Bài viết khảo sát và phân tích các đặc điểm chính của thị trường việc làm trong ngành du lịch tại Đắk Nông. Tiếp đó, đề xuất các giải pháp liên quan đến việc tiếp cận thị trường việc làm, sự hội nhập nghề nghiệp của những lao động trẻ, mới đi làm. Cuối cùng, là củng cố và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển thị trường việc làm trong ngành du lịch tại tỉnh Đắk Nông Phát triển thị trường việc làm trong ngành du lịch tại tỉnh Đắk Nông Hoàng Thúy Hà Tóm tắt Mặc dù du lịch đại diện cho một ngành kinh tế mũi nhọn, đang phát triển, nhưng việc làmtrong lĩnh vực này vẫn mang tính bấp bênh, mang tính thời vụ và thường được coi là nghềchuyển tiếp sang nghề khác. Hiện trạng này đòi hỏi sự phát triển của sức mạnh tổng hợp để cảithiện điều kiện lao động. Từ đó, phát triển thị trường việc làm trong ngành du lịch có nghĩa rấtquan trọng đối với cả về công ty du lịch và người lao động. Vì vậy ở bài báo này, trước hếtchúng tôi khảo sát và phân tích các đặc điểm chính của thị trường việc làm trong ngành du lịchtại Đắk Nông. Tiếp đó, chúng tôi đề xuất các giải pháp liên quan đến việc tiếp cận thị trườngviệc làm, sự hội nhập nghề nghiệp của những lao động trẻ, mới đi làm. Cuối cùng, là củng cốvà nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Từ khóa: Phát triển, nguồn nhân lực, việc làm, du lịch, Đắk Nông. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Mặc dù du lịch đại diện cho một ngành kinh tế mũi nhọn, đang phát triển mạnh mẽ, nhưngthị trường việc làm trong lĩnh vực này vẫn mang tính bấp bênh, thời vụ và thường được coi lànghề chuyển tiếp sang nghề khác. Thị trường việc làm trong ngành du lịch ở tỉnh Đắk Nôngchủ yếu tồn tại ở hình thức tiểu thương, việc làm chủ yếu tập trung ở các trung tâm lớn và cácvùng lân cận. Hầu hết là các công việc trong dịch vụ mang đặc trưng bán kỹ năng (không đặtnặng tiêu chí trình độ học vấn), công việc bán thời gian, nhân viên tương đối trẻ, tỷ lệ việc làmcao trong dịch vụ ăn uống, thu nhập chủ yếu là làm việc thời vụ, bán thời gian. Vì vậy việc tìm ra các giải pháp nhằm tăng cường tiềm năng việc làm, tạo sự ổn định,khác phục tình trạng việc làm thời vụ bớt bấp bênh là một yêu cầu cấp thiết hiện nay trongngành du lịch Việt Nam nói chung và du lịch tỉnh Đắk Nông nói riêng. Hướng tới mục tiêu này,bài báo của chúng tôi đã sử dụng các phương pháp khảo sát và phân tích tình hình thực tiễn:các đặc điểm chính của thị trường việc làm trong ngành du lịch tại Đắk Nông. Tiếp đó, chúngtôi đề xuất các giải pháp liên quan đến việc tiếp cận thị trường việc làm, sự hội nhập nghềnghiệp của những lao động trẻ, mới đi làm. Cuối cùng, là củng cố và nâng cao chất lượng nguồnnhân lực. 2. NỘI DUNG 1.1. Các đặc điểm chính của thị trường việc làm trong ngành du lịch tại tỉnh ĐắkNông Để phát triển được thị trường việc làm trong ngành du lịch, có nghĩa là cả về phía tổ chức,doanh nghiệp sử dụng lao động cũng như người lao động đều phải nắm được các đặc điểmchính của thị trường này. Ngoài các đặc điểm cơ bản trong thị trường lao động nói chung, thịtrường lao động trong ngành du lịch tỉnh Đắk Nông còn có những điểm sau: Đặc điểm đầu tiên của lĩnh vực này là kỹ năng hội nhập chuyên nghiệp, một kỹ năng dotrình độ chuyên môn “chính thức” được yêu cầu trong phần lớn các công việc. Tuy nhiên, mứcđộ đào tạo không còn nhất thiết phải hài hòa với các điều kiện tiên quyết chung hơn do mối 467quan hệ phải được thiết lập với nhóm khách hàng (hiểu biết về dịch vụ được mong đợi, đôi khikhông được thể hiện, khả năng thực hiện ngay lập tức và trước mặt khách hàng dịch vụ), vàtrong các nhóm của cơ sở (thông tin liên lạc, tổ chức lại công việc thường xuyên, v.v.). Kỹ năngnày hình thành và phát triển đáng kể phần lớn thông qua kinh nghiệm làm việc của nhân viên.Các kỹ năng sẽ góp phần tạo dựng mạnh mẽ thương hiệu của thị trường du lịch tại một địaphương, một quốc gia. Mạng lưới lãnh thổ của các hoạt động du lịch phải được tính đến bằngcác chính sách công, trong chừng mực mạng lưới này có lợi cho sự hội nhập nghề nghiệp củanhững người trẻ. Đặc điểm thứ hai, đối với người lao động, là trọng số của tính thời vụ và việc làm theomùa. Tiềm năng cho các vị trí thời vụ là đáng kể ở tỉnh Đắk Nông. Nó được đánh giá trongngành nhà hàng khách sạn vào các dịp nghỉ hè, lễ tết và cho tất cả các hoạt động du lịch. Nhiềunhân viên vẫn làm việc theo mùa, làm việc bán thời gian trong vài năm liên tiếp. Mặc dù điềunày đôi khi có thể tương ứng với sự lựa chọn của một số người, nhưng điều này không đúngtrong phần lớn các trường hợp. Hình thức việc làm này phần lớn gắn liền với sự bấp bênh, thiếutriển vọng cho việc làm bền vững và phát triển nghề nghiệp. Tuy nhiên, hình thức việc làm này trên thực tế phù hợp với thực tế nội tại của thị trườnglao động và hoạt động kinh tế mang tính chu kỳ của các khu vực địa lý nhất định và chiếm mộtvị trí cụ thể, riêng biệt trong thị trường lao động quốc gia. Đây cũng là cơ hội để khám phá cuộcsống năng động và cung cấp thêm nguồn lực cho nhiều bạn trẻ trong quá trình học tập. Do đó,thị trường lao động được đánh dấu bởi yếu tố thời vụ và sự luân chuyển của người lao động caovà thường bị hạn chế. Thực tế này đòi hỏi phải có các quy định cụ thể và các cơ chế ổn địnhnghề nghiệp. Biện pháp của các cơ chế này phải được thực hiện khi đối mặt với những tháchthức của phát triển việc làm. Đặc điểm thứ ba, đối với các doanh nghiệp, là sự chiếm ưu thế của các doanh nghiệp nhỏ,khía cạnh thiết yếu thứ hai về sự phân mảng của thị trường lao động. Khảo sát bao gồm 20công ty, nhà hàng, quán cà phê sử dụng lao động, thì có 90% trong số họ sử dụng dưới 10 nhânviên. Đây thường là những công ty có từ 2 đến 3 nhân viên, không quen với các quy định, thiếucác chương trình hỗ trợ tuyển dụng hoặc đào tạo, không được trang bị đầy đủ để quản lý việctuyển dụng. Do đó, cải thiện thị trường việc làm trong ngành du lịch nhất thiết phải liên quan đến cáchành động cụ thể nhằm vào nguồn nhân lực trẻ trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Vấn đề việc làmkhông được đáp ứng thường xuyên được nêu ra với những thách thức mà nó thể hiện trong thờikỳ hiện nay sau đại dịch covid, tỷ lệ thất nghiệp cao. ...