Danh mục

Phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch biển đảo tỉnh Cà Mau

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 384.19 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày hiện trạng và các giải pháp phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch ở tỉnh Cà Mau nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch biển, đảo. Các giải pháp trung vào việc nâng cao chất lượng như công tác đào tạo, công tác kiểm tra đánh giá chuyên môn, giải pháp tài chính, chuyển đổi số,…
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch biển đảo tỉnh Cà Mau Phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch biển đảo tỉnh Cà Mau Phạm Hồng Mơ Tóm tắt: Trong những năm qua, ngành du lịch tỉnh Cà Mau đang ngày càng phát triểnvới sự gia tăng đáng kể về số lượt khách và doanh thu du lịch. Theo đó, lực lượng lao động trongngành cũng tăng nhanh, tuy nhiên nâng cao chất lượng lao động vẫn là vấn đề cần được quantâm, do tỉ lệ lao động chưa qua đào tạo còn cao. Bài viết trình bày hiện trạng và các giải phápphát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch ở tỉnh Cà Mau nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển dulịch biển, đảo. Các giải pháp trung vào việc nâng cao chất lượng như công tác đào tạo, công táckiểm tra đánh giá chuyên môn, giải pháp tài chính, chuyển đổi số,… Từ khóa: nguồn nhân lực, du lịch biển, đảo, du lịch Cà Mau 1. Mở đầu Trong quá trình phát triển kinh tế, con người vừa là lực lượng lao động trực tiếp vừa làđối tượng tiêu dùng, do đó không chỉ là yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động mà còn làđộng lực để thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế. Do đó, nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lựcchất lượng cao được xem là yếu tố then chốt quyết định sự tăng trưởng kinh tế của mỗi quốcgia. Du lịch là một ngành dịch vụ, trong đó con người vừa là chủ thể sản xuất vừa là đối tượngphục vụ, cho nên yếu tố con người càng có vai trò quan trọng. Chất lượng dịch vụ phụ thuộcrất nhiều vào kiến thức, kỹ năng, trình độ và kinh nghiệm của lực lượng lao động, qua đó ảnhhưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp du lịch và ngành du lịch. Du lịch tỉnh Cà Mau trong những năm gần đây có sự phát triển vượt bậc, thể hiện thôngqua sự gia tăng nhanh về số lượt khách và doanh thu du lịch. Theo đó, lực lượng lao động trongngành cũng gia tăng về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, tỉ lệ lao động qua đào tạo và laođộng trình độ cao còn thấp so với yêu cầu phát triển. Hiện nay, du lịch đóng góp khoảng 2%GRDP của tỉnh Cà Mau (Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch Cà Mau 2020), để nâng cao vai tròcủa ngành du lịch trong nền kinh tế của tỉnh thì yêu cầu về đội ngũ lao động, nhất là lực lượngcó trình độ cao là vấn đề bức thiết cần được quan tâm. Cà Mau có 6/8 huyện, thành phố giáp biển, sở hữu phần lớn các điểm đến nổi tiếng củatỉnh như Khu du lịch quốc gia Mũi Cà Mau, khu du lịch Khai Long, khu du lịch Hòn Đá Bạc,Vườn quốc gia U Minh Hạ,… Theo đó, khu vực này cũng đóng góp phần lớn vào số lượt dukhách và doanh thu du lịch của tỉnh. Trong bối cảnh du lịch biển, đảo đang ngày càng thu hútkhách du lịch, với những lợi thế về tài nguyên du lịch biển, đảo của mình, Cà Mau cần nângcao năng lực cạnh tranh và khả năng thu hút du khách so với các điểm đến khác trong cả nước.Trong đó, việc phát triển nguồn nhân lực phục vụ chất lượng cao là một trong những vấn đềcần quan tâm ưu tiên hàng đầu. 2. Kết quả nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý luận về nhân lực phục vụ du lịch 2.1.1. Khái niệm Nhân lực phục vụ du lịch là khái niệm dùng để chỉ lực lượng lao động tham gia vào quátrình phát triển của ngành du lịch. Lực lượng này bao gồm toàn bộ các nhân lực trực tiếp vàgián tiếp tham gia vào quá trình phục vụ khách du lịch (Nguyễn Văn Mạnh và Phạm HồngChương 2006). 248 Trong đó, lao động trực tiếp là những người trực tiếp phục vụ khách du lịch tại khách sạn,nhà hàng, công ty lữ hành, cửa hàng phục vụ khách du lịch, cơ quan quản lý du lịch, các đơn vịsự nghiệp du lịch,… lao động gián tiếp là những lao động không trực tiếp phục vụ khách dulịch nhưng thực hiện các công việc mang tính quản lý, hỗ trợ cho các lao động trực tiếp nhưvăn hóa, hải quan, giao thông, xuất nhập cảnh, nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụcông cộng, môi trường, bưu chính viễn thông, cộng đồng dân cư,... Qua đó cho thấy, nhân lựcdu lịch có độ bao phủ tương đối rộng, do đó chất lượng lao động không chỉ có ảnh hưởng quantrọng đối với sự phát triển du lịch, mà còn góp phần không nhỏ vào sự phát triển các ngành, cáclĩnh vực khác có liên quan. 2.1.2. Vai trò của nguồn nhân lực phục vụ du lịch Như đã trình bày, nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng và được xem như yếu tố quyếtđịnh đối với sự phát triển của ngành du lịch. Do đó, nguồn nhân lực du lịch cũng trở thành vấnđề nghiên cứu thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trên thế giới. Đã có nhiều nghiêncứu chỉ rõ vai trò của nguồn nhân lực đối với sự phát triển của ngành du lịch nói riêng và sựphát triển kinh tế xã hội nói chung. Tác giả Szivas đã khẳng định, những người lao động cótrình độ là động lực có thể cung cấp các dịch vụ chất lượng cao và đạt được lợi thế cạnh tranhcho các doanh nghiệp, các điểm đến góp phần nâng cao năng suất, chất lượng dịch vụ ở tất cảcác cấp trong các tổ chức, điểm đến và quốc gia (Szivas 1999). Nghiên cứu của Tom Baum chỉra nguồn nhân lực có vai trò quyết định không chỉ đối với sự phát triển của ngành du lịch, màcòn góp phần không nhỏ đối với sự phát triển của nền kinh tế đất nước (Baum 2007). Tác giảSherap Bhutia cũng nêu lên quan điểm rằng chất lượng nguồn nhân lực du lịch có ý nghĩa vớisự phát triển của một quốc gia (Sherap Bhutia 2014). Bên cạnh đó, tác giả Sandra Herman trêncơ sở phân tích một số đặc điểm nguồn nhân lực, cũng đã chỉ rõ vai trò của phát triển nguồnnhân lực trong việc hỗ trợ quan trọng cho ngành du lịch (Sandra Herman 2015) . Ở Việt Nam, nghiên cứu của Bùi Thị Như Hiền cũng chỉ ra rằng, những hạn chế về mặtchất lượng của nguồn nhân lực ngành Du lịch là một trong những yếu tố kìm hãm sự phát triểnbền vững của ngành Du lịch Việt Nam (Bùi Thị Như Hiền 2023). Trong Chiến lược Phát triểndu lịch Việt Nam đến năm 2030 (Thủ tướng Chính phủ, 2020) cũng chỉ rõ phát triển nguồnnhân lực du lịch là 1 trong 9 giải pháp ưu tiên hướng tới phát triển bền vững du lịch Việt Namtrong thời gian tới. Từ thực tiễn phát triển và các nghiê ...

Tài liệu được xem nhiều: