Danh mục

Phát triển cộng đồng trong việc xóa đói giảm nghèo - ThS. Lê Thị Mỹ Hiền

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 150.95 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phát triển cộng đồng trong việc xóa đói giảm nghèo trình bày những nội dung cơ bản như sau: Việt Nam thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, phương thức phát triển cộng đồng, phương pháp phát triển cộng đồng trong việc xóa đói giảm nghèo. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển cộng đồng trong việc xóa đói giảm nghèo - ThS. Lê Thị Mỹ Hiền Kỷ yếu Hội thảo ngày CTXH thế giới 2009 - Nhân viên xã hội - Tác nhân của sự thay đổi PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG TRONG VIỆC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO ThS. Lê Thị Mỹ Hiền Phó Trưởng Khoa Xã Hội học GĐ Trung tâm Thực hành CTXH - ĐH Mở TP Hồ Chí Minh I. VIỆT NAM THỰC HIỆN MỤC TIÊU XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Mục tiêu đầu tiên trong 8 Mục tiên Thiên niên kỷ là Giảm nghèo đói. Từ sau khiký Tuyên bố Thiên niên kỷ, Việt Nam đã cụ thể hóa bằng các chương trình hành độngquốc gia, các chiến lược phát triển kinh tế xã hội 5 năm, 10 năm. Theo đánh giá của quốc tế, Việt Nam là một “câu chuyện thành công” trong việcthực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ (MDGs), là một quốc gia xuất sắc trong xóa đóigiảm nghèo.Tỉ lệ hộ nghèo của Việt Nam giảm từ 58,1% (năm 1993) xuống còn 24,1%(2004) tương đương 20 triệu người. So với Mục tiêu Thiên niên kỷ là “Giảm ½ tỉ lệ dâncó mức thu nhập dưới 1USD/ngày; giảm ½ tỉ lệ người dân thiếu đói”, thì Việt Namđạt sớm hơn 10 năm so với Liên Hiệp Quốc đề ra1. Tỉ lệ nghèo Việt Nam tiếp tục giảm,năm 2006 còn 16%, năm 2007 còn 14,7%. Theo Thứ trưởng Đàm Hữu Đắc, tuy tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh nhưng chưa bềnvững, điều kiện sống và sản xuất ở các xã nghèo, xã miền núi còn gặp nhiều khó khăn;khoảng cách chênh lệch về thu nhập, mức sống giữa thành thị và nông thôn, giữa đồngbằng và miền núi, giữa nhóm hộ giàu và hộ nghèo có xu hướng gia tăng… Như vậy, việcgiảm nghèo của Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức ở chặng đường phía trước. Bên cạnh nỗ lực không ngừng của nhà nước, các tổ chức quốc tế đã góp phầnđáng kể trong công cuộc xóa đói giảm nghèo tại Việt Nam. Năm 2007, ngân hàng Thế giới (WB) đã đã phê duyệt khoản tín dụng chính sáchphát triển 50 triệu USD để hỗ trợ Việt Nam thực hiện giai đoạn 2 Chương trình 135,giúp xóa đói giảm nghèo ở các cộng đồng dân tộc ít người và vùng sâu, vùng xa, trong1.644 xã nghèo nhất và 2.500 làng nghèo nhất2. Đại học Đồng Tháp 18 Kỷ yếu Hội thảo ngày CTXH thế giới 2009 - Nhân viên xã hội - Tác nhân của sự thay đổi Tương tự đánh giá của các tổ chức quốc tế khác, Bộ Phát triển quốc tế Anh(DFID) cho rằng Việt Nam là một trong những nước có thành tựu về xóa đói giảmnghèo mạnh nhất thế giới. Năm 2009 DFID viện trợ 2 khoản, bao gồm 20 triệu bảngcho Chương trình tín dụng hỗ trợ giảm nghèo (PRSC) và 17 triệu bảng cho chươngtrình đảm bảo chất lượng trường học giúp trẻ em đến trường cả ngày (SEQAP)3. II. PHƯƠNG THỨC PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG Theo Liên Hiệp Quốc, 1956: “Phát triển cộng đồng là những tiến trình qua đónỗ lực của dân chúng kết hợp với nỗ lực của chính quyền để cải thiện các điều kiệnkinh tế, xã hội, văn hóa của các cộng đồng và giúp các cộng đồng này hội nhập và đồngthời đóng góp vào đời sống quốc gia” Và theo Nguyễn Thị Oanh, cố Thạc sĩ Phát triển cộng đồng, thì “PTCĐ là mộttiến trình làm chuyển biến cộng đồng nghèo, thiếu tự tin thành cộng đồng tự lực thôngqua việc giáo dục gây nhận thức về tình hình, vấn đề hiện tại của họ, phát huy các khảnăng và tài nguyên sẵn có, tổ chức các hoạt động tự giúp, bồi dưỡng và củng cố tổchức, tiến tới tự lực, phát triển”. Phát triển cộng đồng chính là ứng dụng phương thức công tác xã hội để làm việcvới cộng đồng. Với các giá trị: i/ An sinh cho tất cả mọi người; ii/ Công bằng xã hội;và iii/ Tinh thần trách nhiệm, phát triển cộng đồng nhằm đạt được: - Sự tham gia tối đa, bình đẳng của người dân vào suốt tiến trình thay đổi, pháttriển của cộng đồng. - Các thiết chế được củng cố cho việc chuyển biến xã hội. - Cả điều kiện vật chất lẫn tinh thần của người dân, của cộng đồng được cải thiện. III. PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG TRONG VIỆC XÓAĐÓI GIẢM NGHÈO 3.1. MỘT VÀI ĐẶC ĐIỂM CỦA CỘNG ĐỒNG NGHÈO - Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ xã hội thiếu hoặc yếu kém. - Kinh tế không phát triển. - Nhu cầu cơ bản của người dân chưa được đáp ứng đầy đủ. Đại học Đồng Tháp 19 Kỷ yếu Hội thảo ngày CTXH thế giới 2009 - Nhân viên xã hội - Tác nhân của sự thay đổi - Người dân thiếu cơ hội tiếp cận khoa học, kỹ thuật, những tài nguyên, nhữngnguồn dịch vụ chính thống. - Tâm lý thiếu tự tin, ỷ lại. - Người dân không tham gia ra quyết định. 3.2. NHẬN DIỆN CỘNG ĐỒNG BẰNG ĐÁNH GIÁ NGHÈO CÓ SỰTHAM GIA Để có được bức tranh tổng thể về tình trạng nghèo đói của cả nước, những cuộcđánh giá nghèo đói có sự tham gia của người dân đã được tiến hành. Năm 2003, Nhóm hành động chống đói nghèo hỗ trợ cho các đánh giá nghèocó sự tham gia của cộng đồng (Participatory Poverty Assessment -PPAs) ở ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: