Danh mục

Phát triển chương trình môn học khối kiến thức chuyên ngành sư phạm tiếng Anh tại trường CĐSP Nghệ An nhằm đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 214.10 KB      Lượt xem: 25      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 7,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trên cơ sở nghiên cứu những yêu cầu và điểm mới của Chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Anh (CTGDPT môn TA), bài viết nêu ra một số đề xuất điều chỉnh các chương trình môn học khối kiến thức chuyên ngành Sư phạm tiếng Anh tại trường CĐSP Nghệ An nhằm đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển chương trình môn học khối kiến thức chuyên ngành sư phạm tiếng Anh tại trường CĐSP Nghệ An nhằm đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới Kỷ yếu hội thảo khoa học 63 PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH SƯ PHẠM TIẾNG ANH TẠI TRƯỜNG CĐSP NGHỆ AN NHẰM ĐÁP ỨNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI ThS. Phan Thị Minh Châu Khoa Ngoại Ngữ, Trường CĐSP Nghệ An 1. Đặt vấn đề Chương trình môn học khối kiến thức chuyên ngành là chương trình then chốt quyết định sự thành công của sản phẩm đào tạo theo chuẩn đầu ra của các trường sư phạm. Do đó, phát triển các chương trình môn học để có sự gắn bó, hài hoà và song hành cùng với chương trình giáo dục phổ thông mới là vấn đề cấp thiết đối với các khoa đào tạo nhằm tạo điều kiện thành công cho đổi mới giáo dục phổ thông và đáp ứng được nhu cầu xã hội. Chính vì vậy, trên cơ sở nghiên cứu những yêu cầu và điểm mới của Chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Anh (CTGDPT môn TA), bài viết nêu ra một số đề xuất điều chỉnh các chương trình môn học khối kiến thức chuyên ngành Sư phạm tiếng Anh tại trường CĐSP Nghệ An nhằm đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới. 2. Nội dung 2.1. Khái niệm chương trình môn học (CTMH) Theo Từ điển Giáo dục học, chương trình môn học là “Văn bản Nhà nước quy định với từng môn học về mục tiêu, yêu cầu, nội dung, kiến thức và kĩ năng, kế hoạch phân bổ, thời lượng cần thiết, phương pháp thích hợp, phương tiện tương ứng theo từng lớp học, bậc học. Chương trình bộ môn mỗi lớp (năm) học được trình bày theo trình tự chương, mục, chủ đề song song với bảng phân bổ thời lượng tương ứng.” Trong tiếng Anh, thuật ngữ course syllabus dùng để chỉ một chương trình cụ thể với các bố cục chi tiết về kế hoạch giảng dạy, và qui định nội dung kiến thức, kỹ năng môn học trong chương trình học (Curriculum). Song, trong thực tế hoạt động giáo dục đào tạo các trường cao đẳng, đại học, giảng viên, cán bộ quản lý đào tạo hiểu thuật ngữ này và có những cách gọi khác nhau: chương trình môn học, chương trình chi tiết môn học, đề cương môn học, đề cương chi tiết môn học. Trong khuôn khổ bài báo này, chúng tôi sử dụng thuật ngữ chương trình môn học (CTMH) và hiểu thuật ngữ Môn học là khối lượng kiến thức, kỹ năng tương đối trọn vẹn và thuận tiện cho người học tích lũy trong quá trình học tập. Môn học thường có thời lượng từ 2-4 tín chỉ. Kiến thức của mỗi môn học phải gắn với một mức trình độ của người học theo kỳ học, năm học thiết kế. Chương trình đào tạo cao đẳng, đại học thường gồm 3 khối kiến thức: (1) Khối kiến thức chung (đại cương); (2) Khối kiến thức cơ bản chung của nhóm ngành; (3) Khối kiến thức ngành (Khối này bao gồm: Khối kiến thức cơ sở ngành; Khối kiến thức chuyên ngành; và Khối kiến thức nghiệp vụ). Mỗi khối kiến thức và các môn học thuộc khối kiến thức đó có vai trò riêng trong việc đạt chuẩn đầu ra của một ngành đào tạo và đồng thời có mối quan hệ qua lại, tương tác nhau trong quá trình đào tạo một ngành nghề cụ thể (như giáo viên, kỹ sư, bác sĩ,…) nhằm đáp ứng yêu cầu thị trường 64 Kỷ yếu hội thảo khoa học lao động đang đòi hỏi ngày càng cao. Do vậy, muốn phát triển được Chương trình môn học tiếng Anh cho phù hợp với từng đối tượng học sinh, sinh viên và đạt được mục tiêu giáo dục môn học, cả người dạy và người học phải nắm rõ: (1) Vị trí, đặc điểm và tầm quan trọng của môn học; (2) Mục tiêu của môn học; (3) Những nội dung và chuẩn kết quả của môn học; (4) Kế hoạch dạy học môn học; (5) Phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục của môn học; (6) cách thức kiểm tra đánh giá chất lượng môn học; (7) Những yêu cầu đối với người học trong quá trình học tập môn học. 2.2. Một số yêu cầu và điểm mới của Chương trình giáo dục phổ thông mới môn Tiếng Anh Tiếng Anh là môn học bắt buộc trong Chương trình GDPT từ lớp 3 - 12. Là một trong những môn học công cụ ở trường phổ thông, môn tiếng Anh không chỉ giúp học sinh (HS) hình thành, phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh mà còn góp phần hình thành, phát triển các năng lực chung, để sống, làm việc hiệu quả hơn, để học tập tốt các môn học khác cũng như học suốt đời + Mục tiêu của Chương trình Mục tiêu cơ bản của môn tiếng Anh là giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực giao tiếp thông qua rèn luyện kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và kiến thức ngôn ngữ, như: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp; qua đó giúp các em đạt Bậc 3 khi kết thúc cấp THPT, Bậc 2 khi kết thúc cấp THCS (theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam). Đồng thời, môn tiếng Anh bậc phổ thông giúp học sinh hiểu biết khái quát về đất nước, con người và nền văn hóa của một số quốc gia nói tiếng Anh. + Nội dung dạy học của Chương trình Nội dung dạy học trong Chương trình được thiết kế theo kết cấu đa thành phần, bao gồm hệ thống các chủ điểm, chủ đề; các năng lực giao tiếp liên quan đến chủ điểm, chủ đề; và danh mục kiến thức ngôn ngữ, trong đó nội dung văn hóa được dạy lồng ghép, tích hợp. Các chủ điểm được đưa ra phù hợp với từng cấp học, có liên quan chặt chẽ với nhau và được thiết kế lặp lại có mở rộng qua các năm học ở mỗi cấp theo hướng đồng tâm xoắn ốc nhằm củng cố và phát triển năng lực giao tiếp của học sinh. Tên gọi của các chủ điểm có thể được thay đổi theo cấp học nhằm đáp ứng nhu cầu, mối quan tâm của học sinh. Ban soạn thảo đưa ra gợi ý về các chủ điểm ở cấp tiểu học như Em và những người bạn của em, Em và trường học của em, Em và gia đình em, Em và thế giới quanh em. Với cấp THCS, các chủ điểm sẽ là Cộng đồng của chúng ta, Di sản của chúng ta, Thế giới của chúng ta, Tầm nhìn tương lai. Cấp THPT có các chủ điểm như: Cuộc sống của chúng ta, Xã hội của chúng ta, Môi trường của chúng ta, Tương lai của chúng ta. Hệ thống chủ đề được xây dựng trên cơ sở các chủ điểm sao cho có thể bao phủ hết chương trình giáo d ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: