Các khu vực nông thôn và tàinguyên thiên nhiên hiện có mang đến những khả năng to lớn để phát triển các gói và điểm thamquan du lịch độc đáo. Du lịch thảo dược có thể được phát triển như một loại hình du lịch có sởthích đặc biệt nhằm hướng đến một nhóm du khách đặc biệt, đặc biệt là khách du lịch từ cácthành phố đô thị đến nơi xa lạ và ở trong một môi trường mới hoặc các nhà nghiên cứu quantâm đến cây thảo dược. Do đó, việc tạo ra những trải nghiệm du lịch nông thôn độc đáo cũngnhư tạo ra các cơ hội và lợi ích kinh tế cho cộng đồng địa phương là rất quan trọng, đồng thờiđảm bảo khả năng cạnh tranh và tăng trưởng bền vững. 2. Xu hướng và cơ hội phát triển du lịch thảo dược tại Đắk Nông 2.1. Tiềm năng phát triển các sản phẩm dược liệu gắn với OCOP tại Đắk Nông Toàn tỉnh Đắk Nông hiện có 60 sản phẩm của 54 doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác,trang trại, cơ sở sản xuất được công nhận sản phẩm OCOP. Trong đó, có 7 sản phẩm đạt 4sao, 53 sản phẩm đạt 3 sao theo Bộ tiêu chí OCOP Quốc gia. Sản phẩm OCOP đều là những sản phẩm chất lượn ...