Danh mục

Phát triển chăn nuôi gia cầm tại vùng Tây Bắc Việt Nam

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 316.19 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tây Bắc Việt Nam có vị trí quan trọng về chính trị, an ninh và quốc phòng. Khu vực này với điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi, trong đó bao gồm các giống gia cầm. Tỉnh Sơn La và Hòa Bình có số lượng đàn gia cầm và sản lượng thịt, trứng chiếm ưu thế so với các tỉnh còn lại, tuy nhiên nhìn chung chăn nuôi gia cầm ở khu vực này vẫn còn mang tính chất nhỏ lẻ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển chăn nuôi gia cầm tại vùng Tây Bắc Việt Nam Hội thảo khoa học Quốc gia Quản lý tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững vùng Tây Bắc, Việt Nam PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI GIA CẦM TẠI VÙNG TÂY BẮC VIỆT NAMĐỗ Đức Sáng1*, Hoàng Thanh Thương2, Phạm Văn Nhã2, Nguyễn Thị Thanh Hòa2, Nguyễn Văn Dũng2, Đỗ Hải Lan2, Phạm Thị Thu Hoài3 1 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội 2 Trường Đại học Tây Bắc 3 Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Điện Biên * Email: doducsangdhtb@gmail.com Tóm tắt: Tây Bắc Việt Nam có vị trí quan trọng về chính trị, an ninh và quốc phòng. Khu vực này với điều kiệnthuận lợi để phát triển chăn nuôi, trong đó bao gồm các giống gia cầm. Tỉnh Sơn La và Hòa Bình có số lượng đàn giacầm và sản lượng thịt, trứng chiếm ưu thế so với các tỉnh còn lại, tuy nhiên nhìn chung chăn nuôi gia cầm ở khu vực nàyvẫn còn mang tính chất nhỏ lẻ. Tây Bắc còn bộc lộ nhiều khó khăn và hạn chế về cơ sở hạ tầng, phương thức chăn nuôi,chất lượng nguồn nhân lực, khả năng liên kết, thị trường tiêu thụ và nguồn giống, vì vậy để chăn nuôi gia cầm tại khuvực này phát triển, xứng tầm với những tiềm năng và lợi thế cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, bao gồm giải phápvề tổ chức quản lý, cơ chế chính sách, cơ sở hạ tầng, tổ chức sản xuất, nguồn giống, thức ăn và phòng trừ dịch bệnh. Từ khóa: Sản lượng, chuỗi giá trị, thức ăn tự nhiên, hệ thống quản lý, biến động.1. MỞ ĐẦU Tây Bắc Việt Nam (Lai Châu, Lào Cai, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình và Yên Bái) chiếm 15,3 % diện tích tựnhiên cả nước, với tổng dân số gần 5 triệu người (4/2020), trong đó có tới hơn 80 % sống ở nông thôn và làm việctrong lĩnh vực nông lâm nghiệp [4 - 9]. Không chỉ là vùng có nguồn tài nguyên thiên nhiên và khoáng sản phongphú để phát triển kinh tế tổng hợp. Tây Bắc còn có lợi thế về thổ nhưỡng, địa hình, khí hậu để phát triển các môhình nông nghiệp, đặc biệt là chăn nuôi các giống gia cầm. Đây cũng là thế mạnh để Tây Bắc phát triển chăn nuôitheo hướng sản xuất chuỗi sản phẩm hàng hóa. Khu vực này còn được Đảng và Nhà nước rất quan tâm với nhiều chính sách ưu đãi. Đầu tư của Nhà nước choTây Bắc chủ yếu thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo, phát triển nông thôn vàphát triển dân tộc thiểu số cùng nhiều đầu tư theo các chương trình mục tiêu và lồng ghép với đầu tư của nhiềuchương trình, dự án thực hiện trên địa bàn. Cùng với nguồn đầu tư của Nhà nước, Tây Bắc còn huy động được sựtrợ giúp của nhiều tổ chức quốc tế, góp phần quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội [2, 3]. Nhiều giống gia cầm đã được nuôi ở khu vực này, chủ yếu ở quy mô nông hộ và trở thành một trong nhữngnguồn thu nhập chính cho người dân. Ngoài ra, Tây Bắc cũng là khu vực lưu giữ nhiều giống gia cầm bản địa,chúng đã được thuần hóa và phát triển, trở thành những biểu tượng gắn liền với lịch sử, văn hóa các địa phươngtrong vùng. Trong số này phải kể đến các giống như gà Lạc Thủy, gà Yên Thủy (Hòa Bình), gà Mông hay gà Đen(Tây Bắc), vịt cỏ Mường Bú (Sơn La),... Tuy nhiên, những tiềm năng và thuận lợi kể trên vẫn chưa đủ mạnh để thúc đẩy lĩnh vực chăn nuôi Tây Bắc cóbước đột phá trong phát triển, vì khu vực này vẫn còn những hạn chế và thách thức cố hữu, cần có thời gian để giảiquyết. Để ngành chăn nuôi Tây Bắc phát triển theo quan điểm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2015)“Phát triển giống cây trồng, vật nuôi trên cơ sở khai thác tối đa nguồn gen cây trồng, vật nuôi trong nước; đồng thờimở rộng trao đổi nguồn gen với các nước trên thế giới để chọn tạo giống mới đa dạng di truyền, thích hợp với cácvùng sinh thái,… tạo điều kiện thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế, nhất là các doanh nghiệp tham gia nghiên cứu,sản xuất và kinh doanh,…”, rõ ràng nghiên cứu, đánh giá hiện trạng chăn nuôi có vai trò quan trọng, từ đó đề xuấtcác giải pháp, góp phần phát triển chăn nuôi ở khu vực còn nhiều khó khăn này [2, 3].2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1. Nội dung nghiên cứu - Điều tra và đánh giá về nguồn thức ăn cho các giống gia cầm, bao gồm nguồn thức ăn công nghiệp, thức ănbổ sung từ nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương, thức ăn tự chế từ các phụ phẩm nông nghiệp,...340 Đỗ Đức Sáng, Hoàng Thanh Thương, Phạm Văn Nhã, Nguyễn Thị Thanh Hòa, Nguyễn Văn Dũng, Đỗ Hải Lan, Phạm Thị Thu Hoài - Điều tra về hình thức tổ chức chăn nuôi (công ty, hợp tác xã, cơ sở chăn nuôi, nô ...

Tài liệu được xem nhiều: